Cách tính doanh thu chuẩn nhất

08/07/2021 09:30
Nắm rõ về doanh thu cũng đồng nghĩa với việc hiểu về doanh nghiệp, từ đó tìm ra các giải pháp kinh doanh để tăng trưởng và phát triển tốt hơn. Với các vị trí như nhân viên kế toán, nhân viên kinh doanh thì biết cách tính doanh thu cũng là yêu cầu bắt buộc với công việc cũng như để đảm bảo quyền lợi của mình.

Doanh thu là thước đo cơ bản nhất đối với bất kỳ công ty nào, nhưng nó hiếm khi được hiểu một cách hoàn hảo. Đầu tiên, có nhiều hơn một loại doanh thu. Thứ hai, việc ghi lại và tính doanh thu sẽ ngày càng phức tạp hơn khi quy mô hoạt động kinh doanh mở rộng, đối tượng khách hàng thay đổi... Bên cạnh đó, sau khi biết cách tính doanh thu và có được dữ liệu, bạn sẽ cần biết ra quyết định thế nào dựa trên các dữ liệu đó.

Làm thế nào để tính được doanh thu nhanh, chính xác?

I. Doanh thu là gì và cách tính doanh thu

1. Định nghĩa về doanh thu

Doanh thu (đôi khi được gọi là doanh thu bán hàng) là tổng thu nhập được tạo ra thông qua việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Một cách đơn giản để tính doanh thu là nhân số lượng bán hàng và giá bán hàng hoặc giá dịch vụ trung bình (Doanh thu = Doanh thu x Giá trung bình/ giá bán của hàng hóa). Thế nhưng, không phải tất cả các khoản thu đều như nhau. Khả năng phân biệt các loại doanh thu khác nhau rất quan trọng đối với việc hạch toán và báo cáo tài chính kế toán phù hợp.

2. Tổng doanh thu là gì?

Tổng doanh thu là tất cả thu nhập được tạo ra từ các khoản tiền có được do bán hàng hóa và dịch vụ, không phân biệt nguồn doanh thu, ví dụ như từ hoạt động bán hàng, tiếp thị, các khoản đầu tư có lãi. Tổng doanh thu hầu như luôn cao hơn doanh thu bán hàng nói riêng vì nó là tổng hợp của tất cả các kênh tạo ra doanh thu của một công ty. Do đó, cách tính tổng doanh thu cũng sẽ khác.

3. Cách tính doanh thu

Tổng doanh thu rất quan trọng vì nó mang lại cho doanh nghiệp hiểu biết tổng thể rõ ràng về mối quan hệ giữa giá cả và nhu cầu của người tiêu dùng đối với một đơn vị sản phẩm tại các thời điểm khác nhau.
Công thức tổng doanh thu chỉ đơn giản là:

Tổng doanh thu = Giá x Số lượng bán

II. So sánh doanh thu thuần với tổng doanh thu

Thực tế là không phải tất cả các khoản thu đều như nhau. Khả năng phân biệt giữa các loại doanh thu khác nhau là rất quan trọng đối với kế toán, đặc biệt đối với doanh thu thuần và tổng doanh thu.
Những quan niệm sai lầm về doanh thu thuần và tổng doanh thu có thể ảnh hưởng đáng kể đến thuế thu nhập của công ty. Bạn có thể phân biệt dựa như sau:

  • Tổng doanh thu liên quan đến tất cả thu nhập từ việc bán hàng, không tính đến bất kỳ chi phí nào. Nếu một nhà bán lẻ bán sản phẩm mới nhất trong dòng giày thể thao mới với giá 100 USD (hơn 2 triệu đồng), tổng doanh thu sẽ là 100 USD.
  • Doanh thu thuần là loại doanh thu sau khi đã trừ giá vốn khỏi tổng doanh thu. Các khoản phí phải trừ đi có thể là tiền nguyên liệu, phí sản xuất, vận chuyển, lưu kho, chiết khấu, phụ cấp... Trong nhiều trường hợp, doanh thu thuần từ một mặt hàng trị giá 100 USD mà chi phí mất 45 USD (khoảng 1 triệu đồng) thì chỉ còn lại 55 USD (hơn 1 triệu đồng).

Doanh thu thuần có gì khác biệt với tổng doanh thu?

III. Doanh thu bán hàng là gì? cách tính

Doanh thu bán hàng là thu nhập từ duy nhất hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ của một công ty, cơ sở kinh doanh - nghĩa là không bao gồm bất kỳ thu nhập nào khác được tạo ra từ các hoạt động không phải bán hàng. Như vậy, doanh số bán hàng là một tập hợp con của tổng doanh thu.

