Học ngành tài chính ngân hàng có thể đảm nhận những vị trí nào?
Mỗi năm có gần 20.000 sinh viên ngành tài chính ngân hàng ra trường nên sức cạnh tranh khá cao. Tuy nhiên, tại các ngân hàng vẫn thiếu hụt nguồn lao động do chất lượng ứng viên chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Do vậy, nếu bạn có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tốt thì cơ hội nghề nghiệp sẽ luôn rộng mở.
Lĩnh vực công:
Lĩnh vực tư:
Lĩnh vực tự do:
Nhiều người cho rằng học tài chính ngân hàng thì chỉ có thể ra làm việc tại các ngân hàng mà không hề biết bạn còn vô số cơ hội khác. Ngoài ứng tuyển các việc làm ngân hàng, bạn cũng có thể trở thành ứng viên tiềm năng tại các công ty kinh doanh bất động sản hay chứng khoán,... Một số việc làm mà sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng có thể theo đuổi như:
Chuyên viên phân tích tài chính là vị trí không thể thiếu để giúp đưa ra quyết định đầu tư tài chính đúng đắn. Nhiệm vụ của chuyên viên phân tích tài chính là phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình tài chính để đưa ra dự báo cho doanh nghiệp sao cho mang đến kết quả đầu tư cao.
Mức lương của chuyên viên phân tích tài chính dao động trong khoảng 13 - 20 triệu/tháng, trung bình khoảng 16 triệu/tháng và có thể lên tới 35 triệu. Đặc điểm của vai trò này là năng lực thực tế còn được coi trọng hơn kinh nghiệm, nhiều bạn sinh viên khi vừa ra trường đã deal được lương khoảng hơn 20 triệu/tháng.
Học ngành tài chính ngân hàng, bạn đủ khả năng để trở thành giao dịch viên chứng khoán bởi đã có kiến thức nền tảng. Nhiệm vụ chính của vị trí này là hỗ trợ khách hàng làm các thủ tục lập tài khoản chứng khoán hay nắm rõ thời gian mở các phiên giao dịch,...
Giao dịch viên chứng khoán có mức lương cơ bản không cao, chỉ khoảng 6 - 9 triệu/tháng nhưng các khoản thu nhập theo phần trăm bạn xử lý được sẽ nâng tổng thu nhập mỗi tháng lên đáng kể, thường từ trên 10 triệu đến vài chục triệu mỗi tháng.
Việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng đa dạng
Với rất nhiều trường Đại học - cao đẳng có đào tạo ngành tài chính ngân hàng khắp cả nước thì bạn hãy cân nhắc kỹ càng về khả năng học tập và điều kiện kinh tế. Những trường đào tạo ngành tài chính ngân hàng dễ xin việc luôn có điểm đầu vào khá cao, vì vậy bạn hãy trau dồi kiến thức và kỹ năng thật tốt sao cho dễ dàng trúng tuyển vào môi trường đại học mình mơ ước.
- Nắm vững kiến thức nền tảng về kinh tế, tài chính, toán học, thống kê.
- Hiểu biết sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, hoạt động của các tổ chức tài chính.
- Có khả năng phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
- Cập nhật liên tục các xu hướng mới nhất trong ngành tài chính, ngân hàng và công nghệ tài chính.
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: giao tiếp rõ ràng, súc tích, thuyết phục, biết lắng nghe và thấu hiểu khách hàng.
- Kỹ năng đàm phán: có khả năng thương lượng, thuyết phục để đạt được mục tiêu chung.
- Kỹ năng tư duy phản biện: có khả năng phân tích vấn đề một cách logic, khách quan và đưa ra giải pháp phù hợp.
- Kỹ năng làm việc nhóm: phối hợp hiệu quả với đồng nghiệp để hoàn thành mục tiêu chung.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: có khả năng xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: thành thạo các phần mềm văn phòng, các công cụ phân tích dữ liệu và các ứng dụng công nghệ tài chính.
- Có đam mê và nhiệt huyết với ngành Tài chính Ngân hàng: đây là yếu tố then chốt để bạn có thể gắn bó lâu dài và thành công trong lĩnh vực này.
- Có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, cẩn thận: công việc trong ngành Tài chính Ngân hàng đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ cao, vì vậy bạn cần có tinh thần trách nhiệm cao và luôn cẩn thận trong mọi việc.
- Có khả năng thích nghi và học hỏi nhanh chóng: ngành Tài chính Ngân hàng luôn biến đổi không ngừng, vì vậy bạn cần có khả năng thích nghi nhanh chóng với những thay đổi mới và học hỏi những kiến thức mới liên tục.
- Có khả năng chịu áp lực cao: công việc trong ngành Tài chính Ngân hàng thường đòi hỏi deadline gấp và khối lượng công việc lớn, vì vậy bạn cần có khả năng chịu áp lực cao để hoàn thành tốt công việc.
- Có đạo đức nghề nghiệp tốt: luôn giữ gìn sự trung thực, minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật trong công việc.
Một trong những yếu tố mà nhiều bạn trẻ quan tâm khi lựa chọn ngành nghề là thu nhập. Những công việc ổn định, có lương cao thường nhiều người lựa chọn và theo học. Vậy nếu theo đuổi các vị trí trong ngành ngân hàng thì mức lương cao không? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc chi tiết.
MỤC LỤC:
I. Cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng
II. Học tài chính ngân hàng ra làm gì? lương cao không?
III. Những trường đào tạo ngành tài chính ngân hàng tốt nhất
IV. Những yếu tố quyết định thành công trong ngành Tài chính Ngân hàng
Đọc thêm: Ngành ngân hàng - Nghề hot liệu có ngọt?
Đọc thêm: Top việc làm ngành Ngân hàng hot, thu nhập hấp dẫn