Hồ sơ xin việc hay CV xin việc đều là tài liệu giúp ứng viên giới thiệu mình với nhà tuyển dụng. Về phía nhà tuyển dụng, họ xét duyệt hồ sơ xin việc để lựa chọn ra những người mà họ thấy có vẻ phù hợp nhất, sau đó mời phỏng vấn. Thông thường, nếu hồ sơ xin việc bạn có sai sót - tệ nhất là những lỗi cơ bản thì bạn rất dễ bị loại ngay lập tức và đánh mất cơ hội việc làm lý tưởng.
Tránh những sai sót trong hồ sơ xin việc để gia tăng cơ hội trúng tuyển
Để đảm bảo tính công bằng cho mỗi ứng viên khi nộp hồ sơ xin việc, công ty tuyển dụng sẽ đặt ra thời hạn đăng ký và nộp hồ sơ. Hãy thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp và sự nghiêm túc của bản thân với công việc trước hết qua việc nộp hồ sơ xin việc đúng hạn nhé!
Mỗi một giấy tờ trong hồ sơ xin việc cần được hoàn thiện đầy đủ thông tin. Không những vậy, nội dung cũng phải trình bày dễ nhìn, dễ theo dõi. Điều này phụ thuộc vào mẫu CV, đơn xin việc,... mà ứng viên lựa chọn. Để tối ưu nhất, nên chọn thiết kế đơn giản, lịch thiệp, nội dung giấy tờ cần được trình bày dưới dạng đoạn văn hoặc gạch đầu dòng sao cho phù hợp nhất. thực hiện được mục đích truyền đạt.
Bỏ trống không đề cập tới những mục thông tin trọng điểm khiến nhà tuyển dụng hoài nghi về bố cảnh, phẩm chất và năng lực ứng viên. Có lẽ nào người này đang giấu diếm bí mật, từng bị đuổi việc hay từng bỏ học giữa chừng? Vì lý do này, đảm bảo cung cấp đầy đủ nội dung cần thiết, đính kèm lời giải thích, đặc biệt khi có khoảng trống nghề nghiệp. Hãy suy nghĩ tích cực, chuẩn bị sẵn sàng cho buổi phỏng vấn nếu được yêu cầu giải thích những khoảng trống hồ sơ đó nhé!
Điều hiển nhiên là nhà tuyển dụng sẽ không để mắt tới chiếc hồ sơ xin việc không đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu nhất trong mô tả công việc. Có hai viễn cảnh có thể xảy ra trong trường hợp này, một là ứng viên thực sự không có đủ kinh nghiệm, trình độ học vấn và kỹ năng để làm việc; thứ hai là mặc dù đáp ứng được yêu cầu của công ty tuyển dụng nhưng lại không chỉ rõ trong hồ sơ, dẫn tới việc nhà tuyển dụng không nắm bắt được chính xác thông tin.
Kinh nghiệm rút ra, hãy tập trung thể hiện rõ tất cả những điểm quan trọng nhất, bạn có kỹ năng cứng, kỹ năng mềm nào phù hợp với vị trí công việc? Bạn có kinh nghiệm nào liên quan? Thành tích nào đáng tự hào? Thực sự đầu tư thời gian đọc kỹ mô tả công việc cũng như tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp, bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng thôi!
Một số lỗi sai phổ biến trong hồ sơ xin việc bạn cần tránh
Để chuẩn bị nắm bắt mọi thời cơ tuyển dụng, bạn đã viết sẵn CV và đơn xin việc và chỉ cần thay tên công ty và vị trí tuyển dụng khi cần thiết. Thực tế, rất nhiều ứng viên chọn cách làm này, đặc biệt là khi cạnh tranh việc làm tăng cao. Tuy nhiên, vội vàng như vậy đôi khi lại phản tác dụng. Liệu bạn có thể chắc chắn chỉnh sửa hết toàn bộ thông tin. Thậm chí còn xuất hiện trường hợp ứng viên không chỉnh sửa thông tin đã nộp. Kinh nghiệm, kỹ năng không những không khớp với yêu cầu trong mô tả công việc, tên công ty ứng tuyển cũng không đổi. Những hồ sơ như vậy thể hiện sự thiếu tôn trọng thiếu chuyên nghiệp và chắc chắn sẽ bị loại đầu tiên.
Có cẩn thận đến mấy, đôi khi bạn vẫn không thể tránh được lỗi sai chính tả hay lỗi đánh máy. Đây là lý do vì sao bạn cần thời gian để viết cũng như đọc soát lại một cách cẩn thận trước khi chính thức gửi tới công ty tuyển dụng. Hãy nhờ tới sự giúp đỡ của bạn bè, người thân để có một cái nhìn khách quan hơn nhé!
Để đảm bảo nắm bắt cơ hội thực hiện mục tiêu nghề nghiệp, tốt hơn hết, bạn cần phải cẩn thận từ những bước đi đầu tiên. Hy vọng với những thông tin JOBOKO.com vừa chia sẻ trên đây, bạn sẽ có cho riêng mình một bộ hồ sơ xin việc đầy chuyên nghiệp và tiềm năng!
MỤC LỤC:
1. Nộp quá hạn
2. "Bỏ lỡ" thông tin quan trọng
3. Không đạt yêu cầu tối thiểu
4. Không cập nhật CV
5. Không đọc soát
Đọc thêm: Cách email phản hồi cho ứng viên khi nhận được hồ sơ xin việc