Khi nói đến việc làm ngành may, nhiều người nghĩ ngay tới những công việc như công nhân may và đó cũng là vai trò được tuyển dụng nhiều nhất, thường xuyên nhất. Tuy nhiên, thực tế thì việc làm ngành may có vô số vị trí như nhân viên kiểm soát chất lượng (QC), quản đốc, nhân viên quản lý đơn hàng,... Học được cách viết mẫu CV ngành May, bạn có thể tiếp cận các cơ hội nghề nghiệp dễ dàng hơn, xin việc hiệu quả hơn.
Làm thế nào để có một bản CV xin việc ngành May chuẩn?
Trong CV xin việc ngành may (hay CV ứng tuyển các ngành nghề khác cũng vậy), xác định được thông tin trọng tâm, quan trọng nhất sẽ giúp bạn khiến cho tổng thể CV của mình có điểm nhấn và thu hút, thuyết phục nhà tuyển dụng. CV không có thông tin thế mạnh được làm nổi bật sẽ rất nhàm chán và mờ nhạt, dễ khiến bạn bị loại.
Đối với ngành may, vì có nhiều vị trí việc làm khác nhau nên bạn phải có khả năng tùy biến, xác định thông tin trọng tâm tùy vào vị trí. Dù vậy, điều quan trọng là phải nhấn vào kinh nghiệm làm việc trong các cơ sở, công ty dệt may, nếu có số liệu đi kèm và thành tích thì càng tốt. Ngoài ra, bằng cấp chuyên ngành và/ hoặc chứng chỉ cũng sẽ quan trọng (ví dụ bằng cấp về thiết kế thời trang, kỹ thuật may mặc,...thì nên làm nổi bật trong CV nếu có).
Trừ các việc làm liên quan đến thiết kế mẫu, may mẫu thì CV xin việc nên được chau chuốt, có phong cách, sáng tạo và tinh tế. Còn lại các vai trò khác trong lĩnh vực này, khi chọn mẫu CV xin việc chỉ cần các mẫu đơn giản, gọn gàng là được. Dĩ nhiên, về mặt hình thức vẫn cần đảm bảo tính thẩm mỹ nhưng không cần quá màu mè, đơn giản, dễ nhìn, bố cục hợp lý, đầy đủ các phần và thông tin rõ ràng là đủ.
Ở phần này, ứng viên cần cung cấp các thông tin đầy đủ về bản thân như họ tên, địa chỉ, tuổi (hoặc năm sinh), số điện thoại và email. Trong một số mẫu CV sẽ có sẵn gợi ý để bạn chia sẻ link website, blog cá nhân hoặc link Facebook nhằm giới thiệu chi tiết hơn về bản thân. Tuy nhiên, với nghề may thì nội dung đó không thực sự cần thiết nên bạn không nên chia sẻ - trừ khi ứng tuyển các vị trí việc làm thiết kế mà trên blog hay Facebook có nhiều hình ảnh, thông tin về nghề nghiệp thì bạn có thể giới thiệu hình ảnh tích cực của mình với nhà tuyển dụng bằng cách này.
Thông tin cá nhân trong CV xin việc ngành May nên viết như thế nào?
Nếu như trước đây nhiều ứng viên vẫn cho rằng phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV thì "có cũng được, không có không sao" thì ngày nay xu hướng đã khác. Nhiều nhà tuyển dụng chia sẻ rằng họ thực sự chú ý đến mục tiêu của ứng viên xem định hướng có phù hợp với công ty, liệu có gắn bó được lâu dài hay không.
Cách viết CV xin việc ngành may ở phần mục tiêu nghề nghiệp là bạn nên viết ngắn gọn thôi nhưng hãy rõ ràng về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình. Mục tiêu phải thực tế, có thể có tham vọng nhưng đừng làm lố, ngược lại thì cũng không nên tạo cảm giác "uể oải" ở phần này, ghi cho có chẳng hạn hoặc nói chung chung mục tiêu kiếm tiền, thăng chức thì không có thành ý. Hơn nữa, bất kỳ mục tiêu của bạn là gì thì nên gắn với công ty và ngành nghề, không để mục tiêu không liên quan.
