Việc làm nhân viên kinh doanh (23.119 việc)
- Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm ở một trong các mảng sau:
- Được đào tạo thêm các kiến thức về Kinh doanh, kỹ năng làm việc với khách hàng lớn
- Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên khối ngành về kinh tế: Quản trị kinh doanh, Tài chính doanh nghiệp, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị nhân sự,
- Ứng viên tốt nghiệp khối ngành khác có kinh nghiệm kinh doanh phần mềm tương đương có thể ứng tuyển
- Được cung cấp công cụ hỗ trợ kinh doanh đạt hiệu quả cao: AI Marketing, CRM, Chữ ký số cá nhân,
- Sản phẩm kinh doanh
- Ứng viên không có kinh nghiệm có thể phụ thuộc vào thực tế phỏng vấn
- Ứng viên đã có kinh nghiệm là một lợi thế
- Báo cáo và chịu trách nhiệm tình hình kinh doanh theo tháng/ quý/ năm
- Lương cứng (6-15 triệu) + Lương kinh doanh + thưởng + phụ cấp ăn trưa
- Theo dõi quá trình thực hiện việc bán hàng, chăm sóc khách hàng của nhân viên kdoanh
- Tham gia xây dựng hệ thống quy trình quản lý, đánh giá, cải tiến nâng cao hiệu quả kinh doanh
- Phụ trách kinh doanh: cước vận tải hàng hóa Quốc tế (Air, Sea, Express, )
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng để ký kết hợp đồng, phát triển doanh số và duy trì dịch vụ và phát triển kinh doanh
- Ưu tiên ứng viên có kiến thức về kinh doanh, sale, chăm sóc khách hàng
- Hỗ trợ bộ phận kinh doanh trong việc quản lý, cập nhật thông tin khách hàng, đơn hàng, hợp đồng
- Báo cáo lên các cấp trên về tiến độ, kết quả kinh doanh
- Có kiến thức và hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh và thị trường Bất động sản tại Việt Nam
- Nhân viên có NĂNG LỰC sẽ được ĐÀO TẠO CẤP QUẢN LÝ (Công ty chủ trương đào tạo nhân viên thành Quản lý nên cơ hội thăng tiến cao
- Thích kinh doanh, thích học hỏi và chinh phục để đạt thu nhập cao
- Kinh nghiệm: Không yêu cầu kinh nghiệm
- Yêu cầu ứng viên:
- Chăm sóc khách hàng, duy trì quan hệ kinh doanh hiện có
- Soạn thoả hợp đồng kinh doanh, hồ sơ năng lực đấu thầu
- Ngoại hình sáng, giao tiếp tốt, tự tin, ham học hỏi, đam mê kinh doanh
- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, bán hàng, CSKH là lợi thế, ứng viên chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo từ A - Z
- Tốt nghiệp Trung Cấp trở lên (ưu tiên sinh viên mới ra trường, yêu thích bán hàng -kinh doanh)
- Có tố chất kinh doanh, năng động, giao tiếp tốt, chất giọng rõ ràng - dễ nghe
- Phát triển các Cộng tác viên kinh doanh
- Tìm kiếm, phát triển tệp khách hàng và hỗ trợ các hoạt động marketing, thúc đẩy kinh doanh
Xem tất cả: Công ty Cổ phần Finy tuyển dụng việc làm
- Nghiên cứu thị trường và đề xuất phương án kinh doanh
- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng
- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực Bán hàng Ô Tô
- Kinh doanh các sản phẩm ván gỗ công nghiệp: Ván MDF, HDF, HMR, Okal, MFC Melamine
- Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên chuyên ngành kinh tế, marketing, quản trị kinh doanh
- Ứng viên đã có kinh nghiệm trong ngành Bảo hiểm, Ngân hàng, Tài chính, Bất động sản, Thẩm mỹ, Sức khoẻ, Giáo dục, Marketing
- Tư vấn và hoạch định giải pháp tài chính cá nhân cho khách hàng (30%)
- Báo cáo cho: Trưởng/Phó trưởng Phòng Kinh doanh
- Có kiến thức cơ bản và am hiểu về kinh tế, tài chính ngân hàng, luật pháp điều chỉnh hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được giao
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: Giám Sát Kinh Doanh · phát triển kinh doanh · Nhân Viên Kinh Doanh · Chuyên Viên Kinh Doanh · TRỢ LÝ KINH DOANH
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
Nhân viên kinh doanh là làm gì? mức lương, kỹ năng cần có?
