Bên cạnh các kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp, thuyết phục, lắng nghe, lãnh đạo thì kỹ năng đa nhiệm cũng được nhà tuyển dụng quan tâm ở ứng viên nhiều vị trí như thư ký, quản lý dự án,... Tuy nhiên, bạn cần biết cách liệt kê kỹ năng đa nhiệm trong CV sao cho nổi bật, khéo léo thì mới phát huy được tác dụng.giá trị thực sự.
Đa nhiệm đề cập đến khả năng quản lý nhiều nhiệm vụ cùng một lúc bằng cách tập trung vào một nhiệm vụ trong khi theo dõi và tiếp tục triển khai, hoàn thành những công việc khác. Kỹ năng đa nhiệm (multi-task skills) ở nơi làm việc thường liên quan đến việc chuyển đổi qua lại giữa các nhiệm vụ và thực hiện nhanh chóng các nhiệm vụ khác nhau một cách hiệu quả ngay sau đó. Ví dụ, trả lời điện thoại ở khu vực tiếp tân đông đúc giữa lúc chào hỏi khách đến trao đổi công việc thể hiện kỹ năng đa nhiệm.
Kỹ năng đa nhiệm rất quan trọng vì chúng tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, nâng cao hiệu suất nói chung. Dưới đây là những ưu điểm của đa nhiệm:
- Tiết kiệm thời gian: Kỹ năng đa nhiệm giúp bạn và đồng nghiệp tiết kiệm thời gian bằng cách cho phép bạn hoàn thành nhiều tác vụ đồng thời. Ví dụ, bạn có thể nhập ghi chú vào tài liệu khách hàng trong khi nói chuyện với họ trên điện thoại. Trong khoảng thời gian ngắn hơn đó, bạn thay vào đó hoàn thành 2 nhiệm vụ cùng một lúc thay vì hoàn thành từng việc riêng lẻ và dành gấp đôi thời gian cho chúng.
- Tiết kiệm tiền: Nhà tuyển dụng muốn thuê những nhân viên có khả năng đa nhiệm tuyệt vời vì họ có thể giao nhiều nhiệm vụ hơn cho họ, tiết kiệm chi phí liên quan đến việc thuê một người khác.
- Tăng năng suất: Đa nhiệm làm tăng năng suất vì bạn có thể hoàn thành nhiều việc hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Bạn càng hoàn thành được nhiều việc trong ngày, bạn càng làm việc hiệu quả hơn.
- Khắc phục thói quen trì hoãn: Rèn luyện thói quen tốt, khả năng tập trung cao độ và hoàn thành công việc đáp ứng thời hạn.
Kỹ năng đa nhiệm được tạo thành từ các kỹ năng như: Quản lý thời gian, sắp xếp công việc, ra quyết định,... và sự tỉ mỉ, cẩn thận, khả năng kiểm soát tình huống,...
Thực chất, kỹ năng đa nhiệm cần thiết với bất kỳ công việc nào, bởi lẽ gần như không có trường hợp khi bạn ứng tuyển việc làm chỉ làm đúng một nhiệm vụ, và từ chối tất cả các yêu cầu bổ sung bên ngoài mô tả công việc. Trong khi đó, đối với một số vị trí thì đa nhiệm là kỹ năng "sống còn", ví dụ như:
- Thư ký.
- Trợ lý.
- Lễ tân.
- Hành chính - nhân sự.
- Nhân viên sales admin.
- Y tá, nhân viên y tế.
- Quản lý dự án.
- Kỹ sư,...
Kỹ năng đa nhiệm là tiền đề giúp bạn triển khai, theo sát, follow liên tục nhiều task nhỏ mà không bị hố thời gian hay giảm hiệu suất.
Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng đa nhiệm của mình, dưới đây là một vài bước cần lưu ý:
Trong CV xin việc của mình, ứng viên chắc chắn sẽ muốn thể hiện khả năng đa nhiệm của mình hơn là chỉ đơn giản nêu ra. Đưa ra các ví dụ cụ thể trong phần kinh nghiệm làm việc sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc liệt kê các công việc đa nhiệm trong phần kỹ năng của bạn. Khi mô tả trách nhiệm của bạn, hãy mô tả cách bạn xử lý nhiều nhiệm vụ cùng một lúc (có thể bằng cách viết chi tiết hơn về vai trò, trách nhiệm của bạn trong công việc trước đây), ví dụ:
- Quản lý danh sách nhà thầu, đối tác và khách hàng.
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng.
