Cách tạo CV freelancer trực tuyến

05/03/2022 11:30
Với ưu điểm là chủ động về mặt thời gian và ít bị gò bó, việc làm Freelancer (việc làm tự do) luôn nằm trong những lựa chọn hàng đầu của giới trẻ, nhất là với các vị trí làm việc theo dự án như thiết kế, lập trình viên, marketing,... Tuy nhiên, sức cạnh tranh cao khiến người tìm việc phải biết cách tạo CV sao cho ấn tượng thì mới có sức thuyết phục nhà tuyển dụng.

Nếu như trước đây hầu hết mọi người đều cố gắng tìm cho mình một công việc toàn thời gian, ổn định ở một doanh nghiệp hoặc tổ chức thì ngày nay, nhiều người lao động trên khắp thế giới muốn được làm việc tự do. Để có thể trở nên nổi bật và tìm việc làm tự do với mức thu nhập cao, hợp tác với các nhà tuyển dụng uy tín thì bước tạo CV freelancer trực tuyến là không thể thiếu. JobOKO sẽ hướng dẫn chi tiết để các bạn điều chỉnh tốt nhất nhé.

Cách tạo CV cho ứng viên ứng tuyển việc làm tự do chuyên nghiệp

1. Freelancer là làm gì? Đặc điểm của các công việc tự do

1.1. Hiểu đúng về freelancer

Freelance là công việc tự do, còn những cá nhân làm công việc này thì được người là freelancer.

Hiểu đơn giản, freelancer là một cá nhân làm việc độc lập, hợp tác độc lập trên cơ sở nhận từng công việc, nhiệm vụ (thường là ngắn hạn) từ phía đối tác - hay còn gọi là khách hàng. Freelancer không phải là nhân viên của một công ty nào đó nên có thể tự do nhận các hợp đồng công việc khác nhau, tự sắp xếp thời gian hoàn thành chúng cho dù các hợp đồng đến từ nhiều tổ chức, đơn vị. Dĩ nhiên cũng có trường hợp freelancer hợp tác lâu dài với một công ty, cam kết làm việc độc quyền cho họ trong dự án đó.

Về cơ bản thì freelancer có xu hướng làm việc trong lĩnh vực sáng tạo, cần kỹ năng chuyên môn và/ hoặc ngành dịch vụ, chẳng hạn như trong lĩnh vực phim ảnh, nghệ thuật, thiết kế, biên tập, dịch thuật, viết bài quảng cáo, hiệu đính, truyền thông, tiếp thị, âm nhạc, diễn xuất, báo chí, sản xuất video, thiết kế, du lịch, tư vấn, lập trình, phát triển web, nhiếp ảnh, gia sư,...

1.2. Đặc điểm của các công việc tự do

Như đã đề cập, công việc tự do thì bạn sẽ sẽ cảm giác ít gò bó hơn nhưng cũng thiếu đi tính ổn định. Không chỉ vậy, dù làm freelance, bạn vẫn phải đảm bảo đúng tiến độ công việc, không thể chậm deadline. Ngoài ra, bạn phải biết cách tự giới thiệu bản thân, xây dựng uy tín và các mối quan hệ để có việc thường xuyên.

Với các ứng viên khác, gửi CV xin việc là để tìm kiếm một cơ hội phỏng vấn, giả sử CV có chưa thực sự ấn tượng thì vẫn còn cơ hội làm bài kiểm tra, thuyết phục nhà tuyển dụng trong buổi trò chuyện, trao đổi. Trường hợp của freelancer thì lại khác. CV freelancer là tất cả những gì bạn có để tiếp cận nhà tuyển dụng. Bạn thường nhận việc mà chẳng cần phải đến phỏng vấn nên nếu CV của bạn không đủ nổi bật, bạn sẽ thực sự thất nghiệp.

2. Cách tạo CV freelancer trực tuyến đẹp, chuẩn, thu hút

Hiểu đúng tầm quan trọng của CV freelancer sẽ giúp bạn tự tin và chuẩn bị sẵn sàng để làm việc tự do.

2.1. Tạo CV freelancer trực tuyến ở đâu?

Hầu như tất cả ứng viên thời hiện đại đều hiểu rằng, sử dụng các mẫu CV online là lựa chọn tốt nhất để tiết kiệm thời gian mà CV lại đảm bảo chuẩn từ bố cục đến định dạng. Vậy với freelancer thì sao? Rõ ràng, bạn không thể chọn "bừa" một mẫu, điền thông tin rồi loay hoay gửi đi.

