Trong một nền kinh tế mà các yếu tố bên ngoài có thể thay đổi bất cứ lúc nào, một trong những phương pháp để đảm bảo khả năng cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp và gia tăng tỷ lệ thành công là tập trung vào nhân viên của bạn, bao gồm cả việc tuyển dụng và truyền động lực cho họ. Là một người lãnh đạo, trách nhiệm của bạn là tiếp cận các thành viên để không chỉ thấu hiểu điều gì quan trọng với họ mà còn chứng minh bạn đủ tin tưởng và quan tâm để hiểu về họ.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường được khuyên không nên trở thành những nhà quản lý vi mô, tức là không nên can thiệp sâu vào các hoạt động hàng ngày của nhân viên và thể hiện điều này bằng cách đặt niềm tin ở nhân viên, trao quyền cho nhân viên tự quyết định. Ngoài
kỹ năng mềm thiết yếu của những nhà lãnh đạo tài ba ra thì cách để nhà lãnh đạo giỏi trao quyền cho nhân viên sao cho hợp lý cũng là một điều cần thiết. Để tối đa hóa hiệu suất làm việc của cả nhóm cũng như giá trị của toàn doanh nghiệp, bạn cần có khả năng "chọn mặt gửi vàng", tức là trao quyền và trách nhiệm cho từng cá nhân dựa trên những gì bạn hiểu về họ.
Bí quyết một nhà lãnh đạo giỏi trao quyền cho nhân viên
Cách để một nhà lãnh đạo giỏi trao quyền cho nhân viên
1. Là một trung gian hòa giải
Nếu nhân viên trực tiếp dưới quyền bạn phải tương tác thường xuyên với một quản lý khác trong tổ chức ngoài bạn, quản lý đó có tiếng là khó tính, khi đó hãy xem xét cách bạn có thể giúp đỡ. Bằng cách làm trung gian giữa hai người, bạn có thể cho phép nhân viên tập trung vào mục tiêu chính của họ, làm giảm sự căng thẳng do khó khăn trong giao tiếp.
2. Khai thác điểm mạnh của họ mà bạn không có
Chẳng hạn như, điểm yếu của bạn là thiếu tự nhiên/thu hút trước ống kính, nhưng nhân viên của bạn lại yêu thích và có năng khiếu về mặt đó, hãy khai thác điểm mạnh của họ. Để nhân viên của bạn kể về công ty, thuyết minh một sản phẩm hoặc dịch vụ công ty đang kinh doanh thông qua blog video hay phương tiện digital marketing khác. Mở ra các kênh PR để họ có cơ hội thi triển tài năng và chịu trách nhiệm cho kết quả của chính mình.
3. Là người hướng dẫn
Nếu bạn là người trực tiếp tuyển dụng các thành viên thì mỗi thành viên trong nhóm chắc hẳn đều có điểm mạnh,
kỹ năng mềm và năng khiếu riêng. Khi có cơ hội cho một thành viên tỏa sáng, hãy khuyến khích họ đảm nhận trách nhiệm thay vì "chỉ tay năm ngón". Thay vì tự lập kế hoạch và phân công triển khai, hãy đặt mình vào vị trí hướng dẫn, sẵn sàng động viên, giao phó và hướng dẫn họ khi cần thiết.
4. Lắng nghe điều họ lo ngại
Tạo ra một bầu không khí thoải mái, trong đó nhân viên có thể bày tỏ cảm xúc và các mối lo ngại mà không bị trả thù. Nghiêm túc lắng nghe, nếu họ bày tỏ sự lo lắng trong trường hợp cần sự đồng cảm thì hãy đồng cảm, trong trường hợp bạn không đồng cảm, chỉ cần lắng nghe để hiểu họ. Cho dù bạn đồng tình với nỗi lo lắng của họ hay không thì quan trong hơn hết là cho thấy bạn tích cực lắng nghe và suy ngẫm về những gì họ nói. Sự quan tâm của bạn chứng minh rằng bạn coi trọng nhân viên của mình.
Sự tin tưởng của sếp với nhân viên sẽ mang đến những kết quả tốt đẹp trong công việc
5. Khuyến khích nhân viên phát biểu ý kiến
Khuyến khích các cuộc tranh luận mang tính xây dựng về một chủ đề ra quyết định. Thông qua sự cân nhắc cẩn thận ý kiến tập thể, chứng minh rằng quan điểm của họ đóng góp rất quan trọng vào quyết định của bạn và của tổ chức. Bằng cách lựa chọn các thành viên quan trọng cho các quyết định quan trọng và các bước triển khai sau đó, tin tưởng họ về kết quả cuối cùng.
6. Gây dựng uy tín
Thái độ thẳng thắn nhất quán khi truyền đi tất cả các thông điệp - ngay cả khi bạn thể hiện sự khó chịu hay không vừa ý với nhân viên của mình - nuôi dưỡng niềm tin về sự chính trực của bạn. Sự tin tưởng của nhân viên với bạn với tư cách là một người lãnh đạo của tổ chức giúp củng cố niềm tin của họ với công ty nói chung, từ đó giúp thúc đẩy hiệu suất làm việc chung.
Cùng với đó để nhân viên làm việc hiệu quả và đạt kết quả cao, những người cấp trên cũng cần có những kinh nghiệm nhất định. Các bạn có thể tham khảo thêm 5 câu danh ngôn truyền cảm hứng cho nhân viên để có thể gửi tới nhân viên của mình, giúp họ cảm nhận được sự quan tâm và trách nhiệm của bản thân ảnh hưởng đến công việc của công ty thế nào.
Hay các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về cách "đánh thức" động lực làm việc cho nhân viên để dễ dàng đưa ra những bí quyết hay tạo động lực cho nhân viên của mình cố gắng hơn nữa trong quá trình làm việc. Thực tế động lực là yếu tố tinh thần rất quan trọng, chính vì thế những cấp quản lý nên chú ý đến và cố gắng tạo cho nhân viên của mình tinh thần làm việc thoải mái nhất để có hiệu suất công việc như mong đợi.