Bất kể bạn làm gì cũng không thể làm sếp thích bạn. Trong một số trường hợp, họ thậm chí còn không tôn trọng bạn. Rất khó mà làm việc trong một môi trường như vậy, nơi chứa đầy sự căng thẳng và bạn luôn có cảm giác đi trên băng mỏng từ lúc đến văn phòng cho đến khi tan làm. Bạn không biết rằng sếp có ghét bạn thật không hay chỉ do bạn nhạy cảm mà phỏng đoán như vậy? Dưới đây là 8 dấu hiệu cho thấy sếp đang không ưa gì bạn. Đối phó thế nào khi sếp không ưa mình, cách ứng xử khi bị sếp ghét khi nắm rõ sẽ giúp bạn xử lý mọi tình huống khéo léo, thông minh.
Những lý do dưới đây chứng tỏ sếp không ưa gì bạn?
Trong suốt buổi liên hoan hay cuộc họp hàng tháng/hàng quý, sếp thường gặp gỡ từng nhân viên, bất kể có giao công việc gì hay không. Tuy nhiên, nếu bạn là người duy nhất bị bỏ qua, không gặp gỡ và cũng không có chào đón, đó hoàn toàn là một biểu hiện cho thấy bạn không được sếp yêu thích.
Tiếp xúc bằng mắt (hay eye contact) và một phương thức giao tiếp hiệu quả và quan trọng trong công việc. Khi bạn gặp mặt sếp hay chỉ là nói chuyện đôi câu, sếp tránh tầm nhìn của bạn cả buổi. Điều tồi tệ nhất là sếp đưa ra chỉ dẫn giám sát về công việc bạn phải làm, ngay cả khi bạn đứng ngay trước mặt sếp cũng không nhìn đến một lần. Vậy rõ ràng là sếp không ưa gì bạn.
Bạn đi làm sớm vào ngày đầu tuần. Người đầu tiên bạn nhìn thấy là sếp. Với tính lịch sự và chuyên nghiệp, bạn sẽ chào sếp và hỏi thăm đôi câu. Đáng tiếc là bạn ăn bơ, sếp lơ đi và đi thẳng vào phòng trong khi đồng nghiệp của bạn chào và hỏi câu tương tự thì sếp lại nhã nhặn đáp lời. Nếu đây không phải do sếp ghét bạn thì thực sự chúng tôi không tìm ra nguyên nhân nào khác. Chắc hẳn gặp phải tình huống này bạn sẽ rất khó chịu, tuy nhiên đừng suy nghĩ sếp quá khó tính có nên nộp đơn nghỉ việc, bạn cần phải đối diện với tình huống, chủ động hỏi nguyên nhân, đi thẳng vào vấn đề, có khi như vậy sẽ giúp bạn giải quyết được những vướng mắc.
Thay vì tùy tiện trong buổi trao đổi công việc ngắn gọn, sếp chẳng buồn đưa ra lý do, hoàn cảnh và trực tiếp ra lệnh cho bạn phải làm việc này việc kia. Tất cả đều là về công việc, không thêm câu dư thừa. Đây không hẳn là điều xấu nếu bản chất sếp vẫn là người lạnh lùng và cứng nhắc như xưa nay vẫn thế. Nhưng nếu sếp thân thiện với mọi người ngoại trừ bạn thì lại là vấn đề khác.
Lần cuối cùng bạn gặp mặt trực tiếp và nói chuyện với sếp là khi nào? Nếu bạn thậm chí còn không nhớ rõ thì đây không phải điều tốt. Vài tháng qua, bạn chỉ nhận được email và giấy tờ, tài liệu, tệ hơn nữa là mỗi email chỉ ngắn ngủn chỉ ra việc bạn phải làm.
Sếp luôn luôn phản đối bạn. Ngay cả khi bạn chắc chắn 100% về vấn đề đó, sếp vẫn tìm ra chỗ để phản đối và làm ngược lại ý bạn. Đây là một biểu hiện đáng ngờ.
Bất kể dọn WC hay dán phong bì, bạn thường xuyên bị giao việc mà không ai muốn làm. Dù chuyên môn của bạn là viết code hay phân tích dữ liệu thì sếp vẫn nhất quyết giao cho bạn những việc vặt vãnh mà không nằm trong bản mô tả công việc của bạn.
Dấu hiệu chứng tỏ sếp không ưa gì bạn
Nửa năm trở lại đây, bạn chưa nghe được bất cứ phản hồi nào từ sếp về công việc đã và đang làm. Sếp cố ý bỏ qua các cuộc gặp trực tiếp, không quan tâm bạn đang làm gì. Nếu có thì là phản hồi tiêu cực, tiêu cực và tiêu cực. Tồi tệ hơn là khi sếp phê bình bạn trước tất cả các nhân viên khác. Bên cạnh đó, khi ứng tuyển làm các công việc, bạn cũng thường gặp những vị sếp có phẩm chất không được như kỳ vọng nhất là liên tục thay đổi suy nghĩ và hành động khiến bạn cảm thấy phiền toái. Làm việc với sếp thiếu quyết đoán, chớ nóng vội mà hỏng việc bởi bạn có thể xử lý bằng nhiều cách tốt hơn.
Sếp gửi đến bạn những dấu hiệu đó mà chưa để bạn khăn gói ra đi vì bạn là một nhân viên xuất sắc và đóng góp nhiều cho công ty. Nhưng thật không may, hành vi không chín chắn và vụng về đó sớm muộn gì cũng buộc bạn phải ra đi. Nếu bạn cảm thấy môi trường làm việc của mình quá áp lực, không có động lực để tiếp tục làm việc và gắn bó thì đừng quên, ngần ngại mà hãy chuyển công ty. Bởi nếu bạn có năng lực thì tại môi trường khác bạn vẫn sẽ có cơ hội để phát huy, làm một lá đơn xin việc mới, nộp tới một doanh nghiệp tiềm năng. Với những kinh nghiệm, kỹ năng có được trong lá đơn xin việc của bạn nếu phù hợp thì việc tìm một công việc mới tốt sẽ không khó khăn chút nào.
>> Bạn mới ra trường và đang tìm việc làm? Truy cập ngay vào Joboko.com để nhận tin tuyển dụng hàng ngày.
>> Bạn đang muốn chuyển việc, truy cập ngay Joboko.com để tải mẫu Cv xin việc hay và ấn tượng nhất nhé.