Trắc nghiệm MBTI là gì? Bạn thuộc tính cách MBTI nào? Lựa chọn nghề nghiệp ra sao?
Thông qua bài trắc nghiệm tính cách MBTI, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tính cách của mình.
Bạn muốn hiểu hơn về bản thân? Bạn đã tìm và thử những bài kiểm tra tính cách, trong đó có cả trắc nghiệm MBTI nhưng lại không biết làm thế nào để phân tích kết quả và ứng dụng vào công việc, cuộc sống? Nếu vậy thì bài viết sau đây của JobOKO chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn.
MỤC LỤC:
1. Trắc nghiệm MBTI là gì?
2. Cách sử dụng trắc nghiệm MBTI để chọn nghề nghiệp và phát triển sự nghiệp
Tầm quan trọng của bài kiểm tra trắc nghiệm MBTI
1. Trắc nghiệm MBTI là gì?
Trắc nghiệm MBTI tên đầy đủ là Myers-Briggs Type Indicator, thực chất là một bài kiểm tra tính cách, đánh giá tâm lý để phân loại mỗi người vào một trong 16 kiểu tính cách. Bài kiểm tra sẽ sắp xếp bạn vào 1 trong 4 cặp yếu tố tâm lý đối lập, bao gồm hướng ngoại - hướng nội (cách bạn sử dụng năng lượng của mình), cảm nhận - trực giác (cách bạn tiếp nhận thông tin), suy nghĩ - cảm giác (cách bạn đưa ra quyết định của mình) và đánh giá - nhận thức (cách bạn nhìn nhận thức về thế giới). Mục đích của trắc nghiệm MBTI là để bạn hiểu mình là ai và áp dụng nó để định hướng sự nghiệp của mình theo hướng phù hợp, lâu dài và tốt nhất.
2. Cách sử dụng trắc nghiệm MBTI để chọn nghề nghiệp và phát triển sự nghiệp
Khi tìm kiếm nghề nghiệp tương lai hoặc cân nhắc chuyển sang một nghề nghiệp mới, loại tính cách của bạn là một yếu tố quan trọng cần xem xét. Trên thực tế, trắc nghiệm MBTI có thể dự đoán được hành vi, cách tương tác của bạn tại nơi làm việc, cách bạn xử lý thông tin và đưa ra những quyết định quan trọng có tác động đến đồng nghiệp hay người quản lý của bạn.
Bạn có thể dùng kết quả trắc nghiệm MBTI để:
2.1. Nghiên cứu kiểu tính cách của bạn
Khi bạn nhận được kết quả của trắc nghiệm MBTI, hãy xem xét các hành vi phù hợp với kiểu tính cách của bạn. Bạn có thể nhận thấy rằng đó là những gì bạn mong đợi hoặc trái ngược với mong đợi của bạn. Khi bạn gắn kết quả của kiểu tính cách với hành động của mình, bạn sẽ cảm nhận, dự đoán được một phần cách bạn tương tác ở nơi làm việc. Hãy sử dụng 4 ví dụ tâm lý và áp dụng chúng vào các tình huống có khả năng xảy ra như sau:
- Tính cách hướng nội so với hướng ngoại: Nếu bạn là người hướng nội thì bạn sẽ dành nhiều thời gian để suy nghĩ. Do đó, bạn thường mất nhiều nỗ lực hơn để truyền đạt suy nghĩ, ý tưởng, quan điểm của mình. Trong khi đó, người hướng ngoại thì nhiều năng lượng, cần phải điều chỉnh để suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi nói.
- Cảm nhận so với trực giác: Cảm nhận có thể giúp bạn thu thập dữ kiện từ môi trường xung quanh bạn, vì vậy bạn có thể dễ dàng nhờ người khác giúp đỡ hoặc dựa vào các nguồn lực được cung cấp khi bạn bắt đầu một vị trí mới. Tuy nhiên, kiểu tính cách trực quan sẽ nhìn sâu hơn vào các mẫu và ý nghĩa của các kết nối tổng thể với nơi làm việc.
- Suy nghĩ so với cảm giác: Người ra quyết định dựa vào suy nghĩ, suy luận là những người hướng đến việc tìm ra giải pháp hợp lý cho từng vấn đề mà họ phải đối mặt nhưng người dựa vào cảm nhận thì đưa ra quyết định của họ dựa trên cảm xúc, giá trị và nhu cầu của đối phương. Nhận biết được nét tính cách này, bạn có thể tạo ra mối liên hệ giữa các giá trị logic, cốt lõi và nhu cầu công việc thực tế.
