Liquidity Planning là gì? Các bước lập kế hoạch thanh khoản tiêu chuẩn

08/07/2020 11:00
Có nhiều hình thức lập kế hoạch tài chính khác nhau để đáp ứng yêu cầu về vốn, thanh toán, thanh khoản của công ty. Liquidity Planning sẽ giúp giải quyết và chuẩn bị cho các tình huống này. Vậy Liquidity Planning là gì và các bước Liquidity Planning tiêu chuẩn được tiến hành như thế nào?
Liquidity Planning vô cùng cần thiết với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức. Nhìn chung, các công ty vẫn có thể tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định dù không tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, việc kinh doanh sẽ gặp vấn đề chỉ trong vài ngày nếu thiếu thanh khoản cần thiết. Do đó, Liquidity Planning là nhiệm vụ luôn được ưu tiên.

Liquidity Planning như thế nào là đạt tiêu chuẩn?

1. Liquidity Planning là gì?

Liquidity Planning hay còn gọi là Lập kế hoạch thanh khoản, là một nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, trong đó một doanh nghiệp thực hiện khớp chính xác số liệu tài chính hàng ngày giữa thanh toán nội bộ và bên ngoài. Liquidity Planning tập trung vào việc tránh thâm hụt và thặng dư thanh khoản, từ đó giúp công ty có đủ tiền mặt để đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn của mình, đồng thời cố gắng tránh có quá nhiều tiền mặt vì tiền mặt có thể làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh (khi nó nằm yên và không sinh lời).
Quá nhiều tiền mặt có thể trở thành một vấn đề cho doanh nghiệp. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, mọi hoạt động kinh doanh đều bị đình trệ. Từ đó, tất cả các công ty thuộc mọi quy mô và ngành công nghiệp đều phải có kế hoạch đối với tài sản lưu động. Họ phải đảm bảo rằng biến động thanh khoản quá lớn sẽ được phòng ngừa và thời gian thanh khoản cũng phải được kiểm soát chặt chẽ. Ngay cả lợi nhuận dài hạn cũng không thể đóng vai trò là sự đảm bảo rằng thị trường tài chính có thể cung cấp đủ thanh khoản trong thời kỳ khủng hoảng - trừ khi các thỏa thuận chiến lược hỗ trợ thiếu hụt thanh khoản được ký kết từ lâu trước khủng hoảng.
Liquidity Planning không giống như lập kế hoạch với số dư tiền mặt của công ty. Thay vào đó, nó tạo thành một cơ sở cho các quyết định phòng ngừa chiến lược về quản lý lợi ích, tiền tệ và hàng hóa. Khi bạn bắt đầu xử lý Liquidity Planning trong doanh nghiệp của bạn, bạn có thể gặp khó khăn vào lúc đầu do vấn đề cân đối kế toán và tính toán lãi lỗ. Tuy nhiên, khi mọi thứ được giải quyết, tài chính của công ty sẽ được kiểm soát tốt nhất.

2. Liquidity Planning với Quản lý tiền mặt

Kế Liquidity Planning cho phép minh họa dòng tiền từ tất cả các đơn vị tổ chức theo thời gian. Nó giúp phân biệt giữa các dòng tiền khác nhau, ví dụ thanh toán của khách hàng và thanh toán nhân sự. Dòng thời gian của một Liquidity Planning thường bao gồm từ 6 đến 12 tháng. Mặc dù vậy, một số mô hình kinh doanh nhất định có thể yêu cầu Liquidity Planning trước vài năm. Bạn cũng không bao giờ được phép nhầm lẫn Liquidity Planning với quản lý tiền mặt hàng ngày. Bạn chỉ tập trung vào số dư trong tương lai của tài khoản ngân hàng cá nhân và tạo dự báo tiền mặt hàng ngày.
"Kế hoạch" càng tốt, dự đoán thanh khoản sẽ càng chính xác. Bảng cân đối kế toán và lãi lỗ với Liquidity Planning đều ảnh hưởng lẫn nhau, cùng làm rõ dự đoán số dư tài chính vào cuối một giai đoạn kinh doanh. Ngay cả những thay đổi nhỏ nhất trong giao dịch hoặc thanh toán cơ bản cũng có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể trong kết quả cuối cùng.

