Để duy trì thái độ tích cực tại nơi làm việc

07/12/2019 06:30
Duy trì thái độ tích cực ở nơi làm việc hàng ngày khó hơn bạn tưởng. Trong một môi trường làm việc tích cực, suy nghĩ của bạn dễ dàng hướng tới sự tích cực, nhưng nếu xung quanh bao phủ bởi những suy nghĩ tiêu cực, điều này sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Đối với một số người, thái độ tích cực tự nhiên như bản năng nhưng đa phần thái độ tích cực cần có thời gian rèn luyện và sự tập trung nỗ lực.

Người ta thường nói học thói quen xấu thì dễ nhưng để tạo một thói quen tốt thì không hề dễ chút nào. Con người có xu hướng nghĩ theo hướng tiêu cực, chỉ có suy nghĩ tích cực mới cần phải cố gắng. Thái độ còn quan trọng hơn cả kinh nghiệm làm việc bởi nó tạo nên sự thành bại của một cá nhân. Đặc biệt nếu trong công việc mà thái độ không tốt thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những vấn đề mà bạn làm. Hãy thể hiện thái độ thân thiện và duy trì thái độ tích cực nhất cho công việc của mình qua 6 bí quyết sau nhé.

Làm thế nào để luôn có niềm vui, động lực phấn đấu trong công việc?

Cách duy trì thái độ tích cực nơi làm việc

1. Kết bạn với đồng nghiệp

Bạn dành ít nhất 40 giờ mỗi tuần cho công việc, vì thế thật tuyệt khi có một vài người bạn trong số đồng nghiệp. Bạn không cần thiết phải biết mọi thứ về họ, đơn giản là tán gẫu về sở thích chung và thi thoảng bông đùa sẽ khiến công việc thú vị hơn. Có một tập thể thân thiện, cởi mở tại nơi làm việc giúp bạn bớt căng thẳng và cảm thấy luôn được hỗ trợ khi cần.
Thay vì đi thẳng về nhau sau giờ làm, bạn hãy thử tham gia các hoạt động và sự kiện cùng đồng nghiệp. Không cần đến vài giờ, chỉ là dành chút thời gian đi ăn hoặc shopping, dạo phố cũng sẽ khiến các bạn thân thiết hơn. Điều này sẽ tạo nên thái độ tích cực với đồng nghiệp.

2. Nghỉ giải lao và ăn trưa

Việc "cắm rễ" vào bàn làm việc trong thời gian dài sẽ khiến suy nghĩ của bạn trì trệ hơn, dễ gây mệt mỏi và mất tập trung. Đi ăn trưa, uống cà phê giữa giờ hoặc chỉ cần bước ra khỏi bàn làm việc trong vài phút sẽ khiến bạn thư giãn hơn. Những phút giải lao ngắn trong ngày (khoảng 2 giờ/lần) là lúc để bạn nạp năng lượng để duy trì tinh thần làm việc tốt và phát triển thái độ tích cực.

3. Không mang việc về nhà

Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của dành thời gian cho bản thân, gia đình và những sở thích cá nhân của bạn. Bạn đã làm việc 8 giờ đồng hồ, nếu lại tiếp tục mang việc về nhà mỗi ngày, bạn sẽ không còn hứng thú để đi làm vào ngày hôm sau. Lập nguyên tắc cho chính mình chỉ làm việc ở văn phòng bất cứ khi nào có thể (trừ những trường hợp đặc biệt).

4. Sắp xếp công việc hợp lý

Để không cần thường xuyên mang công việc về nhà, bạn cần xử lý ổn thỏa khối lượng công việc trong ngày. Nếu bạn bị quá tải, bạn khó mà làm việc hiệu quả. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu để kết quả công việc, từ đó gián tiếp ảnh hướng đến thái độ của bạn. Hãy xem xét các biện pháp giúp bạn thay đổi tình hình. Nếu bạn có thể ủy quyền cho cấp dưới, hãy trao cơ hội cho họ phát triển kỹ năng mềm và kinh nghiệm trong công việc. Lập danh sách các việc cần làm và nhiệm vụ ưu tiên để tránh bị căng thẳng lúc công việc dồn dập. Bạn sẽ có thêm năng lượng và suy nghĩ tích cực khi luôn giữ tâm thế chủ động trong công việc.

Biết cách quản lý thời gian, sắp xếp hợp lý sẽ giúp bạn giải quyết công việc nhanh chóng

5. Tác phong chuyên nghiệp

Cách bạn tương tác khi làm việc nói lên rất nhiều về đạo đức nghề nghiệp của bạn. Nếu bạn đang gặp vấn đề trong công việc làm ảnh hưởng đến thái độ tích cực của bạn, hãy cố gắng tiếp cận vấn đề theo cách cởi mở và mang tính xây dựng. Bạn sẽ nhận lại sự tôn trọng của đồng nghiệp nếu biểu hiện chuyên nghiệp trong các tình huống tiêu cực. Không phải lúc nào tâm trạng bạn cũng tốt nhưng cho dù bạn cảm thấy ra sao, hãy luôn duy trì thái độ chuyên nghiệp trong công việc. Ngay từ khi ứng tuyển vào công ty, bạn cũng cần có thái độ chuyên nghiệp và tích cực thông qua CV xin việc, qua đó chắc chắn bạn sẽ được đánh giá tốt hơn có lợi thế hơn khi làm việc.

6. Tử tế với đồng nghiệp

Nếu bạn thấy mình bất hòa với đồng nghiệp, hãy dành thời gian để đảm bảo rằng không có sự thiên vị trong vô thức nào ảnh hưởng đến phán đoán của bạn trước khi nói chuyện với họ. Chú ý tới ngôn ngữ cơ thể và từ ngữ bạn sử dụng khi giao tiếp. Những lời chỉ trích và phản hồi mang tính xây dựng có sự khác biệt rất lớn. Bên cạnh đó, hãy tránh xa tin đồn. Bạn không thể tránh các tin đồn xung quanh hay ngăn chặn chuyện ngồi lê đôi mách về bản thân mình nhưng bạn có thể kiểm soát được mình không phải người tạo ra tin đồn nhảm hay lan truyền nó.
Ngoài những vấn đề liên quan đến thái độ thì các bạn cũng có thể tham khảo thêm về nguyên tắc cơ bản để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp. Qua đây các bạn sẽ phần nào hiểu được phải làm sao có những mối quan hệ tốt đẹp nhất với đồng nghiệp cũng như những người bạn của mình. Nếu có những mối quan hệ tốt đẹp thì chắc chắn sẽ có tinh thần thoải mái và giúp đỡ nhau trong công việc hiệu quả hơn.

MỤC LỤC:
1. Kết bạn với đồng nghiệp
2. Nghỉ giải lao và ăn trưa
3. Không mang việc về nhà
4. Sắp xếp công việc hợp lý
5. Tác phong chuyên nghiệp
6. Tử tế với đồng nghiệp

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888