Công việc nhân viên kinh doanh đang thu hút rất nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ, bởi đây là lĩnh vực có tiềm năng phát triển lớn. Để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc, bạn hãy xem ngay bài chia sẻ dưới đây của JobOKO nhé.MỤC LỤC:
I. Nhân viên kinh doanh thường làm những gì?
II. Thế nào là một nhân viên kinh doanh giỏi?
III. Các trường đào tạo nhân viên kinh doanh tốt nhất hiện nay
IV. Kỹ năng, tố chất cần có của nhân viên kinh doanh
V. Lưu ý khi xin việc nhân viên kinh doanh
VI. Mức lương của nhân viên kinh doanh cao không?
VII. Những ngành nghề hay tuyển nhân viên kinh doanh hiện nay
VIII. Tiêu chí tuyển nhân viên kinh doanh của nhà tuyển dụng
IX. Cơ hội thăng tiến của nhân viên kinh doanh
X. Những thách thức của nghề sales/kinh doanh/bán hàng
Rất nhiều bạn trẻ hiện nay đang tìm việc làm nhân viên kinh doanh thu nhập tốt
I. Mô tả công việc của Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là công việc đòi hỏi mỗi người đảm nhận phải thật kiên trì, nắm bắt cơ hội và cũng phải biết vượt qua khó khăn để thành công. Có thể nói vai trò của nhân viên kinh doanh chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, mang tới lợi ích sản phẩm tốt nhất đến với khách hàng.Về cơ bản, nhân viên kinh doanh sẽ có nhiệm vụ chính như sau:
- Nghiên cứu và phân tích thị trường: Tìm hiểu và xác định được đối tượng thị trường sẽ trở thành khách hàng tiềm năng của bạn, với những khách hàng tiềm năng bạn có thể lên danh sách thông tin cụ thể.
- Lập phương pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng: Các phương án tối ưu có thể tiếp cận, khách hàng tiềm năng như gặp gỡ trực tiếp, gọi điện thoại hay gửi email.
- Nắm rõ được sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp mình cung cấp tới khách hàng, phân tích ưu điểm, nhược điểm không chỉ ở doanh nghiệp mình mà còn ở các đối thủ cạnh tranh.
- Chuẩn bị tài liệu, kiến thức để quảng bá về sản phẩm, gặp gỡ khách hàng tiềm năng để chào bán hoặc giới thiệu sản phẩm đó, cũng có thể cho khách nàng dùng thử hoặc trải nghiệm luôn.
- Thực hiện báo giá, đàm phán, ký hợp đồng mua bán, thoải thuận thời gian thanh toán, giao hàng... Trong quá trình thời hạn hợp đồng còn, phải giải quyết những phàn nàn, những vấn đề khúc mắc trong quá trình sử dụng, thiết lập mối quan hệ khách hàng tốt nhất.
II. Thế nào là một nhân viên kinh doanh giỏi?
Đối với một người nhân viên kinh doanh giỏi, để thành công với nghề sẽ có nhiều cách khác nhau dựa trên từng điều kiện và tính chất công việc. Tuy nhiên, về cơ bản, nếu muốn thành công trong lĩnh vực này, bạn cần phải nắm được những yêu cầu cơ bản sau đây:- Hiểu sản phẩm: Cần nắm bắt được đặc tính, thông tin sản phẩm mà mình muốn bán, ưu điểm nổi bật của sản phẩm đó là gì, nắm rõ chính sách bán hàng của công ty mình, ưu nhược điểm, đối thủ cạnh tranh. Nguồn thông tin về sản phẩm này bạn có thể tiếp cận thông qua quá trình training của công ty, của cấp trên hay đồng nghiệp.
