​Chief Engineer là làm gì?

27/01/2020 07:30
Chief Engineer (Kỹ sư trưởng) là người phụ trách bộ phận kỹ thuật của công ty, lãnh đạo nhóm kỹ sư và kỹ thuật viên để phê duyệt thiết kế, tính toán chi phí, đàm phán hợp đồng và thực hiện các kế hoạch chiến lược, dự án một cách an toàn và hiệu quả. Nếu bạn yêu thích công việc Chief Engineer và muốn ứng tuyển thì có thể tham khảo những thông tin Joboko chia sẻ cụ thể trong bài viết để cân nhắc lựa chọn cho mình vị trí phù hợp nhất.


Chief Engineer, Production Engineer là làm gì nhiều người còn chưa biết nếu không tìm hiểu hay tham gia vào lĩnh vực này. Với ngành kỹ sư, bạn có rất nhiều cơ hội để ứng tuyển vào việc làm phù hợp bởi có đa dạng các vị trí tuyển dụng. Qua việc nắm rõ các yêu cầu về công việc và kỹ năng cần có để đáp ứng vị trí Chief Engineer, bạn đọc sẽ có định hướng sự nghiệp đúng đắn cho mình.

Tìm hiểu công việc cụ thể của Chief Engineer

=> Việc làm Chief Engineer thu nhập cao

1. Chief Engineer là gì?

Các kỹ sư trưởng phụ trách tổng thể việc tạo ra các giải pháp thiết thực cho hệ thống trang thiết bị của công ty. Họ xây dựng kế hoạch và tiến hành mô hình thiết kế cụ thể để ứng dụng vào vật liệu và thiết bị hữu hình. Bên cạnh đó, kỹ sư trưởng chịu trách nhiệm giám sát và phát triển kỹ thuật, sản xuất hoặc vận hành dự án kỹ thuật cho một công ty sản xuất, tập đoàn đa quốc gia hoặc tổ chức chính phủ. Họ có thể làm việc ngoài trời, trên sàn nhà máy hoặc gần công trường.

Là người đứng đầu của đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên, kỹ sư trưởng làm việc với các nhân viên quản lý khác để đảm bảo hoàn thành dự án một cách hiệu quả. Họ chịu trách nhiệm cho từng giai đoạn, từ lắp đặt đến vận hành và bảo trì, đáp ứng các thông số kỹ thuật của công ty .

2. Công việc của Chief Engineer

Tùy thuộc vào lĩnh vực kỹ thuật, kỹ sư trưởng có các trách nhiệm khác nhau. Nhìn chung, họ không chỉ phụ trách các vấn đề về trang thiết bị, máy móc mà còn giám sát cả các chức năng hành chính như an toàn và ngân sách. Cụ thể, công việc của kỹ sư trưởng bao gồm:
  • Truyền đạt các mục tiêu của công ty tới tất cả các kỹ sư và chuyên gia trong nhóm.
  • Giám sát mọi giai đoạn của dự án từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành.
  • Tính toán chi phí, vật liệu, nhân công và thời gian cần thiết cho mỗi dự án.
  • Phê duyệt thiết kế và ngân sách.
  • Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm kỹ thuật.
  • Giám sát đào tạo nhân viên lắp đặt thiết bị.
  • Thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng trên tất cả các hệ thống và sản phẩm.
  • Nhanh chóng giải quyết tranh chấp, bất đồng giữa các kỹ sư, kỹ thuật viên.
  • Đánh giá hiệu suất công việc và thành tích của từng cá nhân.
  • Phân tích dữ liệu và soạn thảo báo cáo.

3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí công việc Chief Engineer

Kỹ sư trưởng đóng một vai trò không thể thiếu trong thành công chung của một dự án. Vị trí này đòi hỏi ít nhất bằng kỹ sư chuyên ngành (theo lĩnh vực của công ty), tối thiểu 4 năm kinh nghiệm trong vai trò giám sát hoặc tương đương - tốt nhất là quản lý nhóm 10 kỹ sư trở lên và thực hiện thành công nhiều dự án.
  • Có sự hiểu biết đúng đắn về các nguyên tắc kỹ thuật.
  • Khả năng duy trì thái độ tích cực, khôi phục tinh thần cho đội/nhóm.
  • Sức mạnh thể chất do đặc thù công việc phải đứng, ngồi và đi lại trong thời gian dài.
  • Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt cả bằng văn bản và lời nói.
  • Khả năng xử lý phản hồi tiêu cực với thái độ chuyên nghiệp.
Kỹ sư trưởng đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả của các công trình xây dựng

4. Nghề nghiệp liên quan đến Chief Engineer

  • Field Engineer (Kỹ sư hiện trường): Còn được gọi là kỹ sư dịch vụ hiện trường, kỹ sư hiện trường được giao nhiệm vụ quản lý các chức năng kỹ thuật, thiết bị kiểm tra, xử lý các trường hợp phải sửa chữa, quản lý dự án kỹ thuật, tiến hành kiểm tra công trường, trao đổi với khách hàng, đảm bảo tuân thủ quy định chung, tiến hành nghiên cứu giải pháp khả thi và quản lý lịch làm việc.
  • Biomedical Engineer (Kỹ sư y sinh): Kỹ sư y sinh là người nghiên cứu, đổi mới và thiết kế các giải pháp công nghệ cho ngành y tế. Mục tiêu chính của họ là cải thiện chất lượng và hiệu quả chăm sóc bệnh nhân bằng cách tạo ra các thiết bị y tế, dụng cụ và phần mềm để vận hành các thiết bị y sinh.
  • Robotics Engineer (Kỹ sư robot): Kỹ sư robot nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo thiết bị cơ khí, hệ thống robot và các ứng dụng được triển khai để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, sản xuất, khai thác mỏ và quân sự.

Sau khi tìm hiểu chi tiết về công việc kỹ sư trưởng, những ai có ý định ứng tuyển thì đã biết mình nên trang bị những gì mới có thể đáp ứng. Hy vọng, với những thông tin này, bạn đọc có nhu cầu tìm việc làm theo ngành nghề kỹ sư nhanh chóng đạt được kết quả như ý muốn. Bên cạnh Chief Engineer thì bạn cũng có thể cân nhắc vào các vị trí Process Enginee hay Service Engineer nếu thấy bản thân phù hợp với tin đăng tuyển từ các công ty mới mà Joboko cập nhật trên website.
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888