Muốn nhà tuyển dụng "dừng mắt" ở CV xin việc
pháp chế đòi hỏi bạn phải tạo CV chuyên nghiệp từ hình thức cho đến nội dung. Một bản CV xin việc pháp chế có bố cục rõ ràng, kỹ năng, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu trong mô tả công việc chắc chắn sẽ giúp bạn "ghi điểm".
Nhân viên pháp chế là người làm việc trong các công ty sản xuất, tập đoàn, chịu trách nhiệm xử lý, giám sát các khía cạnh pháp lý trong kinh doanh. Chính vì vậy, khi sàng lọc CV xin việc, nhà tuyển dụng sẽ tập trung đánh giá những trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên xem họ có khả năng xử lý, bao quát được các nhiệm vụ hay không.
Hướng dẫn cách viết CV xin việc pháp chế chi tiết
1. Ngắn gọn và súc tích
Lời khuyên cho ứng viên khi viết CV xin việc pháp chế đó là nên viết "ngắn gọn và súc tích". Nếu bạn viết quá dài dòng, nhà tuyển dụng sẽ không có đủ kiên nhẫn và thời gian để đọc hết CV của bạn, do đó bạn sẽ mất cơ hội được chọn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn chỉ được viết CV trong khuôn khổ một trang, nếu có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, có thể viết đến 2 trang. Hãy nhớ rằng đừng quá dài dòng, từng câu từng chữ trong CV xin việc cần có "sức nặng" và làm nổi bật được những điểm mạnh của bạn.
2. Trình bày học vấn hay kinh nghiệm việc làm trước?
Nếu có nhiều năm kinh nghiệm ở vị trí luật sư hay
trợ lý pháp lý, bạn nên trình bày phần kinh nghiệm việc làm trước. Còn nếu bạn là một sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, phần trình độ học vấn cần được ưu tiên. Thậm chí bạn vẫn có thể đặt phần học vấn trước phần kinh nghiệm làm việc khi đã đi làm nhiều năm nếu muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về ngôi trường "top" đầu mà mình đã học. Cho nên việc trình bày phần nào trước không quan trọng, miễn là bạn làm nổi bật được những ưu điểm, thế mạnh của mình.
Lưu ý khi trình bày học vấn hay kinh nghiệm làm việc, bạn cần trình bày theo thứ tự thời gian từ gần nhất đến xa nhất. Về trình độ học vấn, bạn cần nêu tên trường, chuyên ngành, thời gian và xếp loại tốt nghiệp. Với kinh nghiệm làm việc, thông tin bao gồm vị trí, tên công ty, thời gian làm việc,...
3. Sử dụng động từ và con số cụ thể
Khi viết kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc pháp chế, thay vì sử dụng những động từ mang nghĩa chung chung như
thực hiện..... hay
giúp.....,
bạn nên dùng những động từ cụ thể miêu tả chính xác nhiệm vụ công việc của bạn như
phân tích....., nghiên cứu....., giải quyết......., hay
đàm phán...... Để thuyết phục được nhà tuyển dụng, bạn cũng cần chứng minh kinh nghiệm làm việc bằng kết quả, con số cụ thể thay vì những nhiệm vụ hàng ngày bạn phải thực hiện. Nếu bạn giỏi về luật doanh nghiệp hay luôn chính xác trong việc chuẩn bị các lập luận pháp lý, giấy tờ, thỏa thuận, hoặc bạn là người biết cách sắp xếp hợp lý hệ thống hồ sơ thì hãy chứng minh với những bằng chứng cụ thể.
4. Chỉnh sửa CV phù hợp với vị trí ứng tuyển
CV xin việc được coi là "tài liệu sống" bởi chúng cần được cập nhật và phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển. Hãy tìm hiểu kỹ về vị trí đang
tuyển dụng và chỉnh sửa CV sao cho các kỹ năng, kinh nghiệm của bạn liên quan đến vị trí đó. Ví dụ như, nếu ứng tuyển vị trí chuyên viên pháp chế bất động sản, nên bổ sung những giao dịch mà bạn đã thực hiện với khách hàng trước đó. Hay khi ứng tuyển vị trí Luật sư bằng sáng chế, việc bổ sung một số bằng sáng chế mà bạn đã viết hoặc hỗ trợ vào CV sẽ giúp nổi bật hơn so với các ứng viên khác.
