Làm sai, bị sếp mắng vài câu đừng có tự ái mà nghỉ việc

09/05/2020 11:30
Thành thật mà nói chẳng có ai thích cái cảm giác bị sếp, quản lý la mắng cả. Đi làm mới biết chuyện bị sếp mắng tại nơi làm việc là điều không tránh khỏi. Quan trọng là bạn làm sai, bị sếp mắng vài câu đừng có tự ái mà nghỉ việc.
Nếu chẳng may có làm sai, bị sếp gọi vào phòng họp cho một trận cũng đừng vì thế mà cảm thấy xấu hổ, tức giận hay tự ái rồi đòi nghỉ việc, đừng hành xử như những đứa trẻ con, thích thì làm không thì thôi. Chìa khóa giúp bạn giải quyết vấn đề này nằm ở chỗ phải biết bình tĩnh, mềm mỏng và khéo léo, dám thừa nhận lỗi sai về mình và tìm cách khắc phục.
Có được việc làm tốt rất khó, vậy nên hãy biết học hỏi, không nên bị tự ái khi sếp mắng

I. Cách ứng xử khi bị sếp mắng vì làm sai

1. Cố gắng bình tĩnh để tìm ra vấn đề

Tục ngữ có câu "cả giận mất khôn", hầu như trong số chúng ta khi bị giám đốc hay sếp mắng đều có xu hướng không giữ được bình tĩnh, tức giận, lúc nào cũng trong đầu tư tưởng muốn nghỉ việc luôn cho xong. Nhưng nên nhớ rằng đã đi làm thì ở môi trường nào cũng vậy, bị sếp mắng xảy ra như cơm bữa hàng ngày, có muốn tránh cũng không được.
Thay vì có những suy nghĩ tiêu cực, hay nóng giận, nên cố gắng giữ bình tĩnh lắng nghe những gì mà sếp đang nói, sẵn sàng tiếp thu để tìm ra nguồn gốc vấn đề và cách giải quyết. Nếu cứ đùng đùng tự ái, nóng giận xin nghỉ việc thì sẽ rất thiệt thân, ai dám chắc rằng bạn sẽ tìm được một công việc phù hợp hơn.

2. Đừng nên bảo thủ, cố chấp

Đôi khi sếp mắng chỉ là muốn tốt cho bạn, muốn cho bạn bài học nhớ đời để không phạm phải những sai lầm đó trong tương lai nữa. Đừng nên cố gắng đề cao cái tôi cá nhân mà cố chấp không chịu thay đổi, khăng khăng cho rằng quan điểm, cách làm của mình là đúng, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến công việc tương lai của bạn.
Nên nhớ rằng sếp là người có nhiều kinh nghiệm, họ có cách nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau. Điều quan trọng nhất vẫn là làm sao để loại bỏ trong đầu những suy nghĩ tiêu cực, thay đổi suy nghĩ, cân nhắc đến những giải pháp mà sếp đưa ra để cải thiện chất lượng và hiệu quả công việc, từ đó sếp mới có thể đánh giá và nhìn nhận bạn là người biết tiếp thu, lắng nghe và chịu khó học hỏi.

3. Suy nghĩ kỹ trước khi hành động

Đừng để một phút nông nổi, thiếu suy nghĩ mà ảnh hưởng đến cả một sự nghiệp, tương lai khiến bạn phải cảm thấy hối hận sau này. Trong công việc mà có bị sếp mắng cũng chỉ là muốn mình tốt lên. Vì vậy hãy cố gắng giữ một cái đầu lạnh và sẵn sàng tiếp thu, học hỏi những gì mà họ chia sẻ, đó là những bài học đắt giá, hành trang cho bạn sau này trên con đường thăng tiến sự nghiệp.
Tự ái sẽ khiến ảnh hưởng rất nhiều tới công việc, hãy biết kiềm chế, học hỏi dù sếp có mắng

4. Sai thì sửa

Đừng cố gắng tranh cãi hay trình bày dài dòng làm gì khi mà rõ ràng lỗi sai thuộc về bạn. Thay vì cố gắng đổ lỗi do hoàn cảnh khách quan, châm ngòi nổ cho những cuộc tranh cãi gay gắt hơn, hãy sẵn sàng gật đầu chịu trách nhiệm về mình và cố gắng sửa sai. Không một ai là hoàn hảo cả, ai rồi cũng có lúc mắc phải những sai lầm không đáng có, ngay cả sếp của bạn cũng đã từng.