1. Cách tính doanh thu bán hàng

Công thức tính doanh thu bán hàng là nhân số lượng đơn vị bán được với đơn giá trung bình. Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp áp dụng cách tính hơi khác, đó là nhân số lượng khách hàng với giá dịch vụ trung bình:

  • Cách 1: Doanh thu bán hàng = Số đơn vị hàng đã bán x Giá trung bình.
  • Cách 2: Doanh thu = Số lượng khách hàng x Giá dịch vụ trung bình.

2. Chú ý gì khi sử dụng công thức tính doanh thu bán hàng?

Tưởng chừng như đơn giản vậy nhưng trong thực tế, việc tính toán doanh thu không chính xác đã khiến nhiều công ty phải chịu thiệt hại. Theo dõi doanh thu theo cách thủ công (ví dụ: Sử dụng công thức bảng tính excel hoặc nhập các giá trị bằng tay) cũng có thể gây ra các vấn đề trong việc đảm bảo tính chính xác và đồng bộ từ nhiều nguồn, nhiều báo cáo.
Do đó, mọi thay đổi ảnh hưởng đến doanh thu trong doanh nghiệp của bạn đều cần được tính đến. Ví dụ: Nếu bạn thay đổi trang định giá, các bảng tính cơ bản sẽ phải được thay đổi để giải quyết vấn đề này. Giảm giá, hoàn tiền, định giá mới, doanh thu bổ sung và nhân viên các cấp (bán hàng, trưởng bộ phận, kế toán công nợ, kế toán bán hàng đến kế toán tổng hợp...) đều có thể làm phức tạp thêm lượng dữ liệu cần được đối chiếu vào cuối năm.

IV. Làm gì với dữ liệu doanh thu?

Biết cách tính doanh thu đúng chuẩn là bước đầu tiên quan trọng để định hướng hoạt động kinh doanh của công ty. Dữ liệu doanh thu tạo điều kiện để xác định những khả năng, tiềm năng, cơ hội cũng như tránh các nguy cơ. Cụ thể là:

1. Lập kế hoạch chi phí hoạt động

Dựa trên doanh thu, bạn có thể lập kế hoạch cho cả chi phí trước mắt và tương lai (hàng tồn kho, trả cho nhân viên và nhà cung cấp...).

2. Xác định chiến lược tăng trưởng

Dữ liệu doanh thu theo dòng thời gian có thể giúp định hướng các kế hoạch dài hạn cho sự phát triển của doanh nghiệp: Số tiền có thể đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển và số tiền bạn chi để nâng cấp tài sản, nhà máy và thiết bị...

3. Phân tích xu hướng

Dựa trên dữ liệu doanh thu cũng có nghĩa là bạn có thể phân tích, thiết lập lại kế hoạch bán hàng dựa trên các xu hướng, mẫu hành vi của khách hàng.

4. Cập nhật chiến lược giá

Một bức tranh rõ ràng về doanh thu của sẽ giúp công ty đánh giá chính xác hơn về mức giá đang bán và trả lời câu hỏi rằng liệu công ty đã kiếm đủ lợi nhuận so với chi phí hay không.

5. Tăng doanh thu bằng cách cải thiện chiến lược giá

Xây dựng chiến lược giá mới là một cách tuyệt vời để tăng doanh thu của công ty.

Cách tính doanh thu chuẩn, xác định lợi nhuận dễ dàng

V. Làm thế nào để ngăn chặn nguy cơ thất thu?

Trong quá trình kinh doanh, công ty có thể bị giảm, mất doanh thu do mất khách hàng, không chuyển đổi được đúng tỷ lệ khách hàng mong muốn hoặc không cạnh tranh được trên thị trường... Bất kỳ sai lầm nào cũng có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn và không thể phát triển. Để tránh thất thu, các doanh nghiệp sẽ cần đánh giá lại xem:

  • Sản phẩm, dịch vụ có thu hút được khách hàng hay không?
  • Giao tiếp, tương tác với khách hàng và chăm sóc khách hàng đã hiệu quả?
  • Trang web bán hàng và các kênh bán hàng khác có dễ hiểu, dễ tiếp cận khách hàng hay chưa?
  • Bạn có đang lạm dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá?

Rõ ràng từ dữ liệu tổng doanh thu và doanh thu thuần, những người làm công tác kế toán, kiểm toán, hoạch định chiến lược và ban quản lý có thể điều chỉnh và thay đổi rất nhiều sao cho tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh. Hy vọng rằng với công thức và cách tính doanh thu cũng như những lưu ý mà JobOKO chia sẻ trên đây sẽ có ích với bạn.

MỤC LỤC:
I. Doanh thu là gì và cách tính doanh thu
II. So sánh doanh thu thuần với tổng doanh thu​
III. Doanh thu bán hàng là gì? cách tính
IV. Làm gì với dữ liệu doanh thu?
V. Làm thế nào để ngăn chặn nguy cơ thất thu?

Đọc thêm: Doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần chuẩn

Đọc thêm: Weighted Pipeline là gì? ý nghĩa của công cụ dự báo doanh số với nhân viên sales

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888