Với nhiều người, khi nghe đến từ coach là nghĩ ngay đến các huấn luyện viên thể thao. Tuy nhiên, thực tế thì coach được dùng cho nhiều đối tượng, trong các lĩnh vực khác nhau. Hiểu chính xác coach là gì, biết đâu bạn có thể tìm ra mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với mình.
Nếu như bạn là một người thích giao tiếp và giỏi truyền đạt, thích động viên và giúp mọi người thành công thì trở thành coach có thể là một trong những lựa chọn phù hợp nhất. Không chỉ được thỏa mãn đam mê, lan tỏa năng lượng tích cực, bạn còn thực sự trở thành người thầy của ai đó, truyền cảm hứng cho những điều tốt đẹp, định hướng mọi người trên con đường sự nghiệp của họ nếu. Trước hết, bạn sẽ cần biết coach là gì, công việc cụ thể thế nào.
Để trở thành Coach cần có những tố chất, kỹ năng nào?
1. Coach là gì? Hoạt động trong các lĩnh vực nào?
Coach trong tiếng Việt có nghĩa là huấn luyện viên (HLV), là người hướng dẫn và làm việc với vận động viên, học viên hoặc với khách hàng để giúp họ rèn luyện, nâng cao năng lực của bản thân - có thể là phát triển trong các môn thể thao hay kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn cần thiết cho sự nghiệp. Vậy, trách nhiệm chính của coach là gì? Ở vai trò của mình, HLV sẽ thúc đẩy học viên của mình đạt được tiềm năng trong lĩnh vực mà họ quan tâm và cần cải thiện.
Bên cạnh đó, coach cũng sẽ giúp học viên của mình đặt ra mục tiêu phù hợp trong từng giai đoạn, phù hợp với từng cá nhân. Trong nhiều trường hợp, coach có thể là gia sư riêng, cố vấn hoặc điều phối viên kỹ năng sống. Có 3 lĩnh vực chính để huấn luyện. Mỗi lĩnh vực yêu cầu một bộ kỹ năng tương tự nhưng đa dạng và có tính chuyên môn khác nhau, đó là:
- Huấn luyện viên thể thao: Đây là lĩnh vực phổ biến nhất, tuyển dụng coach nhiều nhất. Với vai trò này, bạn sẽ đào tạo cho các vận động viên, học viên ở tất cả các loại và trình độ kỹ năng khác nhau để thi đấu. Thông qua việc sử dụng các kỹ thuật đào tạo và động lực tâm lý, các huấn luyện viên thể thao giúp người học đạt được các mục tiêu và giữ phong độ tốt nhất.
Huấn luyện viên thể thao làm việc tại đội tuyển quốc gia, địa phương, các trung tâm và cơ sở huấn luyện, rèn luyện. Ngoài các môn thể thao cơ bản như bóng đá, bóng chuyền, huấn luyện viên thể thao còn bao gồm cả thể thao điện tử hay huấn luyện viên thể hình...
- Huấn luyện viên nghề nghiệp: Vai trò này thường phổ biến hơn ở nước ngoài, trong đó, coach sẽ là người đánh giá khả năng và sở thích của "khách hàng", gợi ý và tư vấn họ tìm ra nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Thậm chí, coach cũng có thể dạy, trang bị kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm phù hợp với nghề nghiệp đó.
Cụ thể, huấn luyện viên nghề nghiệp sẽ đưa ra đề xuất nghề nghiệp dựa trên nền tảng giáo dục của khách hàng hoặc khuyên khách hàng nên học thêm gì để theo đuổi nghề nghiệp thích hợp. Các huấn luyện viên nghề nghiệp cũng đánh giá tính cách của khách hàng thông qua việc sử dụng các bài kiểm tra khoa học và cần có sự hiểu biết với hầu hết các loại nghề nghiệp.
- Huấn luyện viên chăm sóc sức khỏe: Vẫn là coach nhưng trong mảng chăm sóc sức khỏe thì HLV lại cung cấp một loại hình dịch vụ hoàn toàn khác, trong đó tập trung hoàn toàn vào sức khỏe và hạnh phúc cá nhân. Các huấn luyện viên này chịu trách nhiệm đảm bảo khách hàng của họ tránh các hành vi có nguy cơ cao, luôn đi đúng kế hoạch để trở nên khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn và thái độ tích cực tổng thể: Từ việc phá bỏ thói quen hút thuốc đến duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và phát triển các mối quan hệ tích cực giữa các cá nhân,...
Lưu ý: Ngoài 3 lĩnh vực chính, coach có thể là những người tự kinh doanh hoặc làm trong các doanh nghiệp để tư vấn, hỗ trợ về các mối quan hệ, học tập, nuôi dạy con cái, kinh doanh, kỹ năng mềm, dạy nhảy, hát,...