- Đánh giá so với nhận thức: Sự khác biệt này thể hiện phong cách tổ chức tại nơi làm việc. Những người có tính cách theo hướng đánh giá thường có ý thức rõ ràng về cấu trúc, tổ chức trong khi người nhận thức thì cởi mở và linh hoạt. Thói quen đánh giá, ra quyết định hợp với các công việc như quản lý dự án chẳng hạn.
2.2. Nghiên cứu công việc phù hợp với kiểu tính cách của bạn
Khi tìm ra kiểu tính cách qua bài trắc nghiệm MBTI, bạn có thể xác định nghề nghiệp mà mình muốn theo đuổi. Một lựa chọn khác là sử dụng những công việc phù hợp với kiểu tính cách của bạn như một lộ trình để đạt được mục tiêu nghề nghiệp. Dưới đây là một số nghề nghiệp tốt nhất cho 4 trong số 16 kiểu tính cách:
- ISTJ (Hướng nội, Cảm nhận, Suy nghĩ và Đánh giá): Luật sư, kỹ sư xây dựng, nha sĩ, nhân viên tín dụng và lập trình viên, kỹ sư phần mềm....
- INFJ (Hướng nội, Trực giác, Cảm nhận và Đánh giá): Làm phim hoạt hình, nhà thiết kế, quản lý nhân sự, giáo sư và cố vấn, tư vấn...
- ESTP (Hướng ngoại, Cảm nhận, Suy nghĩ và Nhận thức): Diễn viên, nhân viên y tế, bác sĩ, dược sĩ, doanh nhân, giám đốc bán hàng, môi giới chứng khoán,...
- ENTJ (Hướng ngoại, Trực giác, Suy nghĩ và Đánh giá): Giám đốc nghệ thuật, biên tập viên, trợ lý, môi giới bất động sản/nhân viên kinh doanh bất động sản, nhà xã hội học...
Lựa chọn nghề nghiệp dựa vào kết quả trắc nghiệm MBTI như thế nào?
2.3. Sử dụng MBTI để tìm đam mê nghề nghiệp của bạn
Cần có thời gian và sự tự nhận thức để hiểu bạn đam mê điều gì ngoài việc tạo dựng sự nghiệp theo lộ trình sẵn có mà bạn nghĩ là phù hợp. Trắc nghiệm MBTI chỉ là một phần và có vai trò hỗ trợ bạn ra quyết định chứ không phải kim chỉ nam để bạn chỉ dựa vào đó và chọn nghề nghiệp cho mình.
Mỗi ngày, bạn hãy cho mình cơ hội để tìm ra những gì khiến bạn thấy hứng thú bằng cách thử những điều mới. Sau khi làm trắc nghiệm MBTI, bạn cũng hãy quan tâm đến một số yếu tố như:
- Để ý những gì bạn dành thời gian và tiền bạc: Bạn yêu thích những gì? Bạn chi nhiều nhất cho điều gì? Không chỉ để tìm ra điều bạn quan tâm, qua đó bạn cũng sẽ suy ngẫm về kỹ năng quản lý thời gian, quản lý tài chính.
- Xem xét điểm mạnh của bản thân: Nếu bạn vẫn đang đi học, hãy tìm hiểu những môn học bạn thích hoặc những lớp học mà bạn không thấy chán. Đây có thể là một định hướng về lĩnh vực mà bạn muốn làm việc hoặc theo đuổi trong tương lai. Nhìn nhận đúng về bản thân cũng là cách để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi đi tìm việc làm.
- Chú ý đến tiểu tiết: Tiểu tiết quyết định thành công, đừng qua loa từ những điều nhỏ bé vì có thể trở thành thói quen xấu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp của bạn sau này.
Nhìn chung, trắc nghiệm MBTI được đánh giá là một trong những bài kiểm tra chính xác nhất về tính cách hiện nay, đặc biệt có ý nghĩa với những ai đang muốn hiểu rõ hơn về đặc điểm và thế mạnh của mình, từ đó tìm ra nghề nghiệp phù hợp. Dĩ nhiên, bạn cũng cần dựa trên sở thích cá nhân, đam mê, điều kiện và mục tiêu sự nghiệp chứ không nên dựa hoàn toàn vào MBTI.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.