Trong giai đoạn kinh tế phát triển như hiện nay, kiểm toán đã không còn là một khái niệm quá xa lạ với chúng ta. Kiểm toán được hiểu là hoạt động kiểm tra và xác minh tính đáng tin cậy của các báo cáo tài chính và được thực hiện bởi ban quản lý doanh nghiệp của công ty hoặc chính phủ khi họ nhận thấy có hoạt động tài chính đáng ngờ.
Vai trò của kiểm toán đối với doanh nghiệp
Kiểm toán hay kiểm toán tài chính là thuật ngữ dùng để chỉ các cuộc kiểm tra và xác minh chính thức hồ sơ tài chính của một doanh nghiệp.
Mục tiêu chính của kiểm toán là kiểm tra và xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó, từ đó giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của công ty. Nói cách khác kiểm toán là sự đảm bảo về lòng tin giữa công ty và các nhà đầu tư cũng như các bên liên quan.
Tuy nhiên, kiểm toán không đảm bảo rằng mọi chữ số được ghi lại trong báo cáo tài chính của công ty là chính xác bởi các kiểm toán viên chỉ tập trung vào phần trọng yếu cần xác minh. Phần trọng yếu này phụ thuộc vào quy mô, doanh thu và chi phí được báo cáo của công ty.
Với một doanh nghiệp nhỏ, một sai sót trong khâu kế toán dẫn tới thất thoát vài nghìn đô la sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên, đối với những tập đoàn lớn như Apple hay Amazon, một sai sót trọng yếu như vậy có thể được coi là một sai lầm thông thường không đáng lo ngại.
Đối với hệ thống kiểm toán nội bộ, doanh nghiệp cần tạo ra các báo cáo tài chính chính xác và đáng tin cậy để hiểu rõ hơn về phân khúc hoặc dòng sản phẩm đang hoạt động tốt nhất và cách phân bổ nguồn lực hợp lý. Ngoài ra, việc kiểm toán thường xuyên sẽ củng cố lòng tin của các cổ đông và khiến họ cảm thấy an toàn khi đầu tư vào công ty của bạn.
Nếu chính phủ tiến hành kiểm tra báo cáo tài chính của doanh nghiệp và phát hiện các hoạt động thao túng tình trạng tài chính hay che giấu doanh thu và các khoản lỗ, doanh nghiệp đó sẽ phải đối mặt với những hình phạt nghiêm trọng, đồng thời mang tiếng xấu và giảm độ tin cậy trong mắt khách hàng.
Các cuộc kiểm tra nội bộ định kỳ do kiểm toán viên của công ty thực hiện đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện những trường hợp gian lận này trước khi chúng trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn. Một hệ thống kiểm toán nghiêm ngặt sẽ giúp doanh nghiệp của bạn ngăn chặn những âm mưu lừa đảo của nhân viên hay nhà cung cấp ngay từ đầu.
Kiểm toán nội bộ được thực hiện bởi các kiểm toán viên trong nội bộ công ty nhằm đảm bảo doanh nghiệp của bạn đang tuân thủ đúng quy định và ghi chép chính xác các thông tin tài chính. Kiểm toán nội bộ thường xuyên giúp ngăn chặn các vấn đề có thể xảy ra như gian lận, lãng phí hoặc lạm dụng tài chính.
Các cuộc đánh giá này có thể được thực hiện hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của bạn. Sau khi đánh giá xong, kiểm toán viên sẽ báo cáo với Ban giám đốc về bất cứ vấn đề nào được phát hiện và đề xuất các giải pháp khả thi.
Loại kiểm toán này được thực hiện bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ này. Trách nhiệm chính của các kiểm toán viên này là lập kế hoạch và thực hiện các thủ tục kiểm toán đồng thời kiểm tra báo cáo tài chính và đưa ra kết luận cuối cùng.
Kiểm toán độc lập nhận được sự tín nhiệm hơn là kiểm toán nội bộ bởi các kiểm toán viên bên ngoài sẽ có những đánh giá trung thực, khách quan về các vấn đề được phát hiện mà không bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ trong công ty.
Đây là cuộc kiểm toán của chính phủ được thực hiện bởi Sở Thuế Vụ để xác minh tính chính xác của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đôi khi kiểm toán IRS được thực hiện ngẫu nhiên nhưng chủ yếu Sở Thuế Vụ sẽ tiến hành kiểm tra đối với những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh đáng ngờ.
IRS sẽ kiểm xét qua bưu tín hoặc thông qua chất vấn trực diện đối với doanh nghiệp của bạn. Nếu kiểm toán qua bưu tín, Sở Thuế Vụ sẽ yêu cầu doanh nghiệp gửi một số tài liệu cần thiết thông qua email. Nếu kiểm toán qua hình thức chất vấn trực tiếp, việc kiểm tra sẽ được tiến hành tại các văn phòng IRS hay tại chính doanh nghiệp của bạn.
Những vị trí kiểm toán phổ biến hiện nay
Bất cứ công ty, tổ chức nào đều cần sự minh bạch, chính xác trong quá trình hoạt động của mình. Do đó, kiểm toán là một phần không thể thiếu trong các doanh nghiệp trong việc ngăn chặn gian lận cũng như duy trì lòng tin của khách hàng. Joboko.com mong rằng những thông tin được đưa ra phía trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có thể tiến hành kiểm toán hiệu quả và dễ dàng hơn.
MỤC LỤC:
1. Kiểm toán là gì?
2. Tầm quan trọng của kiểm toán
3. Các loại kiểm toán phổ biến
4. Một số lời khuyên hữu ích cho kiểm toán
Đọc thêm: Tương lai ngành kiểm toán trước những tác động của công nghệ
Đọc thêm: Top 8 công ty kiểm toán lớn nhất, uy tín hàng đầu tại Việt Nam