Coach có những vị trí công việc nào?
2. Mô tả công việc của Coach
Ở các lĩnh vực khác nhau, các nhiệm vụ cụ thể của một người làm việc trong vai trò coach cũng sẽ khác nhau nhưng về cơ bản, mô tả công việc của coach sẽ là:
- Xây dựng kế hoạch huấn luyện.
- Giao tiếp với học viên, khách hàng để hiểu mục tiêu và tham vọng của họ.
- Hỗ trợ khách hàng khám phá và vượt qua các rào cản cá nhân và đặt mục tiêu phù hợp.
- Đánh giá điểm mạnh của từng cá nhân và hướng dẫn họ phát triển thế mạnh, vượt qua các điểm yếu.
- Hướng dẫn để học viên, khách hàng thực hiện được các nhiệm vụ và hoàn thành mục tiêu.
- Tạo động lực và hướng dẫn phát triển kỹ năng.
- Theo dõi và đánh giá tiến độ.
3. Phẩm chất, kỹ năng để thành công khi làm Coach
Đến đây, bạn đã hiểu coach là gì hay chưa? Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem phải làm thế nào để đạt được thành công khi trở thành huấn luyện viên nhé.
Đầu tiên, hãy nói về điều kiện để trở thành một huấn luyện viên. Bạn sẽ phải là người có kinh nghiệm thực tiễn dày dặn, nhiều trải nghiệm ý nghĩa và có những thành công ấn tượng trong vai trò của mình - tốt nhất là thành tích, giải thưởng ấn tượng, có uy tín trong ngành, được ghi nhận, bằng cấp cao. Bên cạnh đó, việc trở thành coach hay không phải do mong muốn, định hướng của cá nhân bạn vì đây là công việc không phải ai cũng làm được, cũng có thể gắn bó. Niềm yêu thích được chia sẻ, được giúp đỡ người khác, các kỹ năng giao tiếp, truyền đạt, đào tạo, giám sát,... đều rất quan trọng.
Muốn thành công, Coach cần có những kỹ năng, phẩm chất thiết yếu
Những người thành công trong vai trò huấn luyện viên là người sở hữu các phẩm chất, kỹ năng như:
- Lắng nghe tích cực: Hiểu rõ người được huấn luyện bằng cách kiên nhẫn và lắng nghe họ.
- Cung cấp phản hồi chính xác: Cung cấp phản hồi tích cực, mang tính xây dựng để giúp học viên hiểu rõ hơn về các vấn đề. Điều này không nhất thiết phải bao gồm các giải pháp cho vấn đề.
- Xây dựng mối quan hệ tin tưởng: Học viên cần có sự tin tưởng vào huấn luyện viên để tiến bộ, đồng thời, HLV cũng cần có khả năng xây dựng niềm tin với họ bằng cách trung thực và bảo mật thông tin.
- Coi trọng học viên: Bạn không nên phán xét mà hãy hướng dẫn, giúp học viên học cách trưởng thành, phát triển.
- Biết cách đặt câu hỏi: Tìm hiểu về giá trị và mục tiêu của học viên bằng cách đặt những câu hỏi sâu sắc. Giá trị và mục tiêu là các yếu tố thúc đẩy và ảnh hưởng đến hành động, động cơ và quyết định của mọi người. Biết những điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và giúp đỡ họ đúng hướng.
- Thân thiện: Coach không nên là người khó gần hay không hòa đồng - hãy để mọi người thoải mái chia sẻ và trao đổi với bạn.
- Đồng cảm: Học viên dù ở trình độ nào cũng sẽ muốn được thấu hiểu thay vì lên án.
- Định hướng và tạo động lực: Không cung cấp tất cả các đáp án cho học viên hay dẫn dắt tất cả các cuộc hội thoại, việc của HLV sẽ là dẫn dắt học viên để họ tự tìm câu trả lời, chủ động và tích cực thay vì lệ thuộc vào coach mới có thể làm tốt.
JobOKO vừa chia sẻ đến bạn những thông tin đầy đủ, chi tiết nhất để bạn hiểu rõ về coach là gì, vai trò, nhiệm vụ cũng như những tố chất của một HLV xuất sắc. Bạn hãy tạo CV ứng tuyển Coach trên JobOKO ngay hôm nay để nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp với nhu cầu và định hướng của bản thân nhé.
MỤC LỤC:
1. Coach là gì? Hoạt động trong các lĩnh vực nào?
2. Mô tả công việc của Coach
3. Phẩm chất, kỹ năng để thành công khi làm Coach
Đọc thêm: Mô tả công việc của Huấn luyện viên cá nhân
Đọc thêm: Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo chuẩn cho Chuyên viên đào tạo bán hàng