Có nên xin nghỉ sau khi đã nhận việc?

07/05/2021 15:30
Bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn và đã được tuyển dụng vào công ty A nhưng ngay lúc đó, bạn lại được nhận vào công ty B với mức lương hấp dẫn và cơ hội phát triển tốt hơn? Bạn băn khoăn có nên xin nghỉ việc ở công ty A để không khi bạn mới nhận việc chưa được bao lâu?

Cho dù tình huống cụ thể của bạn như thế nào, việc xin nghỉ sau khi đã nhận việc có thể sẽ ảnh hưởng đến uy tín của bạn nếu bạn không có những hành động khéo léo. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích dành cho bạn.

Nhiều người băn khoăn trước quyết định xin nghỉ việc khi vừa nhận việc

I. Nên làm gì trước ý định xin nghỉ sau khi đã nhận việc?

1. Nhìn nhận lại lý do bạn nhận việc

Trước khi bạn muốn nghỉ việc, hãy nhìn lại lý do khiến bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này. Bạn yêu thích gì ở công việc này? Công việc này có gì phù hợp với bạn?

Thêm nữa, hãy xem lại nếu bạn đã ký hợp đồng với công ty hay chưa vì bạn có thể sẽ phải bồi thường thiệt hại cho công ty khi đột ngột nghỉ việc. Các công ty thường yêu cầu nhân viên thông báo trước một tháng để họ có thể tìm được người mới thay thế bạn.

Mặc dù vậy, bạn vẫn nên thảo luận với bộ phận nhân sự. Nếu may mắn, họ sẽ để bạn ra đi vì chẳng ai muốn lãng phí nguồn lực để đào tạo một người không muốn gắn bó lâu dài với công ty. Trong trường hợp bạn chỉ mới xác nhận nhận việc qua email hay điện thoại, mọi thứ sẽ dễ giải quyết hơn nhiều. Bạn chỉ cần gửi thông báo lại, nêu rõ lý do và gửi lời xin lỗi đến công ty đó.

2. Hiểu rõ hậu quả của việc xin nghỉ

Trước khi làm bất cứ việc gì, bạn nên suy nghĩ về hậu quả của nó. Ví dụ như khi bạn đã xin nghỉ việc, bạn sẽ khó có thể trở lại công ty cũ. Thêm nữa, những người tuyển dụng bạn có thể chia sẻ câu chuyện của bạn với các đồng nghiệp ở các công ty khác, nơi mà tương lai bạn có thể muốn làm việc hoặc họ cũng có thể chuyển sang làm ở những công ty đó. Khi gặp lại họ, chắc chắn bạn sẽ không thể dễ dàng nhận được việc nữa.

Nghỉ việc cũng có thể ảnh hưởng đến uy tín của bạn. Do đó, hãy tìm cách trò chuyện và giải thích lý do với đồng nghiệp của bạn để họ có thể hiểu và thông cảm cho bạn.

II. Nên làm gì khi đã quyết định nghỉ việc?

1. Nhận trách nhiệm về bản thân

Hãy nhớ rằng bạn xin nghỉ việc không phải do các vấn đề của công ty mà do các nguyên nhân chủ quan của bạn. Nhà tuyển dụng đã dành thời gian phỏng vấn và chọn bạn cho vị trí đó thay vì các ứng viên khác. Khi bạn đã đồng ý nhận việc, công việc của họ đã hoàn thành.

Tuy nhiên, bạn lại muốn xin nghỉ sau khi đã nhận việc. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải làm lại công tác tuyển dụng từ đầu. Bạn đã gây thêm phiền phức cho họ, do đó đừng quên nói lời xin lỗi với những người đã chọn bạn.

2. Giải thích lý do bạn xin nghỉ

Hãy trình bày ngắn gọn lý do tại sao bạn xin nghỉ việc. Các quản lý có quyền được biết tại sao bạn muốn rời bỏ công ty. Vì vậy, cho dù bạn nhận được một lời đề nghị tốt hơn hay hoàn cảnh của bạn thay đổi, hãy giải thích rõ ràng.

Nếu bạn rời đi với lý do công ty khác có đề nghị hấp dẫn hơn, công ty có thể sẽ cố gắng thuyết phục bạn ở lại. Hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi hành động và kiên định với quyết định của mình.

Trước khi xin nghỉ việc, bạn cần cân nhắc kỹ càng các yếu tố


Trên đây là một số lời khuyên JOBOKO đưa ra với mục đích góp ý cho bạn khi có ý định xin nghỉ ngay sau khi nhận việc. Nếu bạn đã đưa ra quyết định của bản thân chắc chắn sẽ có lý do riêng, tuy nhiên hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi lựa chọn.

Vì sao nhân viên mới nghỉ việc khi vừa mới nhận việc buổi đầu

Dù lý do bạn xin nghỉ là gì, hãy hành xử một cách khéo léo để có thể đảm bảo uy tín cá nhân. Và một khi đã quyết định xin nghỉ, bạn không nên hối hận hay xin quay trở lại nữa. Hãy kiên định và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Qua đây, các nhà tuyển dụng cũng cần biết được các lý do khiến nhân viên mới nhận việc đã xin nghỉ việc để có phương pháp điều chỉnh cũng như cải thiện tốt hơn.

MỤC LỤC:
I. Nên làm gì trước ý định xin nghỉ sau khi đã nhận việc?
II. Nên làm gì khi đã quyết định nghỉ việc?
III. Vì sao nhân viên mới nghỉ việc khi vừa mới nhận việc buổi đầu

Đọc thêm: Dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn nên nghỉ việc

Đọc thêm: Cách xử lý tình huống bạn muốn nghỉ việc nhưng sếp thuyết phục ở lại

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888