Gợi ý (vị trí Nhân viên QC):
Trong số các việc làm ngành may, sẽ có những vị trí yêu cầu trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên như kiểm soát chất lượng, nhân viên tài liệu kỹ thuật, thiết kế, thu mua,... nhưng cũng có các vị trí thì không yêu cầu, ví dụ như công nhân may (thợ may) thì biết cách sử dụng máy may và khéo léo là được. Nói cách khác, vẫn là công việc ngành may nhưng có vai trò thì phần học vấn quan trọng, mang ý nghĩa quyết định trong khi vị trí khác thì không.
Cách viết CV xin việc ngành May trong phần học vấn là: Viết đúng, đủ thông tin về trường, bằng tốt nghiệp (dù là THCS hay THPT), thời gian (niên khóa), chuyên ngành và xếp loại tốt nghiệp. Nếu bạn đã ra trường từ lâu thì xếp loại cũng không cần thiết.
Gợi ý (vị trí Quản lý đơn hàng may mặc): Trường Cao đẳng Dệt may ABC (9/2016 - 6/2019)
Chưa có kinh nghiệm không chỉ khiến ứng viên phần nào mất đi sự tự tin, giảm khả năng cạnh tranh với ứng viên khác mà thực tế, ngay từ bước viết CV xin việc cũng đã gặp phải khó khăn rồi. Bạn muốn CV của mình đầy đủ thông tin, đặc biệt là ở phần kinh nghiệm nhưng chưa từng đi làm thì phải làm sao đây?
JobOKO hướng dẫn bạn cách viết CV xin việc ngành may khi chưa có kinh nghiệm như sau:
Lời khuyên viết kinh nghiệm làm việc trong CV ngành May cho ứng viên
Gợi ý (vị trí Nhân viên Tiêu chuẩn kỹ thuật may mặc): Thực tập sinh phòng kỹ thuật, Công ty may xuất khẩu AX (10/2020 - 12/2020)
Đã có kinh nghiệm thì khi viết CV xin việc ngành May bạn có thể yên tâm hơn khá nhiều. Trường hợp có kinh nghiệm làm đúng ngành, đúng vị trí thì cũng chỉ nên liệt kê 2 đến tối đa là 5 kinh nghiệm, bao gồm cả mô tả ngắn gọn nhiệm vụ và thành tích, tốt nhất là có số liệu còn nếu làm trái ngành thì chỉ nên viết khoảng 2 kinh nghiệm thôi nhé.
Đặc biệt, bạn không nên nói dối ở phần kinh nghiệm vì có thể bị phát hiện, cũng đừng "chém gió" về thành tích, ví dụ bạn viết rằng mình có thể may mỗi ngày 300 sản phẩm với công đoạn hoàn thiện nhưng thực tế bạn chỉ làm được năng suất khoảng 100 sản phẩm thì dễ bị mất việc ngay cả khi đã được nhận vào làm.
Gợi ý (vị trí Nhân viên kho tại công ty may xuất khẩu): Nhân viên kho đông lạnh, Công ty sản xuất thực phẩm ABG (7/2020 - hiện nay)
Cùng với kinh nghiệm thì kỹ năng được coi là phần quan trọng nhất trong CV xin việc ngành May. Cách viết CV xin việc ngành May ở đây là hãy nhấn mạnh vào kỹ năng bạn có, và tốt nhất đó cũng là kỹ năng nhà tuyển dụng cần. Đương nhiên, lưu ý là mỗi vị trí việc làm ngành may có yêu cầu kỹ năng khác nhau, bạn nên đọc kỹ JD (mô tả công việc) của nhà tuyển dụng để đảm bảo không viết toàn những kỹ năng ở "đâu đâu" không liên quan gì.
Số kỹ năng bạn nên đề cập đến chỉ nên từ 4 - 6 kỹ năng, viết ngắn gọn mà không phải giải thích gì thêm. Bên cạnh đó, hãy viết kỹ năng theo thứ tự ưu tiên nhé, ví dụ với nhân viên kiểm hàng thì kỹ năng tính toán, phân tích sẽ quan trọng hơn nhưng với thợ may thì kỹ năng điều khiển máy may chắc chắn sẽ là cần thiết nhất.
