Không có một ngành nghề nào khác có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và giải quyết các vấn đề xã hội tốt hơn công nghệ sinh học. Công nghệ sinh học giúp phát triển các loại dược phẩm mới phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe thiết yếu của con người, để chống lại dịch bệnh hay các loại bệnh hiếm gặp. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu các loại năng lượng tái tạo sử dụng cho công nghiệp và nông nghiệp mà không gây hại đến môi trường,... Tất cả đều với một mức giá vô cùng phải chăng.
Triển vọng phát triển của ngành công nghệ sinh học trong tương lai
Tuy nhiên, để ngành công nghệ sinh học thực sự phát huy hết tiềm năng của nó, bên cạnh những quyết sách của các cơ quan có thẩm quyền, mỗi người đều cần phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của ngành này trong việc tạo ra một môi trường sống và làm việc xanh hơn, lành mạnh hơn và hiệu quả hơn.
Ngành công nghệ sinh học có giá trị hàng nghìn tỷ bảng Anh và đã tạo ra hàng triệu việc làm cho mọi người từ khắp nơi trên thế giới. Chỉ riêng trong lĩnh vực y tế, đã có khoảng 350 triệu bệnh nhân được điều trị và phòng ngừa các bệnh mãn tính với sự hỗ trợ của công nghệ sinh học. Các nhà khoa học đã ước tính rằng dược phẩm công nghệ sinh học chiếm tới 20% sản lượng thuốc trên toàn thị trường và sẽ lên đến con số 50% và thậm chí là cao hơn nữa chỉ trong tương lai gần.
Công nghệ sinh học còn giúp ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu bằng cách phát triển các nguồn năng lượng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Điều này sẽ giúp giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính, đáp ứng mục tiêu giảm 2,5 tỷ tấn C02 phát thải ra môi trường mỗi năm.
Trong nông nghiệp, công nghệ sinh học cũng giúp hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch và giảm phát thải khí C02, đồng thời đảm bảo độ an toàn của nguồn thực phẩm. Năng suất mùa vụ cũng sẽ tăng lên; giúp đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh dân số thế giới liên tục tăng như hiện nay.
Cùng với công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, công nghệ sinh học cũng được coi là một trong những ngành nghề mũi nhọn trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Không có một lĩnh vực nào mà đầu tư cho nó lại có cơ hội sinh lời cao như ngành công nghệ sinh học. Với một loạt các công ty mới được thành lập và cơ hội mới được mở ra, những người đam mê công nghệ sinh học và lựa chọn con đường này sẽ không bao giờ phải hối hận về quyết định của mình.
Những thách thức toàn cầu trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, an ninh lương thực, sản xuất công nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường đã và đang thúc đẩy ngành công nghệ sinh học phát triển hơn nữa. Đồng thời, nó cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho những sinh viên theo học ngành này.
Tất cả chúng ta đều biết rằng chi phí cho các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe đang tăng nhanh đến chóng mặt, phần lớn trong số đó là dành cho các loại thuốc kê toa và thuốc điều trị các bệnh mãn tính. Điều này đặt ra yêu cầu cho ngành y dược phải phát triển được các loại thuốc hiệu quả hơn và với chi phí phải chăng hơn để phục vụ người bệnh.
Các công nghệ tiên tiến như liệu pháp miễn dịch hay tế bào gen cũng mang lại rất nhiều tiềm năng trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, mới chỉ có những giả thuyết ban đầu được đưa ra rằng chúng có thể giúp điều trị các bệnh hiểm nghèo như ung thư, tim mạch,... Vẫn còn rất nhiều tiềm năng khác ẩn sâu trong ngành công nghệ sinh học đang chờ đợi các kỹ sư khám phá.
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành công nghệ sinh học gia tăng
Năm 2050, dân số thế giới được dự báo sẽ đạt con số 9 tỷ người. Liệu chúng ta có đủ lương thực để phục vụ số lượng người lớn như vậy hay không, phần lớn là nhờ vào vai trò của công nghệ sinh học. Các kỹ sư công nghệ sinh học được kỳ vọng sẽ phát triển được các loại cây trồng chống chịu tốt trước điều kiện môi trường ngày càng biến đổi mạnh như hiện nay để đảm bảo có thể nuôi sống tất cả mọi người trên trái đất.
Nói tóm lại, công nghệ sinh học đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Các nước muốn đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường hay nâng cao chất lượng dịch vụ ngành y tế thì phải có những chính sách đầu tư mạnh mẽ cho các kỹ sư ngành công nghệ sinh học nói riêng và toàn ngành sinh học nói chung. Chính vì vậy mà những người có chuyên môn cao trong ngành này chính là những người đang nắm giữ một tương lai đầy hứa hẹn trước mắt.