Tìm hiểu về Liquidity Planning tiêu chuẩn

3. Các bước lập kế hoạch thanh khoản tiêu chuẩn

Mục tiêu cuối cùng của Liquidity Planning vẫn là để việc đảm bảo công ty có đủ tiền mặt khi cần, để đáp ứng các chi phí thiết yếu hàng ngày, chi trả cho một sự kiện bất ngờ hoặc tận dụng các cơ hội kinh doanh mà công ty không muốn bỏ lỡ. Sau đây là các bước Liquidity Planning tiêu chuẩn giúp bạn lập kế hoạch thanh khoản hiệu quả nhất.

3.1. Biết tất cả số tiền đến từ đâu

Bước đầu tiên khi tiến hành Liquidity Planning là bạn phải biết tất cả các nguồn thu nhập của công ty. Tập hợp danh sách đầy đủ tất cả các dòng thu nhập sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện, chính xác hơn về tình hình tài chính.

3.2. Hiểu tính thanh khoản của từng tài sản

Bước tiếp theo là phân loại tính thanh khoản của từng dòng thu nhập, mà chúng ta sẽ gọi là tài sản. Đối với mỗi tài sản, đánh giá quá trình và chi phí thanh lý nó. Kiểm tra những tài sản nào có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp để thanh khoản vay hiệu quả và tiết kiệm chi phí và biết các bước để thực hiện điều này.

3.3. Nhận thức được nhu cầu chi tiêu

Liquidity Planning trực quan hóa thu nhập và chi tiêu trong một khoảng thời gian để dự đoán tổng số chi phí trong một giai đoạn nhất định.
Xem thêm: Các bước lập kế hoạch chiến lược chuyên nghiệp

3.4. Xác định các yêu cầu thanh khoản thiết yếu

Khi làm Liquidity Planning, bạn cần chú ý đến 3 loại thanh khoản là: Thanh khoản thiết yếu, thanh khoản phòng ngừa và thanh khoản tùy ý. Bạn có thể có một cái nhìn tổng quan về nhu cầu thanh khoản thiết yếu của bạn - những chi phí cố định của doanh nghiệp.

3.5. Tạo một Liquidity Planning phòng ngừa

Những sự kiện và tình huống bất ngờ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Lập kế hoạch cho thanh khoản phòng ngừa là cần thiết, vì đó sẽ là khoản tiền mặt sẽ giúp giải quyết các vấn đề bất khả kháng.

3.6. Biết cách truy cập thanh khoản tùy ý

Ngoài việc là một công cụ quản lý rủi ro, Liquidity Planning hiệu quả sẽ cho phép bạn tận dụng các cơ hội tuyệt vời, chẳng hạn như khi có dự án đầu tư mới hứa hẹn mang lại lợi nhuận lớn. Đây là vai trò của thanh khoản tùy ý. Thanh khoản tùy ý cho phép bạn truy cập nhanh chóng và kịp thời vào các tài sản có nghĩa là bạn có thể nắm bắt các cơ hội mà bạn không muốn bỏ lỡ.

3.7. Liquidity Planning chính xác

Liquidity Planning chính xác giảm thiểu rủi ro phải thanh lý tài sản ở điều kiện thị trường không thuận lợi hoặc với mức phí, thiệt hại quá cao.

3.8. Cân bằng phân bổ tài sản và hồ sơ rủi ro

Bước tiếp theo là bạn phải tìm cách tiếp cận phù hợp để phân bổ tài sản, với tình huống tối ưu là quản lý tài sản để chúng tạo thêm lợi nhuận. Nếu bạn đã thực hiện tốt Liquidity Planning, bạn có thể định vị tốt hơn để xác định nguy cơ rủi ro của mình và biết được khả năng chống đỡ trong khoảng bao lâu.

Finance Transformation là gì?

Liquidity Planning là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu để quản lý tài chính trong các doanh nghiệp. Thực hiện Liquidity Planning đúng cách sẽ giúp kiểm soát thanh khoản, tài chính hiệu quả nhất. Nếu bạn theo đuổi lĩnh vực tài chính thì ngoài biết rõ Liquidity Planning, Finance Transformation là gì bạn cũng nên tìm hiểu để áp dụng cho công việc của mình hiệu quả.

MỤC LỤC:
1. Liquidity Planning là gì?
2. Liquidity Planning với Quản lý tiền mặt
3. Các bước lập kế hoạch thanh khoản tiêu chuẩn

Đọc thêm: Performance Plan là gì? Cách viết Performance Plan

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888