Việc làm quản trị website (2.100 việc)
- Quản lý và bảo trì website: Sao lưu, kiểm tra, khắc phục lỗi, đảm bảo tính ổn định và bảo mật của hệ thống
- Theo dõi và tối ưu hiệu suất:Quản lý quảng cáo Google Ads, theo dõi traffic, CTR, và tỷ lệ chuyển đổi
- Lên kế hoạch và Quản trị Website, fanpage của Công ty, đảm bảo duy trì các tiêu chuẩn về mặt nội dung và hình thức của Website
- Tốt nghiệpĐại học chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh, Marketing, TMĐT, Khoa học xã hội hoặc các chuyên ngành có liên quan đến truyền thông offline/online
- Quản Lý và Duy Trì Hệ Thống Server: Cài đặt, cấu hình và bảo trì hệ thống server, giúp website hoạt động ổn định và hiệu quả
- Quản lý website vận hành Website, cập nhật và đăng tải sản phẩm
- Quản lý và cập nhật stock, quản lý đơn hàng, chăm sóc khách hàng Website
- Sử dụng thành thạo các công cụ quản trị Website như: Google Webmaster Tool, Google Analytics, Google Tag Manager,
- Quản lý Website của Công ty
- Quản trị hệ thống: Kỹ năng quản lý và bảo trì hệ thống máy chủ, hệ thống lưu trữ dữ liệu
- Kinh nghiệm quản trị website: Có kinh nghiệm thực tế trong việc quản trị, duy trì, triển khai và phát triển website từ 1-2 năm
- Nhân viên Quản Trị Website (Web Admin Executive) trực tiếp tham gia vào việc quản trị và đảm bảo chất lượng dữ liệu sản phẩm trên các nền tảng web/app
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh, Marketing, TMĐT, Khoa học xã hội hoặc các chuyên ngành có liên quan đến truyền thông offline/online
- Lên kế hoạch quản trị các kênh thông tin của Công ty:website, fanpage, kênh youtube và zalo OA
- Tốt nghiệp trình độ cao đẳng/ đại học chuyên ngành IT, Quản trị kinh doanh, marketing, TMĐT liên quan đến công việc
- Sử dụng thành thạo các công cụ quản trị Facebook ads/Website
- Đăng bài/sản phẩm trên we, quản trị cổng thông tin we, SEO we, TOP we, quảng cáo we, Online Marketing
- .hoặc những bạn có định hướng theo ngành Quản trị website, thương mại điện tử
- Hướng dẫn, đào tạo chuyên môn về các mảng Quản trị Website
- Quản trị Website (Webmaster):
- Có kinh nghiệm trong quản trị Website và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
- Thiết kế, xây dựng và quản trị website, fanpage, group trên các nền tảng mạng xã hội
- Có kiến thức về quản trị website, fanpage, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), WordPress, HTML
- Quản trị và vận hành hệ thống Website công ty, Web thương mại điện tử
- Thiết kế và chỉnh sửa nội dung Website, Landing page, sản phẩm phục vụ truyền thông/marketing theo yêu cầu
- Sinh viên hoặc đã tốt nghiệp các chuyên ngành về Marketing, Quản trị kinh doanh hoặc các chuyên ngành liên quan về truyền thông, quảng cáo
- Hỗ trợ vận hành nội dung cho dự án website và các fanpage
Xem tất cả: CÔNG TY TNHH PELION LAB tuyển dụng việc làm
- Build functional and easy-to-use websites
- Test websites across browsers, operating systems and devices
- Có kinh nghiệm về quản trị mạng, quản trị hệ thống Server
Xem tất cả: Tìm việc làm Quản trị viên Website
- Lên kế hoạch thiết kế hình ảnh, quay dựng video và website
- Phối hợp làm việc với phòng ban, và Lãnh đạo để quản lý data trên website
- Có kinh nghiệm về quản trị mạng, quản trị hệ tống server
- Quản trị và vận hành hệ thống Website công ty, Web thương mại điện tử
- Thiết kế và chỉnh sửa nội dung Website, Landing page, sản phẩm phục vụ truyền thông/marketing theo yêu cầu
- Quản lý nội dung website: Đăng bài, chỉnh sửa, cập nhật thông tin sản phẩm, bài viết, hình ảnh, video liên quan đến sản phẩm/dịch vụ trên website
- Kinh nghiệm: Tối thiểu 1-2 năm kinh nghiệm trong việc quản lý nội dung website, đặc biệt là các website bán hàng, thương mại điện tử
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: quản trị server · quản trị nhân sự · quản trị bán hàng · quản trị dự án
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
Nhân viên quản trị web (Website administrator hay website admin) không chỉ là người viết các bài blog cho website như chúng ta vẫn thường nghĩ. Họ là người phụ trách toàn bộ các công việc liên quan đến một trang web, từ nội dung, ứng dụng phần mềm cho tới việc xử lý các sự cố phát sinh nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
MỤC LỤC:
I. Công việc của nhân viên quản trị web là làm gì?
II. Trở thành nhân viên quản trị website chuyên nghiệp cần có kỹ năng gì?
III. Nhân viên quản trị web có đòi hỏi bằng cấp không?
IV. Lương của nhân viên quản trị web cao hay thấp?
V. Vai trò của nhân viên quản trị web với doanh nghiệp
VI. Tìm việc làm nhân viên quản trị web ở đâu?
VII. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên quản trị web
Việc làm quản trị website yêu cầu công việc ra sao?