- Hiểu đối tượng khách hàng: Tìm hiểu các đối tượng khách hàng phù hợp, nhân viên kinh doanh phải tìm hiểu xem đâu sẽ là đối tượng mua sản phẩm của mình, biết chọn lọc để đỡ tốn kém thời gian. Bạn có thể sử dụng phương tiện là điện thoại di động để hẹn gặp khách hàng tuy nhiên để thuyết phục khách hàng thành công, bạn cũng phải là một người có kỹ năng giao tiếp tốt.
- Hiểu về đối thủ cạnh tranh: Xác định được đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu rõ về sản phẩm cạnh tranh với công ty mình của đối thủ, phân tích được ưu điểm, nhược điểm sản phẩm của họ để xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý cho mình.
- Thị trường: Việc định hình rõ mục tiêu nghề nghiệp là điều quan trọng quyết định hướng đi của bạn trong tương lai. Với nghề nhân viên kinh doanh, bạn cần đặt mục tiêu càng cụ thể càng tốt, vạch rõ lộ trình phát triển và quyết tâm theo đuổi, thực hiện nó. Sự kiên định ấy sẽ làm nên sự tự tin, giúp bạn thành công vượt qua mọi thử thách, khó khăn sau này.
Đọc thêm: Để trở thành nhân viên kinh doanh giỏi phải có mối quan hệ rộng?
III. Các trường đào tạo nhân viên kinh doanh tốt nhất hiện nay
Trên cả nước hiện nay có nhiều trường mở đào tạo ngành kinh doanh, tuy nhiên không phải môi trường đào tạo nào cũng mang tới chất lượng tốt nhất, nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên học kinh doanh ở trường nào để phù hợp với bản thân thì theo dõi ngay list dưới đây nhé:1. Đại Học Ngoại thương.
2. Đại Học Kinh tế Quốc dân.
3. Học viện Tài chính.
4. Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
5. Học viện Ngân hàng.
6. Đại Học Tài Chính Marketing.
7. Đại Học Kinh Tế -Tài Chính TP.HCM.
8. Đại Học Sài Gòn.
9. Đại Học Tôn Đức Thắng.
10.Đại Học Quốc Tế - Đại Học Quốc Gia TP.HCM.
11. Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng.
12. Đại học Thương Mại.
13. Đại học Kinh doanh và Công nghệ.
IV. Kỹ năng, tố chất cần có của nhân viên kinh doanh
Để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc, bắt buộc bạn phải có những kỹ năng và tố chất dưới đây:- Kỹ năng năng giao tiếp: Đối với một người kinh doanh mà nói, kỹ năng giao tiếp được coi là yếu tố quyết định. Nếu bạn có được kỹ năng giao tiếp tốt, việc trao đổi thông tin, bán hàng sẽ hiệu quả hơn, quá trình trao đổi với đồng nghiệp cũng tốt hơn. Đặc biệt, bạn có được sự tự tin đồng nghĩa khả năng thành công trong kinh doanh của bạn cũng lớn hơn.
- Kỹ năng cộng tác: Nó thể hiện ở sự hợp tác của bạn đối với khách hàng. Có một sự thỏa thuận và hợp tác tốt, khách hàng sẽ tự tin và hài lòng hơn, đồng nghĩa với việc quá trình hợp tác sẽ diễn ra suôn sẻ thuận lợi, bạn sẽ có thêm nhiều danh sách khách hàng tiềm năng.
- Kỹ năng chốt đơn hàng: Đối với một nhân viên kinh doanh mà nói, thời điểm chốt đơn hàng đóng vai trò quan trọng. Nếu bạn tỏ ra lúng túng không biết khi nào nên chốt đơn hàng thì có nghĩa giao dịch của bạn phần lớn sẽ thất bại. Với kỹ năng này, bạn có thể học hỏi, tích lũy hoặc cũng có thể tham gia nhiều khóa học đào tạo nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp
- Kỹ năng nghiên cứu và chuẩn bị: Có được sự chuẩn bị và nghiên cứu kỹ càng khi giao tiếp đối thoại với khách hàng chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn và kỹ năng đàm phán tốt, thuyết phục khách hàng cũng hiệu quả hơn.
