Những lưu ý khi xin việc làm Nhân viên Marketing
Để xin việc làm Nhân viên marketing, bạn không chỉ cần theo học các chương trình chuyên nghiệp mà còn phải chuẩn bị một thời gian dài với những phương pháp đơn giản nhưng hữu ích. Thông qua đó, không chỉ có được cơ hội việc làm mà bạn còn có khả năng phát triển lâu dài hơn trong nghề này.
Phát triển các mối quan hệ tích cực với những chuyên gia trong lĩnh vực marketing là điều đầu tiên bạn phải làm nếu muốn xin việc làm Nhân viên marketing. Tiếp thị luôn là ngành có tỷ lệ cạnh tranh cao và nhân sự trong đó rất dễ bị đào thải. Càng nhiều người biết bạn thì bạn càng có thêm nhiều cơ hội việc làm. Nếu bạn đang cố gắng mở rộng mạng kết nối của mình thì có một số cách bạn có thể bạn đầu:
Trên thực tế, có vô số cách để gặp gỡ mọi người cùng ngành nghề, trò chuyện và kết nối với họ. Điều quan trọng là bạn phải sẵn sàng và khéo léo, tinh tế trong giao tiếp và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ để nhận lại những lợi thế khi cần. Đôi khi chỉ là một thông tin hoặc lời giới thiệu đơn giản cũng giúp bạn có được công việc Nhân viên marketing mơ ước.
Ngành marketing thay đổi liên tục, vì vậy nếu bạn không chăm chỉ học tập, bạn sẽ nhanh chóng bị tụt hậu. Các công ty hay agency marketing đều tìm kiếm những Nhân viên marketing đầy ắp ý tưởng mới và có kiến thức về các phương pháp tiếp thị mới nhất.
Một hình thức học hỏi và cập nhật xu hướng marketing là nói chuyện với các chuyên gia. Sau khi xây dựng các kết nối của bạn (đã đề cập ở trên), hãy trò chuyện với các chuyên gia, hỏi họ về các câu hỏi liên quan đến công việc, những trăn trở của bạn với nghề marketing. Họ có thể đưa ra lời khuyên, cho bạn biết về những gì họ làm và hướng bạn đến các tài nguyên hoặc liên hệ khác.
Ngoài ra, trước khi ứng tuyển vào một công ty, hãy đảm bảo bạn vào website, blog của họ để xem loại nội dung họ sản xuất hoặc tham khảo những thông tin cụ thể tác động đến quá trình tuyển dụng.
Marketing là nghề về sự sáng tạo, về những ý tưởng và sự am hiểu tâm lý người tiêu dụng. Nếu bạn có thể tự xây dựng thương hiệu cá nhân của chính mình thì bạn cũng đồng thời chứng minh được khả năng xây dựng thương hiệu cho nhãn hàng, doanh nghiệp. Một thương hiệu cá nhân có thể được tạo dựng bằng rất nhiều cách, cho dù bạn vô ý hay cố ý: Đó có thể là mạng xã hội của bạn, blog với những bài viết, chia sẻ về vấn đề xã hội hoặc quan điểm với các nội dung chuyên môn.
Cách xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn:
Muốn xin việc làm Nhân viên Marketing nhanh chóng, ứng viên nên làm gì?
Hầu hết các doanh nghiệp đều có bộ phận marketing, đồng thời cũng có rất nhiều agency marketing. Tuy nhiên, như vậy vẫn không có nghĩa là bạn có thể gửi CV xin việc nhân viên tiếp thị của mình khi thấy bất cứ cơ hội nào. Thay vào đó, bạn cần làm một cuộc "điều tra" để tìm ra công ty phù hợp nhất với mình. Dù Nhân viên marketing hay nhân viên digital marketing chỉ là một vị trí đầu vào cơ bản nhưng nếu lựa chọn chính xác thì nó sẽ tác động đến các cơ hội thăng tiến, phát triển sự nghiệp sau này.
Để đánh giá xem công ty có phù hợp với khả năng và định hướng nghề marketing của mình hay không, bạn hãy cân nhắc dựa trên các tiêu chí sau:
Thông qua một số tiêu chí trên, bạn sẽ thu hẹp được các nhà tuyển dụng mục tiêu, sau đó tìm hiểu về quá trình tuyển dụng và cơ hội việc làm của họ để ứng tuyển vị trí Nhân viên marketing. Nhìn chung, để xin việc thành công thì mỗi ứng viên đều cần một quá trình tích lũy và chủ động, nhất là với nghề tiếp thị nhiều cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu tham khảo và chuẩn bị trước những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Marketing phổ biến sẽ phần nào giúp ích cho bạn vượt qua đối thủ khác dễ dàng hơn.
MỤC LỤC:
1. Mở rộng mạng kết nối
2. Không ngừng học hỏi, cập nhật xu hướng marketing
3. Xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn
4. Tìm kiếm công việc Nhân viên marketing trong các công ty phù hợp