Gợi ý (vị trí Thợ may/ Công nhân may):
Những kỹ năng quan trọng cần có trong CV xin việc ngành May
Tham chiếu thông tin là phần không phải lúc nào nhà tuyển dụng cũng sẽ đọc hoặc liên hệ để hỏi thêm thông tin về bạn nhưng nhất định phải có trong CV. Hiểu đơn giản thì nội dung phần này là thông tin liên hệ, cách liên lạc của 1 hoặc 2 người có thể minh chứng cho năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm của bạn. Trường hợp cần, nhà tuyển dụng sẽ gọi điện thoại hoặc email hỏi về bạn. Bạn nhớ là hãy xin phép trước người tham chiếu trước khi chia sẻ họ tên, chức danh và cách liên hệ của họ bạn nhé.
Nếu biết cách viết CV xin việc ngành may trong phần sở thích, bạn có thể chia sẻ nhiều hơn về chính bản thân mình, bằng một cách đơn giản nhưng khéo léo thể hiện cá tính cũng như cho thấy rằng bạn có thể hòa nhập với môi trường mới, phù hợp với văn hóa công ty.
Sở thích của bạn có thể là bất cứ thói quen, niềm yêu thích nào miễn là nó lành mạnh và tích cực, tránh nói về sở thích như uống rượu, đua xe, cờ bạc,... Ngoài ra, nếu có thể thì hãy lựa chọn các sở thích thể hiện được cá tính của bạn và đặc biệt là cho thấy sở thích đó giúp bạn phát triển kỹ năng hoặc có phẩm chất để phát triển công việc. Chẳng hạn, bạn thích vẽ, thiết kế thì ngay cả xin việc nhân viên may mẫu vẫn phù hợp hơn là viết sở thích nấu ăn hay trò chuyện, đi du lịch.
Đối với CV xin việc ngành may thì phần hoạt động có thể có hoặc không, tùy theo tình huống bạn có hoạt động tích cực trong trường học hoặc các hoạt động xã hội hay không. Phần hoạt động cũng chỉ cần đề cập tới 2, 3 hoạt động như tình nguyện, hiến máu, tham gia câu lạc bộ,... Dù vậy thì qua đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy ở bạn khả năng hòa đồng, hợp tác và tính cách nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ những người xung quanh,...
Ngoài ra, đối với 2 phần chứng chỉ và giải thưởng - những phần có sẵn trong mẫu CV xin việc ngành May thì ứng viên được phép lựa chọn viết hoặc không (ẩn đi) tùy theo bạn có chứng chỉ, giải thưởng hay không. Ở đây, chứng chỉ về thiết kế, ngoại ngữ, tin học, tiếp thị,... sẽ phù hợp để ghi vào. Trong khi đó, các giải thưởng chuyên môn hoặc ngoại khóa (trường hợp bạn mới tốt nghiệp) cũng sẽ giúp CV phong phú hơn và ấn tượng hơn nhưng nếu không có thì có thể bỏ qua.
Nhà tuyển dụng tuyển nhân sự ngành May dựa trên những tiêu chí nào?
Bên cạnh việc nắm rõ cách viết CV xin việc ngành may thì tìm hiểu về các tiêu chí tuyển dụng nhân sự, lao động của nhà tuyển dụng cũng sẽ rất hữu ích để bạn tìm việc hoặc chuẩn bị sẵn sàng hơn cho cơ hội việc làm của mình. Mặc dù mỗi vị trí sẽ yêu cầu khác nhau nhưng nhìn chung, nhà tuyển dụng đều kỳ vọng ứng viên có các kỹ năng, phẩm chất như sau:
Cách viết CV xin việc ngành may JobOKO giới thiệu đến bạn đã hướng dẫn chi tiết từng phần và những lưu ý quan trọng nhất. Chúc bạn nhanh chóng hoàn thành CV ứng tuyển của mình và nhận được lời mời phỏng vấn!
MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc ngành May
II. Hình thức, bố cục của CV xin việc ngành May
III. Cách viết CV xin việc ngành May đơn giản nhất
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự ngành May
Đọc thêm: Thợ may có những vị trí nào?
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc
Đọc thêm: Cách ghi người tham chiếu khi viết CV xin việc
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc
Đọc thêm: Nên ghi gì vào mục hoạt động trong CV xin việc?
Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?