- Kỹ năng kiếm tiền: Trong quá trình bán hàng bạn cần cho các khách hàng tiềm năng lợi ích sản phẩm của mình, đặt chính bản thân mình vào trong hoàn cảnh của họ, giúp họ kiếm được tiền bằng cách giúp họ hiểu được nếu không sử dụng sản phẩm của công ty bạn họ sẽ tổn thất bao nhiêu tiền và nếu sử dụng sẽ lãi được bao nhiêu tiền...
Ngoài những kỹ năng kể trên, bản thân mỗi người làm nghề phải luôn chủ động trau dồi cho mình những kỹ năng cần thiết khác như kỹ năng chăm sóc khách hàng, nhạy bén, kỹ năng tin học văn phòng và nhiều kỹ năng mềm khác nữa.
V. Lưu ý khi xin việc nhân viên kinh doanh
Hiện nay các nhà tuyển dụng thường khá khắt khe khi tuyển nhân viên kinh doanh. Tùy từng doanh nghiệp với các mô hình kinh doanh khác nhau sẽ có những yêu cầu riêng. Về cơ bản để thu hút được nhà tuyển dụng khi tham gia ứng tuyển, bạn cần phải cần có các yếu tố sau đây:- Chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn: Trước khi phỏng vấn bạn hãy tìm hiểu kỹ càng về thông tin doanh nghiệp, về yêu cầu vị trí đang tuyển dụng. Chúng ta có thể liệt kê ra những công việc mà bạn đã tìm hiểu, tìm hiểu như thế nào? tìm hiểu ra sao...
- Có một bản Cv xin việc ấn tượng: Ngoài những yêu cầu về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc... trong bản Cv xin việc của mình bạn cần trình bày được ý muốn, thiện chí quyết tâm làm việc của mình.
- Hãy biết chứng minh thành công: Bạn có thể kể ra những thành tích nổi bật mà bạn đạt được trong quá trình làm việc,...
- Có kiến thức về kinh doanh: Để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi, chắc chắn bạn phải có nền tảng và kiến thức về kinh doanh. Những kiến thức này có thể là do bạn học được từ sách vở, thực tiễn làm việc... Bạn cần đưa tới cho nhà tuyển dụng biết được kỹ năng hiểu biết về nhu cầu khách hàng, về các giải pháp...
- Sẵn sàng đi lên từ vị trí thấp: Dù là lĩnh vực kinh doanh hay bất kỳ một công việc nào khác, nếu chưa có kinh nghiệm, bắt buộc bạn phải chấp nhận đi lên từ vị trí ban đầu. Qua thời gian nếu chứng tỏ được bạn là một người có năng lực thì bạn sẽ có được vị trí đứng vững chắc trong nghề.
- Tính kiên trì: Nhân viên kinh doanh là người có tính kiên trì tốt, không ngại thất bại, biết đứng lên sau những vấp ngã, tìm được con đường và vị thế riêng cho mình.
VI. Mức lương của nhân viên kinh doanh cao không?
Thu nhập của nhân viên kinh doanh không chỉ đến từ lương cứng mà còn cả thưởng doanh số. Tùy vào kinh nghiệm, năng lực cũng như quy mô và mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp, con số cụ thể sẽ dao động khác nhau. Mức lương trung bình của ngành này trên thị trường hiện như sau:- Thực tập sinh, nhân viên part-time, người chưa có kinh nghiệm: 3-4 triệu VNĐ/tháng + thưởng KPI.
- Nhân viên có ít hơn 2 năm kinh nghiệm: 6-8 triệu VNĐ/tháng + thưởng KPI.
- Nhân viên có 2-5 năm kinh nghiệm: 13-15 triệu VNĐ/ tháng + thưởng KPI.
- Các cấp quản lý, giám đốc kinh doanh: >20 triệu VNĐ/tháng + thưởng KPI.
Ví dụ: Nhân viên Kinh doanh Bất động sản thường có lương từ 8-10 triệu và thưởng 1% doanh số, có nghĩa là ngoài mức lương hàng tháng 8 triệu (thường phải đạt 1 ngưỡng KPI có 2 giao dịch/tháng, nếu không sẽ bị cho nghỉ việc) thì còn có thêm 1% từ các giao dịch đã đạt được.
