Kinh nghiệm xin việc làm Giám Sát Bán Hàng

20/12/2021 08:30
Giám Sát Bán Hàng chịu trách nhiệm cho các hoạt động tại cửa hàng, quản lý một nhóm các nhân viên bán hàng. Hầu hết Giám Sát Bán Hàng đều phát triển lên từ nhân viên bán hàng. Khi xin việc làm vào vị trí này, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc quan trọng hơn trình độ.

Việc làm Giám sát bán hàng thu hút đông đảo ứng viên tham gia ứng tuyển

I. Công việc của Giám Sát Bán Hàng

Giám Sát Bán Hàng là người giám sát và điều phối các hoạt động hàng ngày trong một cửa hàng. Tùy vào quy mô cửa hàng mà có thể có một hay nhiều Giám Sát Bán Hàng quản lý các ca làm việc khác nhau. Các nhân viên bán hàng tại siêu thị cửa hàng làm việc dưới quyền của Giám Sát Bán Hàng, thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm mục tiêu đảm bảo doanh số. Một số công việc cụ thể của Giám Sát Bán Hàng là:

  • Quản lý bán hàng và điều phối lịch trình công việc của nhân viên bán hàng.
  • Hiểu nhu cầu của khách hàng và đưa ra giải pháp, hỗ trợ kịp thời.
  • Nghiên cứu, đề xuất các chính sách hoặc phương pháp bán hàng mới.
  • Hỗ trợ tuyển dụng, thuê và đào tạo nhân viên bán hàng mới.
  • Nhận thông tin và báo cáo về tất cả các khách hàng tiềm năng.
  • Trả lời câu hỏi khách hàng tiềm năng.
  • Làm việc với đội ngũ nhân viên bán hàng để chốt đơn.
  • Theo dõi số liệu hiệu suất và doanh số hàng tuần, hàng tháng và hàng quý
  • Đáp ứng tất cả hạn ngạch và mục tiêu bán hàng.
  • Hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên bán hàng để thực hiện các mục tiêu chung.
  • Báo cáo với quản lý cấp cao hơn về tất cả các vấn đề như nhân sự, doanh số bán hàng.

Làm việc ở vị trí Giám Sát Bán Hàng là ước mơ của nhiều nhân viên bán hàng vì nó chứng minh năng lực và sự thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đảm nhiệm vai trò này vì có những cầu cao hơn về kinh nghiệm, kỹ năng bán hàng với Giám Sát Bán Hàng.
Thông thường, Giám Sát Bán Hàng có bằng cấp từ trung cấp trở lên, hầu như không giới hạn chuyên ngành nhưng những người có nền tảng kinh doanh, tư vấn, kinh tế,... sẽ được ưu tiên hơn. Bên cạnh đó, Giám Sát Bán Hàng nên là người có kinh nghiệm làm việc từ 2 - 3 năm với những đóng góp giá trị liên quan tới doanh số, giảm chi phí hoặc thể hiện được khả năng lãnh đạo, có được sự tin tưởng của đồng nghiệp, quản lý và khách hàng.

II. Kinh nghiệm xin việc làm Giám Sát Bán Hàng

1. Tìm việc làm Giám Sát Bán Hàng

Có rất nhiều cơ hội việc làm Giám Sát Bán Hàng trên các kênh tuyển dụng khác nhau như trang web tuyển dụng, các doanh nghiệp, cửa hàng, chi nhánh, mạng xã hội. Bạn có thể ứng tuyển vào vị trí này theo 2 cách: Gửi CV xin việc Giám sát bán hàng khi thấy tin tuyển dụng hoặc đề xuất với ban quản lý cửa hàng để ứng tuyển nội bộ trong trường hợp có vị trí trống và bạn cảm thấy mình hoàn toàn phù hợp.
Ứng tuyển nội bộ vào vai trò Giám Sát Bán Hàng thường nhẹ nhàng hơn một chút vì bạn đã có kinh nghiệm làm việc trong môi trường đó, quen với nhịp điệu công việc. Trong khi đó, gửi CV vào các vị trí mở ở bên ngoài đòi hỏi bạn dành thời gian để sàng lọc thông tin và lựa chọn những cửa hàng, công ty uy tín với chế độ có thể chấp nhận được.

Để có được việc làm Giám sát Bán hàng, ứng viên cần chuẩn bị gì?

