Maintenance là gì? Các vị trí việc làm của nhóm nghề Maintenance

25/10/2021 09:30
Với những người ngoài nghề thì Maintenance không phải là một thuật ngữ dễ hiểu. Chắc hẳn, không phải ai cũng rõ ràng Maintenance là gì, có vai trò ra sao và nhóm nghề này bao gồm các vị trí việc làm phổ biến nào. Thực tế, khi đã hiểu rõ thì rất có thể bạn sẽ có thêm một lựa chọn nghề nghiệp thú vị, hấp dẫn đấy.

Khi nói đến các công việc kỹ thuật, chúng ta có thể nghĩ ngay tới những vai trò như kỹ sư, kỹ thuật viên. Tuy nhiên, có một nhóm nghề Maintenance cũng rất phổ biến. Không chỉ đảm bảo duy trì hoạt động cho máy móc, thiết bị kỹ thuật, tòa nhà... mà Maintenance còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho các bạn có kỹ năng thành thạo. Việc hiểu đúng về Maintenance là gì sẽ giúp bạn hình dung chính xác nhất, rõ nhất về cơ hội nghề nghiệp này.

Maintenance có những vị trí việc làm nào?

I. Maintenance là gì? Phân loại Maintenance

1. Maintenance là gì?

Maintenance trong tiếng Việt có nghĩa là bảo trì, được định nghĩa là những nỗ lực được thực hiện để giữ cho tình trạng và hiệu suất của máy móc, thiết bị hoạt động tốt giống như tình trạng khi còn mới. Hoạt động bảo trì về cơ bản có thể được chia thành hai phần chính là hoạt động bảo trì theo kế hoạch và hoạt động bảo trì ngoài kế hoạch.

  • Planned maintenance activities (Bảo trì theo kế hoạch) là bảo trì được tổ chức và thực hiện có suy nghĩ tới tương lai, kiểm soát và ghi chép theo đúng kế hoạch đã được xác định trước đó - ví dụ tiến hành bảo trì định kỳ 3 tháng một lần đối với máy móc trong nhà xưởng.
  • Unplanned maintenance activities (Bảo trì không theo kế hoạch) thường là tiến hành sửa chữa, thay thế, bảo trì bất ngờ tùy theo tình trạng của máy móc và yêu cầu thực tế của hoạt động sản xuất, vận hành.

Hoạt động Maintenance nhìn chung là sẽ khác nhau cho từng thiết bị, phụ thuộc vào phương pháp, chi phí và mức độ quan trọng của dây chuyền, thiết bị khác nhau.

2. Các phương pháp Maintenance

Các loại phương pháp bảo trì sau đây thường được sử dụng trong một số ngành công nghiệp khác nhau:

  • Preventive Maintenance (Bảo dưỡng phòng ngừa): Đây là phương pháp ngăn ngừa hư hỏng thiết bị bằng cách thay thế định kỳ các bộ phận dựa trên thời gian sử dụng và tiến hành bảo dưỡng, kiểm tra nhỏ để tìm ra tình trạng hiện tại của thiết bị/ máy móc. Ví dụ: Vệ sinh, kiểm tra, tra dầu, siết chặt bu lông - thường sử dụng trong Kiểm tra định kỳ và quy mô nhỏ.
  • Predictive Maintenance (Bảo trì tiên đoán): Bảo trì bằng cách thay thế các bộ phận dựa trên dự đoán bằng cách sử dụng công cụ kiểm tra. Nếu phương pháp bảo trì phòng ngừa chỉ dựa trên lịch trình thì phương pháp bảo trì tiên đoán sẽ được thực hiện dựa trên kết quả của phép đo kiểm tra hoặc sử dụng 5 giác quan - chẳng hạn kiểm tra ổ trục thấy được âm thanh lạ; hoặc kiểm tra bằng nhiệt độ bằng cách chạm vào và thấy sự bất thường. Phương pháp được sử dụng để bảo trì máy đo tốc độ, đo vòng quay của nhiệt kế, đo cường độ dòng điện...
  • Corrective Maintenance (Bảo trì sửa chữa/ Bảo trì khắc phục): Đây là một phương pháp nhằm cải thiện độ tin cậy của thiết bị, máy móc bằng cách ứng biến, sửa chữa kịp thời. Ngoài thiết bị, phương pháp cũng rất hữu ích cho các bộ phận có vòng đời ngắn cần thay mới thường xuyên. Nói cách khác, phương pháp bảo trì này là để kéo dài MTBF (Thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc) và tăng tốc MTTR (Thời gian trung bình để sửa chữa).
  • Breakdown Maintenance (Bảo trì sự cố): Phương pháp này được tiến hành khi có sự cố bất ngờ xảy ra, chủ yếu là thay thế, sửa chữa gấp các thiết bị, máy móc.
  • Total Productive Maintenance - TPM (Tổng bảo trì năng suất): Vệ sinh, tra dầu, siết chặt đai ốc và bu lông, kiểm tra hàng ngày (kiểm tra trạng thái thiết bị/ máy móc), sửa chữa đơn giản (thay thế ống bị rò rỉ, đầu hàn),... Các mục tiêu của TPM là phát hiện các tín hiệu hư hỏng càng sớm càng tốt. Công việc này thường được tiến hành bởi người quản lý sản xuất hoặc vận hành máy móc vì hơn ai hết họ là người nắm rõ tình trạng của thiết bị.