Ở ngưỡng thấp nhất đối với vị trí nhân viên kinh doanh mới ra trường, chưa có kinh nghiệm mới bắt đầu làm quen và học nghề sẽ có mức lương dao động hàng tháng là 3 tới 4 triệu đồng. Với những người bậc thấp mức lương ở khoảng 6,5 tới 7 triệu đồng. Với bậc cao sẽ ở ngưỡng 13 tới 15 triệu đồng. Còn đối với nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, có kinh nghiệm mức lương sẽ khác cao khoảng 35 triệu đồng.
Tuy nhiên, ở mỗi loại hình kinh doanh, mặt hàng, nhân viên còn được thưởng theo phần trăm doanh số, lợi nhuận, nên mức lương cũng sẽ có sự biến động. Vì vậy, khi tìm việc làm nhân viên kinh doanh, người lao động cần tìm hiểu kỹ càng về mức lương để lựa chọn cho mình công việc phù hợp.
VII. Những ngành nghề hay tuyển nhân viên kinh doanh hiện nay
Hầu như ở mỗi loại hình kinh doanh hiện nay đều cần đến vị trí nhân viên kinh doanh. Thông qua đội ngũ nhân viên kinh doanh, việc tiếp cận khách hàng tiềm năng giới thiệu dịch vụ, loại hình kinh doanh sẽ trở nên hiệu quả hơn. Một số lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển nhân viên kinh doanh lớn như: Bất động sản - Địa ốc, dịch vụ Website, Nhà hàng - Khách Sạn, Dược phẩm, Mỹ phẩm - Thiết bị mỹ phẩm, Du học, Ô tô, Xe máy, Điện tử, Thiết bị giáo dục, Bảo Hiểm, Thực phẩm, Thời trang, Vật liệu xây dựng, Tín dụng.1. Nhân viên kinh doanh bất động sản
Nhiều người thường cho rằng kinh doanh bất động sản là công việc nhàn hạ mà lương lại cao. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Đây là công việc khá vất vả, đòi hỏi kiến thức chuyên môn về bất động sản, sự chủ động, tích cực và rất nhiều kỹ năng mềm khác.
2. Nhân viên kinh doanh ô tô
Để làm tốt công việc này, nhân viên kinh doanh bắt buộc phải am hiểu về các dòng xe, có khả năng đối chiếu, so sánh nhiều loại xe khác nhau về phương diện tính năng, giá cả,... để có thể tư vấn giúp khách hàng đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất. Họ cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt và thái độ phục vụ chuyên nghiệp.
3. Nhân viên kinh doanh nội thất
4. Nhân viên kinh doanh Logistics
5. Nhân viên kinh doanh dự án
VIII. Tiêu chí tuyển nhân viên kinh doanh của nhà tuyển dụng
Bạn cảm thấy bị hấp dẫn bởi mức lương nhân viên kinh doanh và mong muốn được thử sức với công việc này? Dưới đây là một vài tiêu chí tuyển dụng mà các công ty thường đặt ra cho vị trí nhân viên kinh doanh:- Ham học hỏi: Học hỏi sẽ giúp họ hiểu kỹ hơn về sản phẩm, từ đó có thể tư vấn và đưa ra cho khách hàng giải pháp tiềm năng nhất. Những người ham học hỏi cũng thường có xu hướng sáng tạo hơn bởi họ không ngừng nghiên cứu và khám phá những ý tưởng mới.
- Khả năng tự tạo động lực cho bản thân trong công việc: Khi đó, họ có thể tự đặt ra mục tiêu trong công việc và sẽ phấn đấu hết mình để đạt được mục tiêu đó. Họ sẽ luôn nhìn nhận tình huống với một con mắt tích cực thay vì kêu ca hay phàn nàn.
- Chịu được áp lực cao trong công việc: Nhân viên kinh doanh phải có đủ tỉnh táo và sự bình tĩnh để xử lý những tình huống khó khăn trong công việc, đặc biệt là với những khách hàng khó tính hay khi áp lực doanh số cao.