2. Chuẩn bị CV xin việc Giám Sát Bán Hàng

Một cách tốt nhất để bắt đầu quy trình nộp CV của bạn cho vị trí Giám Sát Bán Hàng là tạo ra một bản CV hoàn hảo có thể thuyết phục người quản lý tuyển dụng, để họ tin rằng bạn có chuyên môn và năng lực trong lĩnh vực bán hàng. Nội dung CV phải được xây dựng dựa trên các yêu cầu của nhà tuyển dụng với vai trò công việc này. Những yêu cầu này bao gồm kỹ năng, chuyên môn và tính cách.
Cũng tương tự như CV xin việc nhân viên giám sát bán hàng, bạn có thể tìm hiểu về các thông tin này qua bản mô tả công việc rồi chỉnh sửa CV dựa trên các yêu cầu cụ thể mà nhà tuyển dụng liệt kê. Những từ khóa liên quan đến vị trí Giám Sát Bán Hàng nên có trong CV bao gồm: Kỹ năng giao tiếp, khả năng đánh giá và tuyển dụng nhân viên bán hàng, kỹ năng lãnh đạo, định hướng kinh doanh, khả năng đào tạo và hướng dẫn người mới, xây dựng chiến lược kinh doanh, khả năng tổ chức và hướng mục tiêu doanh số.
CV xin việc Giám Sát Bán Hàng nên được trình bày theo định dạng thời gian và viết ngắn gọn, chủ yếu làm nổi bật kinh nghiệm làm việc và kỹ năng của ứng viên thay vì tập trung vào trình độ học vấn hay các thông tin ít liên quan khác.

3. Mẹo trả lời câu hỏi phỏng vấn Giám Sát Bán Hàng

Khi phỏng vấn Giám Sát Bán Hàng, quản lý và nhà tuyển dụng sẽ cố gắng tìm cách để hiểu hơn về ứng viên, đánh giá chính xác xem bạn có sở hữu năng lực và tính cách phù hợp không. Họ có thể cân nhắc theo quan điểm của khách hàng, nhân viên cấp dưới và quản lý để biết được ấn tượng mà bạn tạo ra, cách bạn tương tác và giao tiếp với những người xung quanh.
Trong cuộc phỏng vấn Giám Sát Bán Hàng, ứng viên cần cho thấy sự tinh tế, khéo léo, biết xây dựng mối quan hệ trong khi quyết đoán và thẳng thắn. Bạn cũng nên thể hiện được rằng trước khi là một Giám Sát Bán Hàng thì bạn là một nhân viên bán hàng kỳ cựu, thành thạo các phương pháp thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của mình.
Mỗi câu trả lời bạn đưa ra trong cuộc phỏng vấn đều cần bao gồm các ví dụ cụ thể về thành tích bán hàng của bạn. Thông tin phải rõ ràng và cụ thể, chứng minh cho việc bạn đã giúp công ty, cửa hàng tăng doanh thu như thế nào. Ví dụ bạn có thể nói: "Tại công ty XYZ, tôi chịu trách nhiệm làm nhân viên bán hàng tại cửa hàng A và thường xuyên vượt mục tiêu kinh doanh từ 5 - 15%. Trong đó có 2 tháng liên tục doanh số đều tăng tới 15%, giúp tôi nhận được đánh giá tích cực từ quản lý và được thưởng nóng nửa tháng lương".
Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình công việc bán hàng hay tìm việc làm cửa hàng trưởng cùng rất nhiều những vị trí việc làm được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng. Việc làm mới nhất cập nhật chi tiết theo danh sách, cùng với yêu cầu công việc và mô tả việc làm cụ thể, các bạn cùng tham khảo và lựa chọn cho mình việc làm phù hợp nhất.

Câu hỏi phỏng vấn Giám sát Bán hàng

Nhìn chung, trong quá trình trả lời phỏng vấn, bạn hãy cố gắng trung thực nhất có thể vì những thông tin bạn đưa ra có thể được tham chiếu và chứng thực. Nếu bạn có mối quan hệ tiêu cực ở nơi làm việc cũ thì không nền đề cập đến. Hãy làm sao để nhà tuyển dụng thấy bạn phù hợp và có thể đóng góp nhiều nhất cho công ty. Cùng với đó, hãy tham khảo top câu hỏi phỏng vấn Giám sát Bán hàng và mẹo trả lời hay dưới đây để chuẩn bị kỹ lưỡng sao cho hoàn thành phần thi tốt nhất.

MỤC LỤC:
I. Công việc của Giám Sát Bán Hàng
II. Kinh nghiệm xin việc làm Giám Sát Bán Hàng
III. Câu hỏi phỏng vấn Giám sát Bán hàng

Đọc thêm: ​5 bí quyết để phát triển kỹ năng lãnh đạo

Đọc thêm: Nên đưa những gì trong phần đầu CV xin việc?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888