5. Bố cục CV rõ ràng
Khi viết CV xin việc pháp chế, bạn nên tránh sử dụng những CV có tông màu hay họa tiết bất thường, lòe loẹt bởi không phù hợp với tính chất công việc. Nhà tuyển dụng cũng không đánh giá cao những CV có định dạng như vậy. Những tông màu hài hòa và trung tính sẽ là một lựa chọn lý tưởng cho CV xin việc pháp chế.
Ngoài ra, bạn không nên sử dụng những kiểu font chữ khác nhau trong cùng một CV để tránh rối mắt, thay vào đó nên chọn đồng nhất một kiểu chữ như (Times New Roman, Arial, Cambria, Courier và Garamond) với kích cỡ chữ khoảng từ 10pt đến 12pt hoặc có thể 14pt với những tiêu đề. Sử dụng gạch đầu dòng, tiêu đề và in đậm một số từ quan trọng sẽ giúp bản CV của bạn rõ ràng và dễ đọc hơn.
6. Nêu những công trình nghiên cứu khoa học
Trong quãng thời gian đại học hoặc sau đó, nếu bạn đã tham gia viết nghiên cứu khoa học về luật hoặc có những bài báo cáo được đăng lên tạp chí thì hãy bổ sung vào trong CV. Điều này giúp chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên có chuyên môn và năng lực thực sự, phù hợp với vị trí họ đang tuyển dụng.
Nên đề cập những gì trong CV xin việc pháp chế?
7. Kết nối sở thích với công việc
Đối với công việc pháp chế, nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến sở thích của ứng viên để hiểu rõ hơn về tính cách và phẩm chất của họ. Hãy nhớ rằng tất cả những sở thích bạn liệt kê cần phải phù hợp và giúp ích với vị trí pháp chế đang ứng tuyển. Những sở thích thể hiện kỹ năng lãnh đạo, tính kỷ luật,... được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Tuy nhiên, tránh viết những sở thích mang tính chung chung , ví dụ như đọc sách, tốt hơn thì bạn nên nêu cụ thể thể loại sách nào bạn thích đọc.
8. Rà soát lỗi chính tả và nhờ người khác nhận xét về CV
Lỗi chính tả là điều "tối kỵ" khi viết CV xin việc pháp chế bởi nó có thể làm mất đi cơ hội việc làm của bạn. Chính vì vậy, hãy đảm bảo đọc kỹ và rà soát lại CV nhiều lần sau khi bạn viết xong. Bạn có thể in CV ra để soát lỗi, điều này đôi khi giúp dễ phát hiện lỗi hơn là khi đọc trên màn hình máy tính. Thậm chí tốt hơn là nhờ bạn bè để kiểm tra và nhận xét CV. Họ có thể phát hiện những lỗi mà bạn không thể tìm ra được.
CV xin việc pháp chế không chỉ đơn thuần là một bản giới thiệu về bản thân mà còn như một "tờ quảng cáo" về chính bạn, thể hiện trình độ, kỹ năng mà ứng viên có để thu hút nhà tuyển dụng. Hy vọng, những thông tin Joboko.com chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn trên hành trình xin việc của mình.
MỤC LỤC:
1. Ngắn gọn và súc tích
2. Trình bày học vấn hay kinh nghiệm việc làm trước?
3. Sử dụng động từ và con số cụ thể
4. Chỉnh sửa CV phù hợp với vị trí ứng tuyển
5. Bố cục CV rõ ràng
6. Nêu những công trình nghiên cứu khoa học
7. Kết nối sở thích với công việc
8. Rà soát lỗi chính tả và nhờ người khác nhận xét về CV
Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc làm Chuyên viên pháp chế
Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên pháp chế