5. Đừng để "nước đổ đầu vịt"

Không phải cứ nghe chửi xong rồi vất đấy, mặc kệ sếp nói gì thì nói. Quan trọng vẫn là bạn phải biết rút ra kinh nghiệm, bài học từ những sai lầm cũ, để lấy lại niềm tin từ sếp, chứng minh cho họ thấy được bạn biết tiếp thu, biết sửa sai và có thể làm tốt mọi công việc bằng chính năng lực của mình. Nếu như bạn đã biết cách sửa sai nhưng sếp vẫn không đánh giá bạn cao thì có thể thiện cảm trong mắt sếp đối với bạn không còn.

II. Bị sếp mắng đến mức độ nào thì nên cân nhắc nghỉ việc, chuyển việc?

Vừa bị sếp mắng đã đùng đùng viết đơn xin nghỉ việc chắc chắn là một sai lầm, thế nhưng không phải lúc nào bạn cũng nên gồng mình để bám víu lấy công việc đó. Sau mỗi lần bị sếp mắng, điều mà bạn nên làm là nhìn nhận lại bản thân và vấn đề mà mình vừa gặp phải. Nguyên nhân của vấn đề đó là gì? Xuất phát từ thực tế khách quan hay do chính bản thân bạn không thể đáp ứng được yêu cầu? Với mỗi nguyên nhân khác nhau bạn sẽ cần phải có những cách xử lý khác nhau.
Nếu như công việc thực sự không phù hợp với bạn, bạn không đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu dẫn đến làm hỏng việc, công việc đó không cùng với định hướng phát triển sự nghiệp của bạn hoặc là bạn đã không còn tìm thấy giá trị của mình trong công việc đó nữa thì có lẽ đã đến lúc bạn nên nghỉ việc để tìm kiếm cho mình một định hướng mới.
Đôi khi, chỉ đơn giản rằng bạn không còn tìm thấy niềm vui trong công việc, bạn thấy áp lực khi mỗi ngày phải xách cặp đến công ty và lúc nào cũng trở về nhà trong trạng thái mệt mỏi thì tốt nhất nên dừng lại để tìm kiếm một công việc mới. Cuộc sống như vậy không ý nghĩa, bạn cũng không thể làm việc hiệu quả trong trạng thái cảm xúc đó và sẽ chẳng thể nào phát triển sự nghiệp của bản thân.
Khi bị sếp mắng, trường hợp nào nên cân nhắc nghỉ việc?
Bị sếp mắng là điều không một ai mong muốn khi đi làm. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ mỗi người có thể duy trì thái độ tích cực, nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn để cố gắng cải thiện tình hình hay không mà thôi. Một khi lỗi sai đã quá rõ ràng thì nên chấp nhận và tìm cách khắc phục chứ đừng bảo thủ, nghĩ cách đổ lỗi cho người khác hay là nghĩ đến chuyện bỏ việc.
Thừa nhận rằng không phải môi trường làm việc nào cũng là lý tưởng dành cho tất cả mọi người. Nó có thể phù hợp với người này nhưng không hợp với người kia. Điều quan trọng là mỗi người đều phải có cái nhìn toàn diện và ứng xử với một thái độ chuyên nghiệp.
Còn đối với những trường hợp không còn phù hợp với công việc nữa hay có những lý do khác và bạn quyết định nghỉ việc thì có thể nghỉ ngơi và suy nghĩ cũng như tìm cho mình công việc phù hợp hơn. Đặc biệt khi bạn làm CV xin việc đừng quên ghi lại những cố gắng và thành tích của bạn để hồ sơ của mình đẹp hơn nhé. Tuy nhiên nhà tuyển dụng quan tâm nhất vẫn là năng lực và khả năng làm việc, chính vì vậy các bạn đừng ngại rèn luyện bản thân và thay đổi môi trường để có thêm cho mình nhiều hơn nữa những kinh nghiệm nhé.

MỤC LỤC:
I. Cách ứng xử khi bị sếp mắng vì làm sai
II. Bị sếp mắng đến mức độ nào thì nên cân nhắc nghỉ việc, chuyển việc?

Đọc thêm: Ứng xử thế nào với những vị sếp quá khắt khe, xét nét?

Đọc thêm: Đối phó thế nào khi sếp không ưa mình, cách ứng xử khi bị sếp ghét

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888