Nhân viên quản trị mạng là người quản lý hệ thống mạng máy tính của một tổ chức, đảm bảo nó vận hành đúng chức năng và được thường xuyên cập nhật những công nghệ mới nhất. Đôi khi, họ còn được gọi là quản trị viên hệ thống, IT admin hay IT manager. Công việc của họ chủ yếu liên quan đến mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) và mạng nội bộ. Bất cứ công ty hay tổ chức nào có sử dụng nhiều máy tính hay nền tảng phần mềm đều cần phải có nhân viên quản trị mạng để phối hợp và kết nối những hệ thống này lại với nhau.
Nhiệm vụ của Nhân viên Quản trị mạng là gì?
Chức năng và nhiệm vụ của nhân viên quản trị mạng trong mỗi công ty, doanh nghiệp không giống nhau. Có người phải phụ trách các công việc chung chung như thiết lập phần cứng máy tính, xử lý sự cố máy chủ,... trong khi đó, những người khác lại làm những công việc mang tính chuyên môn cao như thiết kế, triển khai và quản lý cơ sở hạ tầng mạng không dây,...
Dưới đây là một vài công việc thường gặp nhất của một nhân viên quản trị mạng. Trong nhiều công ty, những công việc này có thể được chia nhỏ và cụ thể hơn.
Sở hữu kỹ năng mềm vô cùng cần thiết đối với nhân viên quản trị mạng
Muốn trở thành nhân viên quản trị mạng hay nhân viên quản trị web thì bạn nhất định phải có nền tảng kiến thức công nghệ vững chắc. Ngoài ra, bạn còn cần phải đáp ứng những yêu cầu khác như:
Nhân viên quản trị mạng là một vị trí vô cùng quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp và xuất hiện trong hầu hết các ngành nghề khác nhau như công nghệ thông tin, dịch vụ cố vấn kỹ thuật, các trường Đại học/Cao đẳng, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, bộ phận IT trong khách sạn,... Nếu như bạn sở hữu bằng tốt nghiệp Đại học hay một chứng chỉ liên quan đến quản trị mạng thì nó đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm của bạn đang rộng mở phía trước.
Thông qua bản mô tả công việc của nhân viên quản trị mạng trên đây, không khó để nhận ra rằng họ phải làm rất nhiều công việc khác nhau như quản lý toàn bộ mạng máy tính của công ty, xử lý sự cố, hỗ trợ nhân viên khác,... Đây cũng chính là những lĩnh vực mà các nhà tuyển dụng thường xuyên đào sâu và đặt câu hỏi trong quá trình phỏng vấn. Đặc biệt nếu bạn thể hiện được mình có kỹ năng quản trị website tốt thì cũng sẽ mang đến nhiều lợi thế cho việc trúng tuyển.
MỤC LỤC:
I. Mô tả công việc của Nhân viên Quản trị mạng
II. Yêu cầu về kỹ năng, bằng cấp với Nhân viên quản trị mạng