Học ngành gì dễ xin việc?

26/05/2021 10:30
Học ngành gì dễ xin việc là mối quan tâm hàng đầu của các bạn học sinh trước ngưỡng cửa đại học và thậm chí là đối với cả những người đã đi làm hay muốn chuyển hướng sự nghiệp của mình. Bài viết dưới đây của JOBOKO.com sẽ giúp các bạn tìm hiểu những ngành nghề tiềm năng nhất trên thị trường hiện nay để trả lời cho câu hỏi này.


Chẳng có ngành nghề nào có thể mãi giữ vai trò top đầu trong nền kinh tế. Trong thị trường lao động, có những ngành nghề trở thành "hot" tại một thời điểm nhất định rồi lại nhanh chóng nhường chỗ cho các ngành nghề khác cần thiết hơn và có giá trị hơn. Do đó, sẽ không bao giờ là quá muộn để bạn học hỏi một kỹ năng mới hay tìm một công việc mới, đặc biệt là khi ngành nghề mà bạn đang theo không có sự tăng trưởng hoặc tăng trưởng quá chậm.

Những ngành nghề tiềm năng, dễ xin việc sau khi tốt nghiệp


Và nếu như bạn đang muốn chọn một ngành nghề cho 4 năm đại học sắp tới đây của mình hoặc đang muốn chuyển việc thì bài viết dưới đây của JOBOKO.com sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc này. Trong bài viết, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về những ngành nghề đang phát triển mạnh hiện nay, giúp bạn đưa ra những quyết định thông minh và chính xác nhất.

I. Học ngành gì dễ xin việc nhất?​

1. Digital marketing

Nhờ sự bùng nổ của Internet, digital marketing cũng đã tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt những năm qua và dường như chưa có dấu hiệu dừng lại. Chỉ cần nói đến đây đã đủ để mọi người hình dung về nhu cầu tuyển dụng cực lớn đối với các chuyên gia và nhân viên lĩnh vực này, như: content writer, chuyên viên SEO, email marketing,...

Digital marketing phù hợp với những người có tư duy công nghệ nhạy bén, luôn đề cao sự hài lòng của khách hàng và cố gắng để đáp ứng những yêu cầu của họ. Ngay cả những người không có bằng cấp cao về digital marketing hay công nghệ cũng có thể xin việc ngành này.

2. Vận tải và logistics

Vận tải và Logistics là 1 trong những ngành dễ kiếm việc nhất hiện nay. Khi mà công nghệ đã giúp đưa việc giao thương giữa các nước lên một tầm cao mới thì việc vận chuyển hàng hóa qua các nước cũng trở nên thuận lợi và thông suốt hơn, tạo cơ hội cho ngành vận tải và Logistics tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Điều này đã khiến cho nhu cầu tuyển dụng các chuyên viên, nhân viên ngành vận tải cao hơn bao giờ hết trong những năm qua và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới.

Các vị trí việc làm ngành vận tải và Logistics được tuyển dụng nhiều nhất phải kể đến supply chain manager (quản lý chuỗi cung ứng), logistics engineer (kỹ sư logistics), purchasing manager (quản lý mua hàng), inventory/warehouse manager (quản lý nhà kho, hàng tồn kho) và transportation manager (quản lý vận tải) hay việc làm nhân viên hiện trường.

Muốn tham gia vào ngành vận tải và Logistics với mong muốn có được mức lương cao, bạn cần phải có bằng cử nhân trở lên các chuyên ngành xuất nhập khẩu, Logistics,..., thành thạo các kỹ năng về công nghệ, khoa học, kỹ thuật, tính toán và Luật pháp Quốc tế. Những người không có bằng cấp và kiến thức chuyên môn sâu cũng có thể tham gia vào ngành này. Tuy nhiên, mức độ thăng tiến sẽ chậm hơn và quá trình làm việc sẽ vất vả hơn bởi phải vừa học vừa làm.

3. Công nghệ thông tin

Nếu như được hỏi học ngành gì để xin việc lương cao thì chắc chắn phải kể đến ngành công nghệ thông tin. Các chuyên gia nhận định rằng ngành công nghệ thông tin trong tương lai vẫn sẽ phát triển với tốc độ cao như hiện tại, nếu như không muốn nói rằng nó sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa khi mà công nghệ thông minh và trí tuệ nhân tạo AI đã trở thành mục tiêu của tất cả các nước trên thế giới.

Ngành công nghệ thông tin chưa bao giờ hết hot


Software engineer (kỹ sư phần mềm), web developer (phát triển web), cybersecurity specialist (chuyên viên an ninh mạng), cloud architect (kiến trúc sư nền tảng đám mây) và machine learning engineer (kỹ sư học máy) là những công việc đang được tuyển dụng nhiều nhất trong lĩnh vực này.

Trước hết, cần phải xác định tâm lý rằng công nghệ thông tin là một ngành khó, chứa nhiều kiến thức chuyên môn và đòi hỏi ở người học sự chăm chỉ, nhạy bén. Thông thường, những người muốn thành công trong nghề cần phải có bằng Cử nhân trở lên các chuyên ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính, an ninh mạng,...

4. Bảo hiểm

Bảo hiểm cũng là một trong những ngành học xong không sợ thất nghiệp bởi cả nhu cầu tuyển dụng và mức lương đều cao "ngất ngưởng." Kể cả những người chỉ có bằng cấp 3 hoặc bằng trung cấp cũng có rất nhiều cơ hội việc làm, miễn là họ có đầy đủ các tố chất cần thiết. Các vị trí công việc có lương cao trong ngành bảo hiểm bao gồm định phí bảo hiểm, giám định bồi thường, phân tích tài chính, thẩm định giá bất động sản và thẩm định bảo hiểm.

5. Truyền thông

Mặc dù là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhưng không phải ai cũng có thể bước chân vào nghề truyền thông. Lý do là bởi vì khoảng cách quá mong manh giữa sự thành công và thất bại. Biên tập viên, sản xuất, quảng cáo và marketing là những lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao trong ngành này. Trong đó, những vị trí việc làm có mức lương cao và tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai phải kể đến public relations specialist (chuyên viên quan hệ công chúng), technical writer, content strategist, investigative reporter (nhà báo điều tra),...

Điều quan trọng nhất để theo đuổi ngành truyền thông chính là đam mê, vì hầu hết các công việc đều đòi hỏi sự sáng tạo. Tham gia vào các lớp học báo chí, làm việc part-time cho các công ty xuất bản, đài truyền hình,... là những cách thức vô cùng hiệu quả để bắt đầu con đường sự nghiệp trong ngành này.

6. Y tế

Nhu cầu tuyển dụng ngành y tế luôn luôn cao, đặc biệt là trong bối cảnh dân số già đi như hiện nay. Một số việc làm ngành y tế sẽ đòi hỏi bạn phải có bằng cấp cao; trong khi đó, cũng có những vị trí chỉ yêu cầu có chứng chỉ là đủ. Tuy nhiên, có những yếu tố bắt buộc đối với mọi nhân viên y tế, cho dù ở bất cứ vị trí làm việc nào như kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc, cẩn thận, tôn trọng bệnh nhân, kiểm soát tốt cảm xúc và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp tốt.

Du lịch cũng là ngành phát triển mạnh và dễ xin việc trong tương lai

7. Giải trí, lữ hành, khách sạn

Ngành giải trí, lữ hành, khách sạn (bao gồm các khách sạn, nhà hàng, spa và thậm chí là cả các dịch vụ) đang phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc. Đây là một ngành công nghiệp khá rộng lớn bởi nó liên quan đến mọi địa điểm, dịch vụ phục vụ nhu cầu giải trí của con người. Những người làm trong ngành giải trí và khách sạn thường phải đối mặt với vấn đề thời gian làm việc dài. Tuy nhiên, đáp lại điều đó là một chế độ đãi ngộ tốt và mức lương không dưới 8 con số.

Cho dù bạn muốn trở thành một đầu bếp, người phục vụ hay người quản lý thì nghề khách sạn cũng yêu cầu bạn phải thật linh hoạt và thích ứng nhanh với những thay đổi. Nhu cầu của khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu trước mọi quyết định của bạn. Và nếu như bạn có thêm sự kiên nhẫn, được đào tạo chính quy, kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng tốt thì chắc chắn bạn không nên bỏ qua ngành này nếu như muốn thành công trong tương lai.

Nếu bạn yêu thích ngành du lịch và lữ hành thì đây cũng là ngành có nhiều cơ hội việc làm. Khi xã hội phát triển ngành du lịch ngày càng được nâng cao hơn, chính vì thế nhiều công ty, tập đoàn du lịch tuyển nhân viên điều hành tour, hướng dẫn viên du lịch...

II. Ngoài bằng cấp chuyên ngành, có nên học thêm chứng chỉ để dễ xin việc?

Học thêm một chứng chỉ ngoài bằng cấp chuyên ngành không phải là điều kiện bắt buộc. Tuy nhiên, đây sẽ là lợi thế để bạn đánh bại những ứng viên khác trong quá trình tuyển dụng. Ví dụ, những người theo đuổi lĩnh vực Digital Marketing có thể học thêm chứng chỉ SEO hay Digital Martketing Quốc tế (CDMP). Sinh viên ngành y nên có chứng chỉ hành nghề y dược nếu muốn mở phòng khám, quầy thuốc cho riêng mình. Những người có chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch hoặc hướng dẫn viên du lịch quốc tế cũng sẽ có nhiều cơ hội làm việc ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành và được ưu ái trong quá trình tuyển dụng hơn là những người không có.

Chứng chỉ có làm gia tăng cơ hội việc làm cho người tìm việc?

III. Vì sao các công việc hot nhất hầu như đều cần ngoại ngữ và kỹ năng tin học?

Xã hội ngày càng phát triển, đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới, đặt ra yêu cầu bắt buộc cho những công dân thời đại mới phải thành thạo ngoại ngữ, ít nhất là giao tiếp được bằng một ngoại ngữ nếu như muốn phát triển sự nghiệp.

Không khó để nhận thấy rằng những ngành nghề dễ xin việc nhất hiện nay (công nghệ thông tin, digital marketing, du lịch và lữ hành,...) đều đòi hỏi phải có ngoại ngữ và khả năng ứng dụng công nghệ. Là một hướng dẫn viên du lịch giao tiếp thành thạo bằng ngoại ngữ, bạn sẽ có cơ hội tiếp những đoàn khách nước ngoài đến Việt Nam hoặc là dẫn khách Việt Nam ra nước ngoài. Mức thu nhập chắc chắn sẽ cao hơn khi bạn chỉ phục vụ khách nội địa.

Còn trong lĩnh vực y tế thì sao? Bạn cần phải biết ngoại ngữ để đọc tên thuốc, đọc những tài liệu hướng dẫn y khoa được viết bằng tiếng nước ngoài, ít nhất là tiếng Anh. Muốn tiếp thu được những tri thức tiến bộ của nhân loại, bạn cần phải có phương tiện cơ bản nhất là ngôn ngữ.

Đây chỉ là hai trong số rất nhiều ví dụ về vai trò của ngoại ngữ và tin học đối với sự nghiệp của mỗi người. Các công ty có thể không yêu cầu ứng viên phải nộp bất cứ một chứng chỉ ngoại ngữ hay tin học cụ thể nào; tuy nhiên, họ sẽ kiểm tra trình độ trong quá trình phỏng vấn.

Xã hội hiện đại đã làm nảy sinh một khái niệm hoàn toàn mới - công dân toàn cầu. Họ là những người từ khắp nơi trên thế giới, có tư duy và tầm nhìn chiến lược. Họ hợp tác trong các dự án với quy mô toàn cầu vì lợi ích quốc tế. Và một trong những yêu cầu cơ bản nhất để trở thành một công dân toàn cầu chính là kỹ năng ngoại ngữ và tin học. Bởi khi và chỉ khi sử dụng thành thạo hai công cụ này, bạn mới có thể nắm bắt cơ hội hội nhập với thế giới.

Trên đây, JOBOKO.com đã giúp bạn trả lời câu hỏi học xong 12 nên học nghề gì để dễ xin việc trong tương lai. Tùy theo trình độ và kiến thức, kỹ năng thực tế mà bạn có thể chọn một ngành nghề phù hợp nhất cho bản thân. Dù bạn theo đuổi ngành gì thì cũng cần chủ động rèn luyện trình độ chuyên môn và tìm hiểu về cơ hội nghề nghiệp để sớm có được công việc tốt nhé.

MỤC LỤC:
I. Học ngành gì dễ xin việc nhất?​
II. Ngoài bằng cấp chuyên ngành, có nên học thêm chứng chỉ để dễ xin việc?
III. Vì sao các công việc hot nhất hầu như đều cần ngoại ngữ và kỹ năng tin học?

Đọc thêm: Top 10 việc làm ngành Logistics lương cao

Đọc thêm: Ngành truyền thông học những gì? có dễ xin việc?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888