Dù ở bất cứ công ty, doanh nghiệp nào với quy mô ra sao thì đều không thể thiếu
nhân viên kế toán. Khi nhu cầu cao thì nguồn cung cấp nhân sự tại các trường đại học, cao đẳng cũng lớn khiến cho nhiều bạn trẻ sau khi ra trường vẫn chưa tìm kiếm được việc làm tại
vị trí kế toán. Vậy có nên chọn theo kế toán khi nghề đã bão hòa?
Kế toán là ngành phổ biến nhất trong nhiều năm qua. Công việc nhân viên kế toán ngày càng đơn giản hơn khi có sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử vì thế mà từ khóa "việc làm kế toán" đã gần cán mốc 150 triệu kết quả tìm kiếm trên Google là minh chứng cho kế toán là một ngành có cơ hội việc làm vô cùng lớn khi nền kinh tế xã hội đang phát triển. Tuy là một ngành có cơ hội việc làm lớn nhưng hiện nay nhiều người cho rằng kế toán đang dần bão hòa, có nên chọn theo ngành kế toán khi nghề đã bão hòa không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chuyên trang tuyển dụng https://vn.joboko.com để cùng tìm hiểu nhé!
Nghề kế toán có thật sự vẫn còn là nghề hot
I. Kế toán - top nghề "hot" doanh nghiệp "săn lùng"
"Bài toán thất nghiệp" sẽ không còn nan giải đối với sinh viên ra trường lựa chọn nhóm nghề kế toán bởi vai trò quan trọng của kế toán trong công tác quản lý thu - chi của doanh nghiệp. Luật Kế toán quy định tất cả các đơn vị thuộc tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân đều phải tiến hành công việc Kế toán. Điều này có nghĩa là bất cứ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nào, tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động, đều cần đến ít nhất một nhân viên kế toán.
II. "Bão" lương khủng
Với những sinh viên kế toán mới tốt nghiệp ra trường thời điểm hiện tại chưa có kinh nghiệm làm việc, thì công việc, trách nhiệm ít hơn nên mức lương còn dao động từ
5.5 triệu đồng - 7 triệu đồng.
Những ứng viên sở hữu từ 2 năm kinh nghiệm trở lên mức lương sẽ dao động từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong ngành, cộng thêm các mối quan hệ, các
kỹ năng mềm và cách xử lý các rủi ro và chịu được áp lực lớn từ khối lượng công việc gia tăng. Các vị trí
kế toán trưởng, kế toán chuyên sâu có thể "ẵm" mức lương
10 triệu đồng/tháng.
Vì vậy, mức lương khởi điểm cho sinh viên ra trường sẽ không thể là rào cản cho quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm không ngừng nghỉ nhằm kiến tạo những cơ hội trở thành các chuyên viên hàng đầu trong ngành, có cơ hội lọt vào "mắt xanh" của các tập đoàn đa quốc gia mà thu nhập được biết đến với những con số 0 nối dài.
Nghề kế toán có nguy cơ bão hòa các bạn có nên lựa chọn
III. Top nghề cho ứng viên "ưa" ổn định
Nếu bạn luôn "ưu tiên" gia đình và các kế hoạch cá nhân thì kế toán là một lựa chọn hàng đầu bởi công việc chủ yếu diễn ra tại phòng Kế toán của các đơn vị, thời gian làm việc theo giờ hành chính. Theo đó, thời gian trung bình làm quen với công việc là từ 8 tháng đến 1 năm (tùy thuộc vào khả năng của bạn).
IV. Môi trường năng động và chuyên nghiệp
Nắm bắt và khai thác các điều luật mới là "nét đột phá" của kế toán trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của các đơn vị tiền tệ. Bên cạnh các kĩ năng với các con số, kế toán viên cũng có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp để gia tăng năng suất công việc. Vì vậy, việc học hỏi các kĩ năng quan trọng và tư duy nhạy bén là điều kiện cần đối với một
kế toán tổng hợp thời đại toàn cầu hóa.
Hy vọng sau bài viết trên đây của
Joboko.com bạn đọc sẽ phần nào nắm được xu hướng, cũng như có thể đưa ra được quyết định có nên lựa chọn theo kế toán khi nghề đã bão hòa không nhé.
Trong khi vẫn nhiều công ty, doanh nghiệp thiếu kế toán có trình độ thì tình trạng thất nghiệp của kế toán chưa có dấu hiệu suy giảm. Chính vì vậy, nếu bạn đã có đủ kỹ năng, kiến thức chuyên ngành vững vàng thì cũng không lo không kiếm được việc làm làm tốt. Khi nắm được
làm kế toán liệu có cần kỹ năng mềm không, ứng viên sẽ chủ động trau dồi và hoàn thiện mình để đáp ứng công việc, đồng thời có sự thăng tiến dễ dàng trong sự nghiệp.
Bên cạnh đó, mỗi ngành nghề có đặc trưng công việc riêng nên cũng có nhiều khó khăn, thách thức và thuận lợi. Theo đó, nhiều người có ý định ứng tuyển vào vị trí kế toán viên thắc mắc
nghề kế toán được gì và mất gì? Khi biết được nghề kế toán được nhiều hơn hay mất nhiều hơn thì bạn sẽ cân nhắc để định hướng cho đường sự nghiệp của mình.