Kinh nghiệm xin việc làm Trợ lý Kinh doanh

05/02/2022 03:27
Lĩnh vực kinh doanh ngày càng đa dạng và tạo ra nhiều việc làm mới cho các bạn trẻ yêu thích sự năng động, trong đó phải kể đến công việc của một Trợ lý Kinh doanh. Vậy làm thế nào để trở thành một Trợ lý Kinh doanh giỏi trong một doanh nghiệp lớn? Hãy áp dụng một vài kinh nghiệm xin việc làm Trợ lý Kinh doanh được JoBOKO.com chia sẻ dưới đây nhé.
Trợ lý Kinh doanh, tiếng Anh là Sales Assistant là người hỗ trợ tất cả các hoạt động kinh doanh của các công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Họ đóng góp một phần quan trọng vào việc phát triển hoạt động bán hàng và nâng cao doanh số. Tùy theo quy mô, hình thức hoạt động và sản phẩm kinh doanh của từng doanh nghiệp mà yêu cầu đối với Trợ lý Kinh doanh được tuyển dụng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, vẫn sẽ có các bước cơ bản mà mọi ứng viên đều phải thực hiện nếu như muốn ứng tuyển thành công vào vị trí này.

Trợ lý Kinh doanh là công việc không phải ai cũng có thể đảm nhận

Kinh nghiệm xin việc làm Trợ lý Kinh doanh

1. Hoàn thành các khóa học, chứng chỉ về kinh doanh

Mặc dù công việc này không đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn cao như các ngành Khoa học hay Nghiên cứu nhưng Trợ lý Kinh doanh vẫn phải có bằng Cử nhân trở lên các chuyên ngành về Kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, marketing,... Các ứng viên chưa đạt đến trình độ Cử nhân nhưng có khả năng tính toán, kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng tốt cũng có thể ứng tuyển vào vị trí này.

2. Tích lũy kinh nghiệm làm việc

Công việc Trợ lý Kinh doanh không đòi hỏi phải có nhiều năm kinh nghiệm. Ứng viên trúng tuyển vào vị trí này sẽ được đào tạo trong quá trình làm việc. Nhiều Trợ lý Kinh doanh xuất thân là những nhân viên thời vụ hoặc nhân viên part-time.

3. Viết CV

Khi có một chút kinh nghiệm làm việc thì viết CV và ứng tuyển vào vị trí Trợ lý Kinh doanh sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người chưa có kinh nghiệm làm việc thì không thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Trong CV, hãy nhớ ghi đầy đủ cả học vấn, kinh nghiệm làm việc và những kỹ năng liên quan. Dựa vào thế mạnh của bản thân mà bạn có thể lựa chọn cấu trúc CV cho phù hợp. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thì bạn có thể chọn kiểu CV tập trung chủ yếu vào kỹ năng. Đồng thời, bạn cũng cần phải nghiên cứu thật kỹ mô tả công việc của nhà tuyển dụng và làm nổi bật các kỹ năng phù hợp nhất với yêu cầu của họ.
Khi viết CV xin việc Trợ lý Kinh doanh, bạn cần phải ghi nhớ những điều sau:

  • Thông tin liên lạc (bao gồm tên, địa chỉ, email và số điện thoại) phải được đặt ngay trên đầu.
  • Phần giới thiệu bản thân (Personal Statement) phải cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là ai và bạn có gì nổi trội (kỹ năng, kinh nghiệm,....).
  • Sau phần giới thiệu bản thân là phần kỹ năng; khoảng 6-8 kỹ năng có liên quan đến mô tả công việc của nhà tuyển dụng là đủ.
  • Trong phần kinh nghiệm làm việc, ghi tên công ty, chức danh và thời gian làm việc của bạn tại công ty đó. Khi viết tên chức danh hoặc mô tả công việc mình đã làm, đừng quên bổ sung những thành tích mà bạn đã làm được. Điều này sẽ khiến cho CV của bạn trở nên nổi bật hơn so với tất cả những người khác.
  • Phần học vấn và trình độ nên được trình bày theo định dạng liệt kê đơn giản. Ghi rõ thời gian học, cấp học và tên cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, nếu như bạn đã tốt nghiệp Đại học thì không nhất thiết phải ghi tên trường cấp 3.
  • Phần sở thích trong CV xin việc Trợ lý Kinh doanh hoàn toàn là tùy chọn. Tuy nhiên, đó sẽ là một điểm cộng nếu như những sở thích của bạn có thể làm nổi bật tính cách của bản thân, đặc biệt là sự năng động và sáng tạo.