- Phối hợp với bộ phận marketing quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
Những gợi ý khác để bạn viết tốt về kỹ năng đa nhiệm trong CV gồm có:
Mục tiêu nghề nghiệp là đoạn văn ngắn ở đầu CV xin việc, tóm tắt khái quát bạn là ai, kỹ năng và thành tích nổi bật là gì. Phần này sẽ cho nhà tuyển dụng có được thông tin cơ bản về năng lực của ứng viên. Vì vậy, hãy thể hiện thế mạnh trong CV bằng cách sử dụng các cụm từ thể hiện tính đa nhiệm.
Ở phần kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc, ứng viên có thể mô tả ngắn gọn trách nhiệm công việc trong quá khứ, đồng thời thêm các ví dụ cụ thể nhằm chứng minh khả năng đa nhiệm.
Chẳng hạn, nếu bạn làm việc trong lĩnh vực bán hàng, có thể viết phần kinh nghiệm làm việc như sau: "Trong 2 năm làm việc, tôi đã tiếp thị thành công sản phẩm của công ty tới 80% khách hàng tiềm năng. Hơn nữa, tôi còn giúp giám đốc điều hành cuộc họp với bộ phận bán hàng và lưu trữ biên bản họp". Mô tả này cho thấy bạn đã hoàn thành tốt không chỉ nhiệm vụ chính mà còn một số công việc liên quan khác.
Tiếp theo, bạn có thể thêm kỹ năng đa nhiệm ở phần kỹ năng trong CV xin việc. Hãy sử dụng các cụm từ mô tả kết quả làm việc để nhà tuyển dụng thấy được kỹ năng của bạn đã mang lại kết quả như thế nào.
Một số mô tả kỹ năng mà bạn có thể sử dụng để thể hiện khả năng đa nhiệm như: Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, quản lý nhiều dự án một cách hiệu quả, tập trung cao độ và chú ý đến từng chi tiết, linh hoạt, thích ứng nhanh với nhiệm vụ mới,...
Nếu bạn đã từng tham gia các hoạt động ngoại khóa, công việc tình nguyện hoặc có sở thích cá nhân nào thể hiện được kỹ năng đa nhiệm, đừng ngại đưa vào phần sở thích ở cuối CV xin việc. Điều này đang gián tiếp cho thấy tính linh hoạt và khả năng đảm đương nhiều công việc cùng một lúc của ứng viên. Ví dụ như sở thích đá bóng, diễn kịch, viết Blog, làm Youtube,...
Làm thế nào để nâng cao kỹ năng đa nhiệm trong công việc?
Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng đa nhiệm của mình, dưới đây là một vài bước cần lưu ý:
Một trong những bước quan trọng nhất để làm được nhiều công việc cùng lúc là biết chính xác các nhiệm vụ mà bạn cần thực hiện. Danh sách việc cần làm là công cụ hữu ích giúp bạn làm việc có kế hoạch và tập trung hơn.
Viết ra những công việc cần làm hàng ngày giúp bạn quản lý tốt thời gian và tăng năng suất. Sử dụng phần mềm lập kế hoạch hay ghi chép vào sổ tay là lựa chọn riêng của bạn.
Khi bạn đã biết mình có những công việc gì trong ngày, hãy sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Điều này vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, đảm bảo hoàn thành hết mọi việc được giao lại vẫn có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Giảm thiểu sự xao nhãng và tập trung cao độ vào công việc mình đang làm sẽ giúp bạn có thời gian để hoàn thành được nhiều công việc hơn, từ đó nâng cao khả năng đa nhiệm.
Đa nhiệm không có nghĩa là bạn phải tự hoàn thành mọi thứ một mình. Biết lúc nào cần đến sự giúp đỡ của đồng nghiệp hay các cấp quản lý sẽ giúp công việc được hoàn thành nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Như vậy, kỹ năng đa nhiệm của ứng viên luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Khéo léo đưa kỹ năng này vào CV xin việc sẽ giúp bạn ghi điểm mạnh mẽ trong mắt nhà tuyển dụng, đồng thời mở ra nhiều cơ hội việc làm trong tương lai!
MỤC LỤC:
1. Kỹ năng đa nhiệm là gì?
2. Vì sao kỹ năng đa nhiệm lại quan trọng?
3. Cách viết kỹ năng đa nhiệm trong CV ứng tuyển
4. Phương pháp cải thiện kỹ năng đa nhiệm
Đọc thêm: Những kỹ năng quan trọng "bậc nhất" trong CV và cách làm nổi bật
Đọc thêm: 3 nhóm kỹ năng không thể thiếu trong mọi CV ứng tuyển