Trước khi viết CV freelancer trực tuyến, bạn nên tìm đúng hệ thống tạo CV chuyên nghiệp. Dù cho có nhiều website tuyển dụng hỗ trợ ứng viên tạo CV xin việc tiếng Anh, tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác nhưng họ thường có các mẫu chung chung mà không phân chia cụ thể, gợi ý xem mẫu nào phù hợp với nghề nào, số năm kinh nghiệm ra sao... JOBOKO.com thì khác.

Nổi bật lên là một trong những nền tảng tuyển dụng hàng đầu, tiên phong trong áp dụng các công nghệ tiên tiến, mới nhất vào tuyển dụng, JobOKO cung cấp hàng chục mẫu CV đẹp, đa dạng và hoàn toàn miễn phí cho ứng viên. Đặc biệt, sau khi bạn tạo hoàn thành CV, lưu lại trên trang thì hệ thống sẽ tự động phân tích bằng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) để gợi ý những công việc freelance phù hợp nhất với bạn.

Trên JOBOKO có rất nhiều mẫu CV xin việc Freelancer cho ứng viên lựa chọn

Không chỉ kết nối công việc phù hợp với ứng viên, khi CV freelancer của bạn được lưu trên nền tảng, công nghệ của JobOKO cũng sẽ chủ động kết nối CV đó đến nhà tuyển dụng đang có nhu cầu hợp tác với freelancer. Qua đó, ứng viên có thêm nhiều cơ hội việc làm freelance đúng ngành nghề, rate cao và hợp tác với khách hàng uy tín, đổi lại, nhà tuyển dụng cũng có thể tìm được đúng người phù hợp với công việc.

2.2. Cách viết các phần trong CV freelancer

  • Thông tin cá nhân: Giới thiệu ngắn gọn về họ tên, tuổi, nơi ở, số điện thoại và địa chỉ email. Bạn cần đảm bảo tính chính xác về thông tin trong toàn bộ CV freelancer nói chung và phần thông tin liên lạc nói riêng. Ngoài việc chọn cho mình một bức ảnh đẹp để đưa vào CV (tươi sáng, tự tin) thì bạn nhất định phải nhớ giới thiệu bản thân theo cách ấn tượng nhất bằng việc đưa link blog, website cá nhân hoặc tài khoản mạng xã hội của bản thân. Freelancer trong lĩnh vực nào cũng nên có một kênh mà qua đó bạn thể hiện được phong cách, cho thấy các sản phẩm bạn đã thiết kế, viết lách, các quan điểm, nhìn nhận về ngành...
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Phần này bạn có thể viết hoặc không vì không nhất thiết là mục nhất định phải có trong CV freelancer.
  • Học vấn: Trong hầu hết các công việc freelance, trình độ và bằng cấp là điều mà nhà tuyển dụng coi trọng. Thậm chí, một số nhà tuyển dụng sẵn sàng trao cơ hội công việc cho các bạn vừa ra trường, miễn là có học vấn cao đáng tin cậy và vượt qua bài kiểm tra của họ. Viết phần này trong CV freelancer, tất cả những gì bạn cần làm chỉ là viết đúng, chính xác bằng cấp, trường học, năm tốt nghiệp của mình. Nếu đạt loại bằng khá giỏi trở lên thì hãy đưa cả xếp loại tốt nghiệp vào CV nhé.

Trường hợp bạn học nhiều bằng khác nhau thì có thể lựa chọn thông tin ngành học liên quan tới lĩnh vực ứng tuyển để viết CV.

  • Kinh nghiệm: Khác với ứng viên tìm việc làm cố định, toàn thời gian tại các doanh nghiệp, quyết định tuyển dụng, hợp tác hay không phụ thuộc một phần vào ấn tượng của buổi phỏng vấn, "cảm giác" phù hợp với văn hóa công ty... thì nhà tuyển dụng đánh giá freelancer chủ yếu qua học vấn và kinh nghiệm, những gì bạn đã làm được.

Tuy nhiên, bởi vì freelancer làm rất nhiều công việc ngắn hạn khác nhau nên sẽ khó để mà liệt kê chi tiết vào CV freelancer. Lời khuyên của JobOKO là bạn hãy chỉ viết vào CV 3 - 5 kinh nghiệm bạn hợp tác lâu dài với công ty lớn, dự án lớn, còn lại có thể giới thiệu qua portfolio gửi kèm.