Làm thế nào để xin việc làm Trợ lý kinh doanh thành công?

4. Xây dựng các mối quan hệ

Cho dù bạn đang ở đâu trong sự nghiệp thì việc tạo dựng quan hệ với các chuyên gia trong ngành vẫn sẽ cực kỳ hữu ích. Đơn giản nhất, nó sẽ tạo cơ hội để bạn được gặp gỡ với các nhà tuyển dụng tiềm năng. Hãy tham gia vào các hội thảo, hội nghị, sự kiện,... để gặp gỡ nhiều người mới. Bạn cũng có thể đề nghị đồng nghiệp, thầy cô giáo hoặc người quen của mình giới thiệu cho bạn làm quen với những người mà họ biết.

5. Rèn luyện kỹ năng mềm

Trợ lý Kinh doanh phải thành thạo rất nhiều kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, thuyết phục người nghe, điềm tĩnh, khả năng giải quyết vấn đề và đặc biệt là kỹ năng chăm sóc khách hàng. Để có thể giới thiệu và bán sản phẩm cho khách hàng, khả năng học hỏi nhanh trong quá trình đào tạo hoặc khi được giới thiệu một sản phẩm mới cũng vô cùng quan trọng.
Các kỹ năng quan trọng nhất đối với một Trợ lý Kinh doanh bao gồm:

  • Kỹ năng giao tiếp: Trợ lý Kinh doanh phải giao tiếp tốt và có khả năng thuyết phục người nghe (là khách hàng, cấp trên hoặc đồng nghiệp).
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Quản lý thời gian hiệu quả sẽ cho phép những người làm công việc Trợ lý Kinh doanh hoàn thành tốt công việc của mình trong thời gian cho phép như trả lời điện thoại, hỗ trợ khách hàng tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ phù hợp hay thực hiện các giao dịch khác với khách hàng.
  • Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ: Trợ lý Kinh doanh phải sử dụng kỹ năng giao tiếp, sự cảm thông và cả EQ của mình để kết nối với khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ. Sự nhẫn nại là điều cực kì quan trọng khi làm công việc này.
  • Kỹ năng công nghệ: Trong thời đại công nghệ, Trợ lý Kinh doanh cần phải sử dụng thành tạo máy tính, các hệ thống POS, thẻ tín dụng hay phần mềm cơ sở dữ liệu khách hàng và quản lý hàng hóa.

Hy vọng bài viết trên đây của JobOKO.com đã giúp bạn có thêm những kinh nghiệm xin việc làm Trợ lý Kinh doanh hay tìm việc làm nhân viên kinh doanh. Đây là một công việc không đòi hỏi kinh nghiệm làm việc lâu năm hay kiến thức chuyên môn cao; vì thế, khi đi xin việc, thái độ quan trọng hơn trình độ. Ngoài ra cũng còn rất nhiều những vị trí hiện nay được tuyển dụng nhiều tại các doanh nghiệp như tuyển nhân viên hỗ trợ kinh doanh, một trong số những việc làm phục vụ cho nhu cầu kinh doanh trở nên hiệu quả hơn. Các bạn có thể cân nhắc và tìm hiểu kỹ hơn về công việc này, qua đó có thể ứng tuyển nhanh chóng trên JobOKO.com.

Câu hỏi phỏng vấn Trợ lý kinh doanh phổ biến

Điều nhà tuyển dụng mong muốn thấy được ở bạn là sự năng động, nhiệt huyết và quyết tâm học hỏi để hoàn thành công việc được giao chứ chưa chắc đã là một người dày dạn kinh nghiệm kinh doanh. Vì vậy, trong phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên qua các câu hỏi tình huống để cân nhắc xem ai là người phù hợp. Tham khảo và chuẩn bị trước cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn trợ lý kinh doanh phổ biến sẽ giúp bạn tự tin đạt được kết quả như mong đợi.

MỤC LỤC:
1. Hoàn thành các khóa học, chứng chỉ về kinh doanh
2. Tích lũy kinh nghiệm làm việc
3. Viết CV
4. Xây dựng các mối quan hệ
5. Rèn luyện kỹ năng mềm

Đọc thêm: Mô tả công việc Trợ lý Kinh doanh chi tiết

Đọc thêm: Học ngành gì ra có thể làm trợ lý kinh doanh?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888