Kinh nghiệm xin việc làm ngành y cho sinh viên mới ra trường

18/09/2022 07:14
Cho dù là trong những ngành nghề tưởng chừng như sẽ không bao giờ lo thất nghiệp như ngành Y thì cũng không ai có thể tự tin rằng mình cứ xin việc là trúng tuyển. Đặc biệt, với những sinh viên mới ra trường, chưa quen với môi trường làm việc thực tế thì khi xin việc làm bác sĩ, y tá... đều cần có phương pháp đúng đắn, hiệu quả.

Y tế luôn là lĩnh vực có triển vọng nghề nghiệp đầy hứa hẹn, ngay cả trong bối cảnh kinh tế suy thoái bởi tầm quan trọng không thể thay thế của nó. Không chỉ yêu cầu cao về năng lực chuyên môn mà kinh nghiệm làm việc cũng là tiêu chí đặc biệt quan trọng khi xin việc ngành này. Vậy làm thế nào để những sinh viên mới ra trường với kinh nghiệm ít ỏi nâng cao cơ hội trúng tuyển của mình?

Những kinh nghiệm xin việc làm ngành y dược bạn cần biết

Lời khuyên tìm việc làm cho sinh viên ngành y dược

1. Cập nhật tin tức, xu hướng tuyển dụng trong ngành

Thường xuyên cập nhật tin tức, xu hướng mới trong ngành bằng cách truy cập, nhận thông báo từ các công ty, bệnh viện lớn hay thậm chí là qua hình thức truyền miệng. Việc này không chỉ giúp bạn nắm bắt tình hình, cơ hội việc làm mà còn có thể thể hiện sự am hiểu sâu rộng với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn.

2. Xây dựng mối quan hệ

Hãy xây dựng các mối quan hệ thân thiết với những người trong ngành, càng dày dặn kinh nghiệm càng tốt. Nếu có thể, hãy cố gắng tham gia vào các chương trình y tế tình nguyện hay tham dự các buổi hội thảo, tư vấn về sức khỏe. Điều này không chỉ giúp bạn học hỏi thêm được nhiều kiến thức và trải nghiệm thực tế mà biết đâu bạn sẽ gặp được nhà tuyển dụng tiềm năng của mình trong những dự án đó.
Ngoài ra, xây dựng thương hiệu cá nhân trên các trang mạng xã hội như Facebook, LinkedIn cũng là một cách hay để tiếp cận và đi sâu vào lĩnh vực này.

3. "Đánh bóng" các kỹ năng sẵn có

Sinh viên mới ra trường thường không có hoặc có rất ít kinh nghiệm làm việc. Chính vì vậy, hãy tận dụng chính những kỹ năng mềm vốn có của mình để biến chúng thành điểm mạnh, phù hợp với các vị trí trong lĩnh vực y tế.
Chẳng hạn, lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cũng rất cần những người có kinh nghiệm làm việc liên quan đến công nghệ thông tin, tài chính - kế toán, sales và marketing, nhân sự, hành chính,...

Sinh viên ngành y mới ra trường xin việc cần lưu ý điều gì?

4. Chấp nhận mức lương thấp

Bạn có thể sở hữu rất nhiều bằng cấp, chứng chỉ khi ngồi trên ghế giảng đường Đại học nhưng điều đó vẫn không thể thay đổi sự thật rằng bạn không nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế. Do đó, nếu được nhận, mức lương khởi điểm thấp là chuyện hoàn toàn dễ hiểu. Hãy chấp nhận và dành thời gian học hỏi để ngày một tiến bộ. Chắc chắn bạn sẽ nhận được mức lương xứng đáng khi bản thân đã đủ năng lực đáp ứng mọi yêu cầu công việc.

5. Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước

Học hỏi từ những người dày dặn kinh nghiệm, nhiều mối quan hệ trong ngành sẽ rất hữu ích cho con đường sự nghiệp của bạn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách xin việc vào các phòng khám tư nhân quy mô nhỏ nhưng vẫn thể hiện thái độ chuyên nghiệp, đam mê học hỏi cũng như mong muốn phát triển lên những vị trí cao hơn.
Vừa làm việc, bạn có thể vừa học hỏi rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Bạn cũng sẽ biết được bạn còn thiếu những kỹ năng gì, những gì thì cần phát huy; từ đó hoàn thiện bản thân và sẵn sàng để ứng tuyển vào một vị trí cao hơn với mức lương hấp dẫn hơn. Dù bạn là bác sĩ, dược sĩ, trình dược viên hay y tá thì việc học hỏi kinh nghiệm là điều cần thiết để nâng cao kiến thức cũng như tay nghề của mình để hỗ trợ cho công việc được tốt hơn.
Hy vọng những lưu ý mà JobOKO.com chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất trước xin việc vào lĩnh vực y dược. Hãy nhớ, chưa có kinh nghiệm làm việc là một điểm yếu nhưng bạn hoàn toàn có thể khắc phục điểm yếu này và "hạ gục" nhà tuyển dụng bằng những thế mạnh khác của bản thân qua CV xin việc ấn tượng. Tham khảo các mẫu CV xin việc Y tá, bác sĩ, dược sĩ, trình dược viên,... chuyên nghiệp tại JobOKO để khi có nhu cầu ứng tuyển sẽ sử dụng thuận lợi nhé.

MỤC LỤC:
1. Cập nhật tin tức, xu hướng tuyển dụng trong ngành
2. Xây dựng mối quan hệ
3. "Đánh bóng" các kỹ năng sẵn có
4. Chấp nhận mức lương thấp
5. Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước

Đọc thêm: Top 10 kỹ năng quan trọng hơn cả bằng cấp nhân viên y tế

Đọc thêm: ​Hướng đi nào cho những sinh viên ngành Dược trong tương lai

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888