Có những vị trí việc làm nào cho nhân viên pha chế?

25/12/2019 08:00
Với những ai mong muốn được làm việc trong môi trường ổn định, năng động và có cơ hội phát triển bản thân thì nhân viên pha chế là nghề rất thích hợp. Công việc này có rất nhiều vị trí nên tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực mà mỗi người sẽ lựa chọn cho mình chức vụ phù hợp. Vậy nhân viên pha chế có những vị trí nào phổ biến?

Hiện nay, các công việc tại nhà hàng, quán bar rất đa dạng cho ứng viên để tìm kiếm việc làm. Ngoài công việc nhân viên phục vụ thì nhân viên pha chế cũng nhiều bạn trẻ tham gia. Nói đến nhân viên pha chế đồ uống, mọi người sẽ chỉ nghĩ đơn giản họ là người tạo ra những ly thức uống theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, công việc của những nhân viên pha chế ra sao thì không phải ai cũng thực sự hiểu rõ. Chính vì vậy, nhiều người khi được hỏi về công việc của Barista hay Bartender thì cảm thấy vô cùng bối rối.

Nhân viên pha chế có những vị trí nào?

Vị trí việc làm cho nhân viên pha chế

Với chức danh nhân viên pha chế, tại các quán bar, khách sạn phổ biến ở hai vị trí là Barista và Bartender. Nhiệm vụ của hai vị trí này được biết đến như sau:

1. Barista - Nhân viên pha chế cà phê

  • Là người am hiểu, pha chế thành thạo các loại cà phê từ kiểu truyền thống như rang xay cho đến bằng máy.
  • Có khả năng tạo hình nghệ thuật cà phê (Latte Art) để mang đến cho khách hàng những ly cà phê bắt mắt, lôi cuốn.
  • Pha chế đa dạng các thức uống khác như soda, trà sữa, đồ uống đá xay,...
  • Chịu trách nhiệm về hương vị, chất lượng đồ uống của khách hàng, không ngừng nghiên cứu, sáng tạo ra những công thức pha chế mới.

2. Bartender - Nhân viên pha chế đồ uống có cồn

  • Pha chế thành thạo các đồ uống có cồn như cocktail, mocktail hoặc các đồ uống liên quan đến rượu.
  • Gây ấn tượng với khách hàng qua màn biểu diễn pha chế đồ uống hấp dẫn.

Mặc dù tính chất và môi trường công việc khác nhau nhưng cả Barista và Bartender đều phải thực hiện các nhiệm vụ của nhân viên pha chế như:
  • Kiểm tra nguyên liệu pha chế xem đã đạt tiêu chuẩn về chất lượng hay chưa.
  • Đảm bảo các thiết bị sử dụng để pha được vệ sinh sạch sẽ, an toàn.
  • Loại bỏ những nguyên liệu đã hết hạn sử dụng.
  • Những nguyên liệu nào có thể chuẩn bị sẵn thì tiến hành trước như gọt hoa quả,...
  • Pha chế thức uống theo order, đặc biệt cần trang trí bắt mắt để tạo sự hấp dẫn cho khách hàng.
  • Kiểm soát thời gian pha chế để tránh tình trạng khách phải chờ lâu.
  • Trước khi mang đồ uống ra cho khách hàng thì cần kiểm tra lại một lần nữa.

Công việc chính của bartender là gì?

Dù làm bất cứ công việc gì thì đều phải bắt đầu từ vị trí thấp, do đó khi mà bạn chưa đạt được mong muốn thì cũng không nên nản chí. Bởi đây là bước đệm vững chắc cho bạn để có những thành công lớn trong tương lai. Nếu có niềm đam mê với pha chế thì hãy cố gắng học hỏi và rèn luyện không ngừng, tạo CV xin việc nhân viên pha chế chuyên nghiệp để gửi tới nhà tuyển dụng có như vậy bạn mới đạt được những mục tiêu mà mình đã đề ra.

Những vị trí nhân viên pha chế trên đây chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ về yêu cầu công việc, kỹ năng cũng như kinh nghiệm cần có khi ứng tuyển. Cùng với đó mỗi vị trí sẽ có những mức thu nhập khác nhau, vậy thu nhập nhân viên pha chế hàng tháng cao không bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết được cập nhật, từ đó biết được mức lương cho từng chức danh để ứng tuyển sao cho phù hợp nhất.

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888