- Đam mê: Khi tư vấn bán hàng, nhân viên kinh doanh phải thể hiện được sự đam mê và nhiệt huyết trong từng câu chữ, chỉ có như vậy mới thuyết phục được khách hàng và khiến họ tin tưởng sử dụng sản phẩm. Đam mê với công việc cũng sẽ giúp những người làm công việc này vượt qua mọi khó khăn, thách thức.
- Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc: Làm công việc kinh doanh đồng nghĩa với việc sẽ cùng lúc phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau: quản lý hồ sơ khách hàng, gặp gỡ khách hàng mới, phát triển quan hệ với khách hàng cũ, họp với cấp trên, đồng nghiệp,... Vì vậy, nếu không có kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian sẽ khiến họ bị căng thẳng hay stress trong công việc.
IX. Cơ hội thăng tiến của nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh nhận lương theo năng lực. Điều này có nghĩa là họ làm việc hiệu quả bao nhiêu thì mức lương của họ sẽ cao bấy nhiêu và cơ hội thăng tiến cũng sẽ tỉ lệ thuận với đó. Lộ trình thăng tiến cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm làm việc. Những người có năng lực tốt trải qua một thời gian gắn bó có thể được bổ nhiệm lên các chức vụ như trưởng nhóm kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh hay thậm chí là giám đốc kinh doanh.
Nhân viên kinh doanh cần chứng nhận, chứng chỉ gì?
Mỗi một ngành nghề, để làm tốt thì người nhân viên cần phải trang bị cho mình những kỹ năng, các kiến thức chuyên môn, dưới đây là các chứng nhận, chứng chỉ mà một người làm kinh doanh cần thiết, giúp thăng tiến hơn trong con đường sự nghiệp.
- Chứng nhận Digital marketing OMCP
- Chứng nhận Microsoft Advertising
- Chứng chỉ CDMP 2435553666
- Chứng chỉ kỹ năng chốt đơn hàng
- Chứng chỉ bán hàng đỉnh cao của các trung tâm
X. Những thách thức của nghề sales/kinh doanh/bán hàng
Bên cạnh những cơ hội phát triển rất lớn kể trên, công việc nhân viên kinh doanh cũng tiềm ẩn không ít thách thức:
1. Rủi ro kinh doanh
Rủi ro là yếu tố luôn đi liền với kinh doanh bởi những biến động khôn lường của thị trường. Đặc biệt, ở giai đoạn mới bắt đầu sự nghiệp, bạn rất dễ gặp khó khăn khi tiếp cận và duy trì nguồn khách hàng, đối mặt với áp lực doanh số và thậm chí là vướng vào những rủi ro không lường trước được như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản,...
2. Thiếu tính chất ổn định
Bởi mức thu nhập không cố định, phụ thuộc nhiều vào doanh số nên người làm nhân viên kinh doanh thường gặp những vấn đề về biến động lương. Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế biến động như hiện nay, mức thu nhập của ngành này sẽ tăng giảm đáng kể, không phù hợp cho những ai ưa thích sự ổn định.
3. Thị trường cạnh tranh khốc liệt
Ngành nào cũng có cạnh tranh. Tuy nhiên đối với kinh doanh thì mức cạnh tranh khốc liệt vô cùng, đặc biệt với các lĩnh vực liên quan tới bán lẻ, dịch vụ. Điều này không chỉ gây khó dễ cho người lao động mà còn là vấn đề mà các doanh nghiệp cần đương đầu.
4. Phải làm việc với cường độ lớn, áp lực cao
Cạnh tranh cao đồng nghĩa với áp lực doanh số lớn. Đồng thời với vị trí nhân viên kinh doanh, người lao động còn cần đảm bảo nguồn khách hàng ổn định, giải quyết những vấn đề phát sinh tùy theo thị trường. Từ đó, dẫn đến việc tăng ca để hoàn thành chỉ tiêu được giao. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất mà còn cả sức khỏe tinh thần, dễ dẫn tới mất cân bằng trong cuộc sống.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.