Nhân viên sale xin việc trái ngành cần lưu ý gì khi viết CV?

22/02/2024 00:00
Bạn là dân chuyên sale muốn chuyển ngành nhưng không biết cách viết CV như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Đừng quá lo lắng, cách viết CV xin việc trái ngành ấn tượng dưới đây sẽ giúp bạn không để tuột bất cứ cơ hội nào!

Áp lực do doanh số, canh tranh cao cùng với mức lương không ổn định là những lý do khiến nhiều người quyết định rời khỏi ngành sale. Nếu là dân chuyên sale và muốn chuyển ngành, hãy tham khảo ngay cách viết kinh nghiệm sale độc đáo dưới đây để vượt qua mọi đối thủ, CV nộp đâu trúng đó.

Mẫu CV xin việc trái ngành, dành cho nhân viên sale muốn chuyển ngành

Trước bối cảnh thị trường lao động đầy biến động như hiện nay, rất nhiều người phải đối mặt với khó khăn khi tìm kiếm việc làm theo đúng chuyên ngành và sở thích của mình. Đặc biệt là những cử nhân mới ra trường, ứng viên trẻ sẵn sàng làm việc trái với ngành học, ngành đã làm. Trong đó, sale là một trong những lĩnh vực cạnh tranh cao, áp lực lớn. Tuy vậy, ứng viên sale muốn chuyển ngành lại thường gặp phải nhiều thách thức.

I. Lý do hàng loạt ứng viên sale bỏ nghề, xin việc trái ngành

Áp lực về doanh số

Thực tế thì, chuyển sang làm trái ngành không phải là điều đơn giản, đặc biệt là lĩnh vực sale. Đối với người mới, những thách thức đầu tiên và lớn nhất mà họ phải đối mặt là áp lực về doanh số. KPI có thể rất cao và khó đạt được.

Để "sinh tồn" trong lĩnh vực này, người làm sale phải thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm. Nếu không đạt đủ chỉ tiêu thì mức lương sẽ rất thấp. Thậm chí, bạn chỉ nhận được lương cứng hoặc thu nhập chỉ được tính bằng số sản phẩm bán được.

Cạnh tranh cao, tỉ lệ In-Out lớn

Ngoài áp lực về doanh số thì cạnh tranh trong ngành sale cũng là một thách thức lớn. Với số lượng lớn các nhân viên telesales và sự khan hiếm của khách hàng tiềm năng, đòi hỏi ứng viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng thuyết phục và thấu hiểu tâm lý khách hàng. Nếu không có những tố chất này, thì khả năng bị sa thải trong thời kỳ khó khăn là rất cao.

Nhân viên kinh doanh, bán hàng gặp những thách thức gì?

II. Mẹo viết CV cho nhân viên sale muốn chuyển ngành, nộp đâu trúng đó

Lợi thế của ứng viên sale khi xin việc trái ngành là sở hữu nhiều tố chất quan trọng. Đầu tiên là những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, xác định được ngành hàng phù hợp với bản thân (bảo hiểm, giáo dục, bất động sản...), khả năng tương tác, đàm phán và thuyết phục. Vậy khi muốn chuyển ngành nhân viên sale nên viết CV xin việc như thế nào cho ấn tượng?

1. Kỹ năng mềm là lợi thế, hãy nhấn mạnh nó

Tìm kiếm thông tin, giao tiếp thuyết trình, đàm phán và xử lý sự từ chối là những kỹ năng mềm cần thiết ở rất nhiều ngành nghề. Trong ngành sale, bộ kỹ năng này đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp tạo dựng mối quan hệ với khách hàng và giúp nhân viên sale mang về doanh thu. Vì thế, hãy nhấn mạnh bộ kỹ năng này, để nhà tuyển dụng thấy được bạn là dân chuyên trong ngành.

Tuy nhiên, đừng chỉ mô tả kỹ năng một cách chung chung. Để thuyết phục hơn, hãy thể hiện những phẩm chất này bằng cách giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty cũ, những nhiệm vụ mà bạn đã thực hiện để hỗ trợ team kinh doanh, bán hàng thu về lợi nhuận nhé.

Ví dụ: Trong sự kiện công bố sản phẩm mới ở công ty cũ, với vai trò là trưởng nhóm sale, tôi được giao nhiệm vụ thuyết trình, giới thiệu những tính năng mới của sản phẩm với đối tác. Sự kiện diễn ra vô cùng thành công, bản hợp đồng với đối tác giúp tăng 30% doanh thu trong quý II 2023.

2. Viết kinh nghiệm sale khớp với vị trí ứng tuyển

Rất nhiều ứng viên trái ngành lúng túng, không biết phải viết kinh nghiệm trong CV xin việc như thế nào cho ấn tượng. Lời khuyên của JobOKO, là bạn hãy ghi nhớ quy tắc bất di bất dịch "kinh nghiệm cần khớp với yêu cầu của vị trí ứng tuyển".

Đầu tiên, hãy phân tích kỹ mô tả yêu cầu công việc để hiểu rõ những kỹ năng, kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng kỳ vọng. Tiếp đến, hãy làm nổi bật những kinh nghiệm có liên kết với những yêu cầu này. Và CV sẽ hấp dẫn hơn nếu có thêm các thuật ngữ chuyên ngành.

Ví dụ: Trước đây bạn từng là Trưởng nhóm sale, khi ứng tuyển vị trí Quản lý dự án, bạn hãy nhấn mạnh khả năng lãnh đạo, điều phối, phối hợp với các bộ phận khác để hoàn thành dự án đúng tiến độ.

3. Hãy cho NTD thấy kinh nghiệm của bạn bằng những con số

Nhà tuyển dụng có xu hướng "yêu thích" các con số, đánh giá ứng viên dựa trên kết quả và thành tích mà họ đạt được. Vì vậy, bạn hãy sử dụng những con số biết nói (doanh thu, số hợp đồng, khách hàng) để thể hiện kết quả làm việc và năng lực ở vị trí cũ nhé.

Ví dụ: Với 2 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí Trưởng nhóm sale, tôi đã dẫn dắt đội nhóm 15 người, liên tục vượt KPI. Báo cáo 6 tháng cuối năm 2023 cho thấy, doanh thu bán hàng của công ty đã tăng 40%.

Để thành công xin việc trái ngành, ứng viên cần hiểu sâu về mô tả công việc cũng như trang bị đầy đủ những kỹ năng mềm cần thiết - là những tố chất mà dân chuyên sale đã có sẵn. Với những chia sẻ của JobOKO về mẫu kinh nghiệm làm việc trong CV, hy vọng sẽ giúp ứng viên sale muốn chuyển ngành thành công vượt qua vòng phỏng vấn.

MỤC LỤC:
I. Lý do hàng loạt ứng viên sale bỏ nghề, xin việc trái ngành
II. Mẹo viết CV cho nhân viên sale muốn chuyển ngành, nộp đâu trúng đó
1. Kỹ năng mềm là lợi thế, hãy nhấn mạnh nó
2. Viết kinh nghiệm sale khớp với vị trí ứng tuyển
3. Hãy cho NTD thấy kinh nghiệm của bạn bằng những con số

Đọc thêm: Cách viết email xin việc trái ngành gây ấn tượng với NTD

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888