  • Kỹ năng: Kỹ năng của freelancer sẽ theo từng ngành. Nhìn chung, bạn nhất định phải tránh liệt kê kiểu kỹ năng giao tiếp hay tin học (vì khá vô nghĩa, thậm chí là vô lý vì công việc của bạn chẳng cần giao tiếp trực tiếp). Thay vào đó, bạn nên cụ thể hóa, hãy tự hỏi và trả lời câu hỏi xem lĩnh vực bạn làm việc coi trọng nhất kỹ năng gì, phải có kỹ năng gì mới hoàn thành tốt công việc? Quan trọng hơn là bạn có kỹ năng đó hay không.

Ví dụ, freelancer làm thiết kế đồ họa thì không thể thiếu kỹ năng thiết kế, kỹ năng sử dụng các phần mềm và công cụ thiết kế... Đổi lại, với freelancer dịch thuật thì kỹ năng dịch, chuyển đổi ngôn ngữ cũng như kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ dịch thuật sẽ quan trọng hơn. Bạn cũng chỉ nên viết vào CV khoảng 4, 5 kỹ năng thôi nhé.

  • Chứng chỉ, giải thưởng: Chứng chỉ ngoại ngữ, digital marketing, giải thưởng về thiết kế, kiến trúc, lập trình... nên được viết vào CV freelancer (nếu bạn có). Trong khi đó, những chứng chỉ hay giải thưởng văn hóa văn nghệ, chứng chỉ hoàn thành khóa học kỹ năng lãnh đạo, quản lý... thì sẽ không cần thiết và bạn có thể bỏ qua.
  • Sở thích, hoạt động, tham chiếu: Những phần này có thể ẩn khỏi CV freelancer vì thường nhà tuyển dụng không quá quan tâm.

* Lưu ý: Khi gửi CV freelancer, bạn cần gửi kèm portfolio - đây gần như là "luật bất thành văn" dù có khi nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu trong mô tả công việc hoặc không, nhưng tự bạn cũng nên chủ động thiết kế, tạo portfolio với danh mục các "sản phẩm" ấn tượng nhất của bạn (dự án đã tham gia hoàn thành, các thiết kế, bài viết,...).

Với hướng dẫn viết từng phần chi tiết, bạn sẽ tạo được CV chuẩn, đáp ứng yêu cầu

3. Tìm việc làm freelance cần chú ý gì để tránh bị lừa đảo?

Nếu như nói về nhược điểm của công việc freelance thì chắc hẳn đó phải là nguy cơ bị lừa, bị quỵt tiền thù lao, nhuận bút, hoa hồng theo thỏa thuận. Cộng đồng freelancer thường không thiếu những câu chuyện "đắng lòng", trong đó, vì nhiều nguyên nhân mà bị bùng làng - làm hết sức, sản phẩm chất lượng nhưng hẹn ngày thanh toán xong mãi không thấy chuyển khoản. Vấn đề này khá nghiêm trọng với các bạn mới chân ướt chân ráo trở thành freelancer vì thiếu kinh nghiệm.

Một số lưu ý khi tìm việc freelance là:

  • Tìm việc trên kênh uy tín như JOBOKO.com, LinkedIn hay các website dành cho dân freelancer.
  • Đọc, tìm hiểu các bài review trên website, hỏi thông tin, kinh nghiệm trong các group, diễn đàn trên mạng xã hội về nhà tuyển dụng đó, chính sách thanh toán, phong cách hợp tác...
  • Thỏa thuận công việc, mức thù lao qua email, tránh chốt thông tin qua các ứng dụng trò chuyện vì có thể xóa không khôi phục, gây tranh cãi xung đột về sau.
  • Nếu có thể, hãy yêu cầu hợp đồng bản cứng gửi kèm chữ ký (dù trường hợp này không nhiều do đặc thù công việc thường hợp tác trong thời gian ngắn).

Trên đây là những thông tin chi tiết về cách tạo CV freelancer trực tuyến tiếp cận nhiều nhà tuyển dụng cũng như lưu ý khi tìm việc tự do, lưu ý khi viết từng nội dung trong CV xin việc. Mong rằng các nội dung sẽ có ích với bạn. JobOKO chúc bạn thành công tìm được việc làm freelance như ý!

MỤC LỤC:
1. Freelancer là làm gì? Đặc điểm của các công việc tự do
2. Cách tạo CV freelancer trực tuyến đẹp, chuẩn, thu hút​
3. Tìm việc làm freelance cần chú ý gì để tránh bị lừa đảo?

Đọc thêm: Mẹo viết hồ sơ trực tuyến ấn tượng cho freelancer

Đọc thêm: Cách bắt đầu viết bài như một freelancer

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888