Những phương pháp bảo trì phổ biến

II. Tầm quan trọng của Maintenance trong sản xuất

Maintenance là một yếu tố quan trọng trong đảm bảo chất lượng và trong một số trường hợp, Maintenance quyết định sự thành công lâu dài của một doanh nghiệp sản xuất, vận hành. Các nguồn lực được duy trì kém có thể gây ra sự bất ổn định và tạm dừng một phần hoặc hoàn toàn việc sản xuất. Máy móc bị trục trặc hoặc hỏng hóc hoàn toàn có thể trở thành một quá trình tốn kém đối với hầu hết các doanh nghiệp.

Khi sự cố xảy ra, chi phí lao động trên mỗi đơn vị sẽ tăng lên theo thời gian cho đến khi máy móc hoạt động bình thường trở lại. Những khoản chi phí đột xuất để sửa chữa các sự cố như thay mới, kỹ thuật viên, nhân viên bảo trì, phụ tùng thay thế... Việc tiến hành bảo trì thường xuyên sẽ phần nào ngăn ngừa các tình huống như vậy xảy ra.

III. Các vị trí việc làm của nhóm nghề Maintenance

Là một nhóm nghề thuộc khối kỹ thuật, Maintenance bao gồm nhiều vị trí công việc khác nhau nhưng điểm chung là hầu hết không yêu cầu bắt buộc nhân sự phải có bằng cử nhân, kỹ sư. Đa số các việc làm Maintenance chấp nhận ứng viên học trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các vai trò phổ biến gồm có:

1. Nhân viên bảo trì/ Nhân viên bảo trì kỹ thuật.

2. Nhân viên bảo trì điện.

3. Nhân viên bảo trì cơ khí.

4. Kỹ sư bảo trì.

5. Kỹ thuật bảo trì tòa nhà.

6. Nhân viên kỹ thuật điện - nước - bảo trì.

7. Nhân viên sửa chữa, bảo trì.

Thu nhập của nhóm nghề Maintenance cao hay thấp?

IV. Mức lương của nhóm nghề Maintenance

Theo khảo sát của JobOKO, mức lương trung bình của nhóm nghề Maintenance khá cạnh tranh, nhất là khi cân nhắc khía cạnh không cần bằng cấp cao, chỉ cần học nghề 2 - 3 năm. Cụ thể, lương trung bình của nhân viên bảo trì hiện nay là khoảng 7 - 9 triệu/ tháng, cao nhất lên tới 25 triệu/ tháng - không hề thua kém đa số các công việc văn phòng cần bằng đại học. Trong khi đó, lương của kỹ sư bảo trì trung bình từ 9 - 12 triệu/ tháng.

JobOKO vừa chia sẻ tới bạn một số thông tin cơ bản về Maintenance là gì, tầm quan trọng của hoạt động Maintenance với doanh nghiệp cũng như một số vị trí việc làm phổ biến trong nhóm nghề này. Mong rằng các thông tin sẽ hữu ích với bạn trong việc cân nhắc và lựa chọn, phát triển nghề nghiệp của bản thân.

MỤC LỤC:
I. Maintenance là gì? Phân loại Maintenance
II. Tầm quan trọng của Maintenance trong sản xuất
III. Các vị trí việc làm của nhóm nghề Maintenance
IV. Mức lương của nhóm nghề Maintenance

Đọc thêm: Nhân viên bảo trì cần có kỹ năng gì? tìm việc làm ở đâu?

Đọc thêm: Nhân viên bảo trì điện là làm gì? có cơ hội thăng tiến không?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888