Những người tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ sinh học có thể tiếp tục học lên bậc Thạc sĩ/Tiến sĩ; trở thành giảng viên bộ môn Sinh học trong các trường học hoặc tham gia trực tiếp vào lực lượng lao động với những công việc như:
Ngành công nghệ sinh học có rất nhiều vị trí khác nhau, vì thế mà mức lương cũng sẽ khác nhau. Đối với kỹ sư công nghệ sinh học nói chung, mức lương thường dao động trong khoảng 12 - 20 triệu đồng/tháng. Còn đối với vị trí kỹ thuật viên phòng xét nghiệm thì mức lương sẽ khoảng 10 - 18 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, cũng tùy theo quy mô, tình hình tài chính của từng tổ chức, doanh nghiệp và tính chất phức tạp của từng vị trí công việc và nhà tuyển dụng mà mức lương của mỗi người sẽ khác nhau.
Công nghệ sinh học là một trong những ngành có yêu cầu kỹ năng chuyên môn cao nên thời gian thử việc theo quy định của Pháp luật và luật lao động tối đa là 2 tháng. Thời gian này, người lao động sẽ được hưởng 80 - 85% lương cơ bản và sẽ được đào tạo các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc.
Thời gian thử việc chính là lúc để bản thân mỗi người kỹ sư công nghệ sinh học cố gắng hết sức để chứng tỏ được khả năng của mình cũng như thể hiện sự quyết tâm với công việc. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng tăng lương cho nhân viên có năng lực thực sự ngay sau khoảng thời gian thử việc này. Vì thế, hãy đừng cho rằng vì mức lương và chế độ đãi ngộ không được như nhân viên chính thức nên không cần phải phấn đấu hết mình. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai và có thể ảnh hưởng tới toàn bộ sự nghiệp tương lai.
Ngành công nghệ sinh học mang tới cơ hội việc làm tốt
Công nghệ sinh học là một ngành nghề có mức lương cao và cơ hội việc làm rộng mở. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể theo học ngành này và không phải cứ theo ngành này thì chắc chắn sẽ thành công.
Ngành công nghệ sinh học trước hết đòi hỏi những người làm trong nghề phải có niềm đam mê với các bộ môn khoa học và công nghệ vốn cực kỳ khô khan cùng với một nền tảng kiến thức các môn tự nhiên như Sinh học, Hóa học và Vật lý thật vững chắc. Đây sẽ là điều kiện cơ bản và bắt buộc để có thể theo học ngành này.
Ngoài ra, kỹ sư công nghệ sinh học cũng cần phải có tư duy tốt và tỉ mỉ, cẩn thận. Do công việc chính của ngành này thường liên quan đến các phòng thí nghiệm, các hợp chất nhỏ li ti, quy trình chiết xuất, pha chế,... Tất cả đều đòi hỏi phải tuân theo một quy trình hết sức chặt chẽ và nghiêm ngặt.
Ngoài ra, để có thể đứng vững trong nghề, bản thân mỗi kỹ sư công nghệ sinh học cũng cần phải tự mình trau dồi kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ để bắt kịp với xu hướng phát triển công nghệ của thế giới nếu như không muốn bị bỏ lại phía sau.
Với sự phát triển của không ngừng của công nghệ sinh học và trình độ ngày càng cao của các kỹ sư trong ngành này, chúng ta hoàn toàn có quyền tin vào tương của một thế giới không còn căn bệnh ung thư, AIDS hay Alzheimer,... quái ác - một thế giới phát triển bền vững với các vấn đề về an ninh năng lượng, thực phẩm và môi trường đều được giải quyết triệt để.
Không chỉ có ngành công nghệ sinh học phát triển, hóa học cũng ngày càng nở rộ và cần nguồn lao động chất lượng trong tương lai. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc kỹ càng về ngành học để sau khi tốt nghiệp nhanh chóng có được việc làm ưng ý. Tham khảo những thông tin hữu ích về cơ hội và thách thức khi theo đuổi ngành hóa học sẽ giúp bạn đưa ra quyết định lựa chọn sự nghiệp đúng đắn.
MỤC LỤC:
1. Vai trò và tiềm năng phát triển ngành công nghệ sinh học
2. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành công nghệ sinh học
3. Các vị trí việc làm ngành công nghệ sinh học
4. Mức lương ngành công nghệ sinh học
5. Thời gian thử việc
6. Những thách thức khi theo đuổi ngành công nghệ sinh học
Đọc thêm: Có thể xin việc vào đâu với tấm bằng Cử nhân ngành Công nghệ sinh học?
Đọc thêm: Học ngành Kỹ thuật Sinh học làm việc gì khi ra trường?