Vậy Founder là gì? Về bản chất, Founder là người thổi hồn cho sự khởi đầu của một doanh nghiệp từ khi chỉ là một ý tưởng trên giấy đến khi trở thành một thực thể. Ở giai đoạn đầu khi mới thành lập, đội ngũ người sáng lập sẽ là những nhân tố chủ chốt nhất, giải quyết mọi vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, người sáng lập đồng thời kiêm luôn chức vụ CEO - giám đốc điều hành của công ty.
Tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ của Founder
Khác biệt lớn nhất giữa một Founder và CEO chính là vai trò của họ tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp. Founder sẽ vẫn là nhà sáng lập ngay cả khi họ đã rời khỏi doanh nghiệp và không còn điều hành các công việc. Bên cạnh đó, phần lớn các vai trò của Founder được thực hiện ở giai đoạn đầu mới thành lập công ty. Mặt khác, CEO là người đóng vai trò điều hành các hoạt động và đứng đầu công ty.
Thực tế, Founder và CEO thường khác nhau, mặc dù một người hoàn toàn có thể đảm nhiệm cả 2 vị trí. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về 2 vị trí này nhé!
Như Joboko.com đã đề cập ở trên, về cơ bản Founder là người thổi hồn cho sự khởi đầu của một doanh nghiệp từ lúc còn là ý tưởng trên giấy đến khi trở thành một thực thể.
Vai trò, nhiệm vụ của một Founder bao gồm:
Hầu hết các doanh nghiệp thành công đều đi lên từ những kế hoạch kinh doanh bài bản, được tính toán kỹ lưỡng, thường do Founder xây dựng. Có rất nhiều yếu tố then chốt quyết định hiệu quả của kế hoạch kinh doanh như tóm tắt dự án, trình bày mô hình kinh doanh của công ty, phân tích thị trường, liệt kê các sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp, kế hoạch vận hành, chiến lược tiếp thị và bán hàng cũng như một bản kế hoạch tài chính chi tiết.
Các công ty khởi nghiệp thường được gây dựng từ những ý tưởng hay sản phẩm cụ thể mà Founder muốn cung cấp tới khách hàng. Ngoài xác định mặt hàng, Founder còn là người đề ra sứ mệnh và tầm nhìn dẫn dắt để các thành viên hướng đến một mục tiêu chung là phục vụ khách hàng thật tốt.
Trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp, Founder thường đảm nhiệm công việc xác định kiểu hội đồng quản trị cũng như những cái tên sẽ góp mặt trong đó. Đây chính là cầu nối để founder có thể giám sát mọi hoạt động của công ty.
Founder chịu trách nhiệm những hoạt động nào của công ty?
Khi thành lập doanh nghiệp mới, Founder cũng chịu trách nhiệm tìm xây dựng những đội ngữ có khả năng áp dụng tầm nhìn vào công việc. Họ sẽ bắt đầu tìm kiếm những nhân viên điều hành, có thể giám sát các hoạt động quan trọng của doanh nghiệp cũng như hỗ trợ các nhân viên khác trong việc sản xuất và vận chuyển.
Ngoài ra, Founder cũng chịu trách nhiệm xây dựng các nguồn vốn ban đầu để đưa hoạt động kinh doanh đi lên. Họ có thể đăng ký các khoản vay hoặc tài trợ, xin trợ cấp, tìm kiếm vốn đầu tư mạo hiểm hay sử dụng tài sản cá nhân để chi cho các hoạt động kinh doanh ban đầu cho đến khi công ty có khả năng tạo ra lợi nhuận.
Trong khi công việc của Founder chủ yếu diễn ra ở giai đoạn đầu mới thành lập doanh nghiệp, CEO lại đảm nhiệm các phần việc xuyên suốt quá trình vận hành và phát triển của công ty.
CEO thường chịu trách đại diện cho doanh nghiệp, tiếp nhận các yêu cầu, lời mời truyền thông và tham dự các sự kiện trong ngành cũng như cộng đồng. Vì vậy, thương hiệu cá nhân của CEO gắn liền với danh tiếng của công ty.
Nhiều công ty hiện nay có vị trí giám đốc vận hành (COO), người chịu trách nhiệm quản lý các công việc được tiến hành. Tuy nhiên, CEO vẫn là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với các hoạt động chung, bao gồm các quyết định tuyển dụng quan trọng hay kế hoạch chiến lược nhằm giúp công ty phát huy các thế mạnh và tiến gần hơn đến mục tiêu đề ra.
Sau khi Founder xác định hội động quản trị giám sát công ty sẽ đi theo hướng nào, CEO chịu trách nhiệm duy trì các mối quan hệ này và trực tiếp báo cáo mọi việc với hội đồng quản trị.
Trong nhiều doanh nghiệp, CEO sẽ nhận hướng dẫn của hội đồng quản trị về các quyết định kinh doanh lớn. Họ cũng sẽ báo cáo các thay đổi trong kinh doanh và các mốc quan trọng cho hội đồng quản trị để đảm bảo mọi hoạt động đang đi đúng hướng.
CEO cấp cao cũng chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động cũng như khả năng đạt được các mục tiêu chủ chốt của doanh nghiệp. Nếu vì một lý do nào đó mà các phòng ban trong công ty không đạt được mục tiêu, CEO cần đưa ra hướng dẫn chiến lược về cách thực hiện hoặc nhờ đến sự cố vấn của hội đồng quản trị.
Founder và CEO là vị trí nhiều người mơ ước
Câu trả lời phụ thuộc phần lớn vào nguồn lực công ty cũng như năng lực của người đảm nhận. Đôi khi, một người có thể đảm nhiệm cả 2 vị trí trong giai đoạn đầu khởi nghiệp và sẽ lựa chọn ra một CEO mới khi công ty đã tiến đến giai đoạn ổn định. Trong nhiều trường hợp, Founder có thể nhận thấy thế mạnh của họ không phải là điều hành, vì vậy sẽ chọn ra một CEO phù hợp hơn.
Việc Founder đảm nhiệm vai trò CEO trong doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn lực, năng lực của bản thân họ và những gì tốt nhất cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn công ty mời "chập chững" bước vào thương trường.
Joboko.com hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên đây, bạn sẽ trả lời được câu hỏi Founder là gì cũng như hiểu được sự khác biệt giữa Founder và CEO. Tuy vai trò và năng lực của Founder và CEO là khác nhau nhưng họ cùng chung một lý tưởng, góp phần hướng doanh nghiệp đến những mục tiêu cuối cùng.
MỤC LỤC:
1. Founder và CEO
2. Founder là gì? Vai trò của Founder
3. CEO là gì? Vai trò của CEO
4. Một người có nên nắm giữ cả vị trí Founder và CEO?
Đọc thêm: CEO là gì? học gì ra làm CEO?
Đọc thêm: Owner là gì? Phân biệt Owner và CEO trong doanh nghiệp