Trình độ học vấn và bằng cấp là tiêu chí để nhà tuyển dụng chọn ứng viên. Nếu trình độ của bạn không phù hợp thì họ gần như sẽ ngay lập tức loại bỏ bạn ra khỏi danh sách ứng viên tiềm năng để mời phỏng vấn. Khi ghi trình độ học vấn làm CV xin việc, điều quan trọng nhất là bạn phải đọc kỹ mô tả công việc để đảm bảo chỉ liệt kê bằng cấp bạn thấy phù hợp. Giả sử nếu bạn xin làm công nhân thì chỉ cần liệt kê đến trình độ tốt nghiệp cấp 3 là đủ, bằng đại học hay các chứng chỉ ngoại ngữ, v.v. có thể đều không cần thiết.
Làm thế nào để ghi trình độ học vấn đúng chuẩn trong CV xin việc?
Các nhà tuyển dụng tìm kiếm một vài thông tin cơ bản khi họ đọc phần trình độ học vấn của ứng viên, chủ yếu là:
Tùy vào từng vị trí ứng tuyển mà bạn chủ động điều chỉnh chi tiết trong phần trình độ học vấn khi làm CV xin việc. Trên thực tế, đây thường là phần ngắn nhất trong số các nội dung chính của CV.
Mỗi nhà tuyển dụng tìm kiếm những thứ khác nhau trong phần trình độ học vấn của ứng viên, phụ thuộc vào yêu cầu thực tế của công việc. Nếu bạn đang nộp đơn cho một công việc có yêu cầu cơ bản, họ có thể chỉ kỳ vọng bằng cấp 3 hoặc trung cấp, đổi lại, nếu bạn muốn làm nhân viên R&D thì bằng cử nhân là thấp nhất.
Các yêu cầu về trình độ học vấn của một công việc thường được liệt kê trong phần "yêu cầu" hoặc "học vấn" trên mô tả công việc, vì vậy hãy đọc kỹ để xem CV của bạn có phù hợp không. Bạn cũng cần ghi nhớ rằng phải đảm bảo tính trung thực, chính xác khi làm CV, đặc biệt là ở phần trình độ học vấn.
Nếu bạn vừa mới tốt nghiệp thì bằng cấp và thành tích học tập của bạn có thể là phần nổi bật nhất trong CV xin việc và đó cũng là một trong những nội dung quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng chú ý. Bạn có thể bao gồm tên trường, khoa, ngành, năm nhập học và tốt nghiệp, điểm trung bình và các danh hiệu. Trong trường hợp theo học nhiều chương trình, bạn hãy liệt kê theo thứ tự nhập học.
Không giống sinh viên mới tốt nghiệp, ứng viên đã đi làm nhiều năm thì nên giản lược nội dung phần trình độ học vấn khi làm CV xin việc. Về cơ bản, nhà tuyển dụng sẽ chỉ quan tâm đến những gì bạn đạt được trong 5 - 7 năm gần đây. Do đó, bạn cũng có thể xóa các chi tiết cụ thể của trình độ học vấn như năm nhập học và ra trường hoặc điểm trung bình - làm sao để nhà tuyển dụng không mất tập trung vào phần này và quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm. Nếu bạn có các bằng cấp cao như thạc sĩ hoặc tiến sĩ, hãy bao gồm các bằng cấp đó theo thứ tự cấp bậc (ví dụ: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, v.v.).
Hướng dẫn cách ghi trình độ học vấn trong CV xin việc chuyên nghiệp
Nếu bạn chưa hoàn thành bằng cấp của mình, bạn vẫn có thể bao gồm tên trường, khoa, ngành học và năm dự định tốt nghiệp, các danh hiệu hoặc thành tích học tập, công trình nghiên cứu khoa học. Một ứng viên còn là sinh viên có thể đặt phần giáo dục ngay bên dưới thông tin cá nhân.
Lao động phổ thông có thể coi phần trình độ học vấn trong CV là phần khá "nhạy cảm" vì không biết viết ra sao thì hợp lý nhất. Trên thực tế, bạn không cần quá chú ý đến nội dung này. Bản chất công việc bạn làm sẽ thiên về kỹ năng mềm, yêu cầu kinh nghiệm và sức khỏe thể chất tốt nên bạn có thể nhấn mạnh vào những phần đó. Trong phần trình độ học vấn, tốt nhất là bạn ghi trung thực trình độ của mình nhưng chỉ ghi đơn giản là học trường cấp 2, cấp 3 nào và năm hoàn thành chương trình học là đủ.
Để ghi trình độ học vấn khi làm CV một cách hiệu quả nhất, bạn phải hiểu được ý nghĩa của phần này và tác dụng của nó với quy trình xin việc làm. Tùy vào việc bạn có điều kiện như thế nào, ứng tuyển vào công việc gì mà bạn cân nhắc lựa chọn các chi tiết trong phần trình độ học vấn của mình.
MỤC LỤC:
I. Thông tin cần đưa vào phần trình độ học vấn trong CV
II. Nhà tuyển dụng tìm kiếm điều gì khi xem phần trình độ học vấn của ứng viên?
III. Cách ghi trình độ học vấn khi làm CV xin việc
Đọc thêm: Cách ghi người tham chiếu khi viết CV xin việc
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc