Học nghề spa, làm đẹp chọn hướng đi nào cho đúng?

02/11/2021 09:30
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, spa hiện nay đang là một trong những ngành "hái ra tiền" và được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn khi vừa kết thúc chương trình học phổ thông. Tuy nhiên, học nghề spa, làm đẹp nên chọn hướng đi nào cho đúng?

Chất lượng cuộc sống được nâng cao và nhu cầu làm đẹp ngày càng lớn của con người đã góp phần biến nghề spa, làm đẹp thành một trong những nghề hốt bạc trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, không phải ai theo nghề này cũng có thể đạt được thành công mà họ mong muốn. Và làm thế nào để chọn được một hướng đi đúng đắn trong nghề spa, làm đẹp vẫn là một câu hỏi của rất nhiều người.

Triển vọng phát triển của nghề spa hiện tại và tương lai

1. Tiềm năng phát triển nghề spa, làm đẹp tại Việt Nam

Khi mà một số ngành nghề rơi vào trình trạng bão hòa nhân lực hoặc là thừa thầy thiếu thợ thì nghề spa lại nổi lên như là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay. Nhu cầu làm đẹp của con người ngày một lớn đã thúc đẩy khách hàng tìm đến với các spa ngày một nhiều hơn, mở ra một lối đi và cơ hội mới cho các bạn trẻ muốn bước chân vào nghề thẩm mỹ chuyên nghiệp.
Nghề thẩm mỹ, làm đẹp đang cho thấy những dấu hiệu phát triển mạnh tại Việt Nam. Điều này tỷ lệ thuận với nhu cầu tuyển dụng nhân viên ngành spa, làm đẹp với một mức thu nhập tốt. Chỉ cần bạn là người có tay nghề cao, bạn sẽ chẳng bao giờ phải lo đến chuyện thất nghiệp sau khi học ngành này.
Ngoài ra, những người muốn theo đuổi ngành spa sẽ không phải đáp ứng các điều kiện quá phức tạp hay bỏ ra một khoản chi phí quá lớn như khi theo học Đại học, Cao đẳng. Đây vốn là một công việc tự do và nó cũng chẳng yêu cầu phải đảm bảo chất lượng đầu vào. Điều kiện quan trọng nhất là một thái độ ân cần với khách hàng, sự cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc và không ngừng học hỏi nhiều kỹ thuật làm đẹp mới để chiều lòng khách.

2. Các vị trí việc làm ngành spa, làm đẹp

Sau khi hoàn thành một khóa học spa, công việc đầu tiên mà hầu hết mọi người đều phải trải qua là thợ spa. Công việc của nhân viên spa chủ yếu là massage, chăm sóc cơ bản, tắm tẩy, tắm dưỡng cho khách và hỗ trợ chuyên viên và kỹ thuật viên khi họ có yêu cầu.
Sau một khoảng thời gian tích lũy kinh nghiệm và đã nắm vững các kỹ thuật liên quan đến một trong các loại hình spa như massage tre, massage nến, trị mụn,... thì sẽ thợ spa có thể trở thành kỹ thuật viên spa (người có đủ các tố chất, kỹ năng và kinh nghiệm để làm việc trong các spa chuyên nghiệp). Trở thành kỹ thuật viên có nghĩa là các yêu cầu đòi hỏi cũng cao hơn và mức thu nhập cũng sẽ tăng.
Cao hơn kỹ thuật viên spa là chuyên viên spa. Họ là những người không chỉ có kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp mà còn là người giao tiếp tốt và đặc biệt nắm rõ tâm lý khách hàng. Ví dụ, công việc của một chuyên viên chăm sóc da toàn thân sẽ bao gồm nhận biết tình trạng da, tư vấn sản phẩm và cách thức trị liệu phù hợp, giải đáp các thắc mắc của khách hàng liên quan đến liệu trình đó, thuyết phục khách hàng và cuối cùng là thực hiện trị liệu.
Quản lý spa sẽ cấp bậc cao nhất mà mọi người đều hướng đến và là cơ hội để những người theo ngành này khẳng định sự thành công của bản thân. Không chỉ nâng cao thu nhập, trở thành quản lý spa còn là một cách để khẳng định uy tín cá nhân và chia sẻ niềm đam mê nghề spa, làm đẹp với những người khác.

3. Mức lương nghề spa, làm đẹp

Như đã nói ở trên, các cấp bậc việc làm trong nghề spa sẽ tương đương với các mức lương khác nhau. Thợ spa khi vừa tốt nghiệp khóa đào tạo sẽ có mức lương khoảng 3 - 4 triệu đồng/tháng cộng với tiền hoa hồng và tiền tip từ khách. Kỹ thuật viên spa cơ bản sẽ nhận mức lương khoảng 7 - 8 triệu đồng/tháng; trong khi đó những người làm công việc điều trị chuyên sâu sẽ có mức lương khoảng 10 - 15 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền tip từ khách hàng. Tuy nhiên, vị trí này sẽ đòi hỏi rất nhiều kỹ năng chuyên môn và sự khéo léo.
Quản lý spa là vị trí có mức lương cao nhất, trên 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương cao hơn sẽ đồng nghĩa với áp lực lớn hơn. Họ sẽ phải điều phối tất cả hoạt động của spa từ công tác vận hành, dịch vụ khách hàng cho tới đào tạo nhân viên mới.
Ngoài ra, trong các spa lớn còn có một vị trí khác là nhân viên kinh doanh (nhân viên tư vấn). Người này không nhất thiết phải trải qua các khóa đào tạo spa bài bản nhưng nhất định phải am hiểu về dịch vụ spa, làm đẹp của doanh nghiệp mình. Lương của nhân viên tư vấn thường không cố định, tùy thuộc vào số lượng khách hàng mà họ thuyết phục được.

Thu nhập của nghề spa cao hay thấp nhận sự quan tâm của nhiều người

4. Thời gian thử việc nhân viên, kỹ thuật viên spa

Nhân viên spa, dù ở vị trí nào cũng thường phải trải qua thời gian thử việc là 1 - 2 tháng với mức lương thử việc khoảng 70 - 80% lương cơ bản. Công việc của nhân viên spa chủ yếu liên quan đến kỹ thuật và thái độ đối với khách hàng. Vì vậy, sẽ không quá khó để một người có thể vượt qua thời gian thử việc này nếu như họ thực sự tâm huyết với nghề.

5. Những thách thức khi theo đuổi nghề spa, làm đẹp

Đối với một ngành nghề không đòi hỏi quá nhiều bằng cấp như nghề nhân viên spa thì mức lương trên đây cũng được xếp vào hàng thu nhập "khủng." Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể làm được nghề spa. Những người theo ngành này sẽ phải đánh đổi rất nhiều và vượt qua không ít những thách thức như:

  • Thời gian làm việc không phải là giờ hành chính, thường là làm việc rất muộn vào buổi tối và cuối tuần khiến cuộc sống gia đình bị ảnh hưởng.
  • Nhân viên spa phải có sức khỏe tốt, có khả năng chịu áp lực cao trong công việc.
  • Khả năng tập trung cao để không mắc sai lầm trong quá trình trị liệu cho khách hàng.
  • Quá trình theo học nghề spa đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì, nhẫn nại và thực hành càng nhiều càng tốt.
  • Định kiến của những người xung quanh đối với nghề spa, làm đẹp.

Những lưu ý để trở thành nhân viên Massage chuyên nghiệp

Bất kể ngành nghề nào cũng có những khó khăn của riêng nó. Vấn đề là ở chỗ bạn có thực sự tâm huyết và quyết tâm theo đuổi nghề hay không. Những người nhẫn nại, giàu nghị lực và đam mê với nghề sẽ nhanh chóng gặt hái được thành quả xứng đáng. Nếu bạn có ý định tìm việc làm nhân viên massage tại các spa, trung tâm chăm sóc sắc đẹp thì hãy lưu ý 7 điều dưới đây.

MỤC LỤC:
1. Tiềm năng phát triển nghề spa, làm đẹp tại Việt Nam
2. Các vị trí việc làm ngành spa, làm đẹp
3. Mức lương nghề spa, làm đẹp
4. Thời gian thử việc nhân viên, kỹ thuật viên spa
5. Những thách thức khi theo đuổi nghề spa, làm đẹp

Đọc thêm: Lương của nhân viên Spa cao hay thấp? có nên học ngành Spa?

Đọc thêm: Quy trình chăm sóc khách hàng tại Spa chuyên nghiệp

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888