Tìm hiểu công việc của nhân viên quản trị web
I. Công việc của nhân viên quản trị web là làm gì?
Khi bạn hỏi một ai đó làm công việc gì thì câu trả lời mà bạn nhận được thường chỉ là tên chức danh của người đó. Để biết được công việc cụ thể, bạn sẽ phải liên tiếp đặt ra các câu hỏi khác nữa. Nhân viên quản trị web là một công việc như vậy. Bạn sẽ chẳng thể biết được công việc của họ là gì và thậm chí là còn nhầm tưởng công việc này nếu như chỉ nghe tên chức danh. Vậy công việc cụ thể của một nhân viên quản trị web là gì?
1. Bảo mật website (Web security)
Đây là một trong những công việc quan trọng nhất của nhân viên quản trị web. Họ cần phải đảm bảo website an toàn tuyệt đối trước sự tấn công của virus và các phần mềm độc hại cũng như ngăn chặn việc hacker chiếm dụng website.
Nếu như nhân viên quản trị web không hoàn thành tốt công việc này, hacker không những có thể đánh cắp thông tin khách hàng mà còn có thể biến website thành một vũ khí tấn công ngược lại hoặc là một công cụ để làm việc bất chính. Chúng thậm chí còn có thể xâm nhập và đánh cắp nhiều thông tin quan trọng khác ở phía khách hàng chỉ bởi một lỗ hổng bảo mật nhỏ.
Vì vậy, nhân viên quản trị web phải luôn được đặt trong trạng thái cảnh giác cao và luôn sẵn sàng hành động khi có dấu hiệu cho thấy website của họ có thể bị kẻ gian tấn công. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những website mới được nhượng quyền hoặc mới đi vào hoạt động. Nhân viên quản trị web cần phải hiểu cặn kẽ mọi khía cạnh liên quan đến trang web và có đầy đủ công cụ cần thiết để ứng phó trong trường hợp bị tấn công.
Nhiệm vụ của nhân viên quản trị website là làm gì?
2. Quản lý tài khoản người dùng
Tạo và quản lý tài khoản người dùng là một quy trình khá phức tạp, nó không thể được thực hiện chỉ bằng một vài cái nhấp chuột. Công việc của nhân viên quản trị web là nhập thông tin người dùng vào hệ thống và sau đó mới tạo tài khoản. Tuy nhiên, không phải tất cả các website đều hoạt động theo cách thức này. Các nền tảng lớn như Facebook, Google, ... sử dụng phần mềm tự động để tạo tài khoản bảo mật.
Việc tạo các phần mềm tự động này rất tốn kém nên các website nhỏ thường ử dụng con người để thay thế. Họ có thể tuyển nhân viên quản trị web hoặc là thuê một công ty bên ngoài thực hiện công việc này.
3. Quản lý lưu lượng truy cập và các ứng dụng web
Nhân viên quản trị web sẽ là người trực tiếp kiểm soát lưu lượng truy cập của website cũng như các phần mềm cơ sở dữ liệu, JSP và các phần mềm và công cụ mã hóa, HTML khác. Họ cần phải nắm rõ traffic của website tăng hay giảm ở từng thời điểm cụ thể. Nếu tăng thì đó là nhờ nguồn traffic nào còn nếu giảm thì nguyên nhân do đâu. Từ những thông tin này, quản trị viên sẽ phối hợp với các bên liên quan để tìm ra phương hướng hành động trong thời gian sắp tới.
4. Phân tích dữ liệu web (Log analysis)
Bạn có nhận thấy rằng mỗi khi đi sửa máy tính, các nhân viên IT sẽ hỏi bạn về lịch sử sử dụng. Đối với một website cũng vậy, nó hoạt động trên một loại máy tính đặc biệt được gọi là máy chủ (server). Mỗi hành động trên máy chủ, cho dù được thực hiện bởi con người hay máy móc cũng sẽ được lưu lại trong nhật ký.
Những dữ liệu như số lần tải file lên, download file về máy, băng thông mạng và thậm chí là cả thói quen của người dùng cũng đều được lưu trong nhật ký. Nhiệm vụ của nhân viên quản trị web là phải phân tích những dữ liệu này. Mục đích của việc làm này là sớm phát hiện các sự cố có thể xảy ra khiến cho hệ thống bị sập hoặc các lỗ hổng bảo mật và đưa ra biện pháp khắc phục đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của website.
Kỹ năng nhân viên quản trị website cần có
II. Trở thành nhân viên quản trị website chuyên nghiệp cần có kỹ năng gì?
Để trở thành một nhân viên quản trị web, bạn không chỉ cần có kiến thức chuyên môn về công nghệ thông tin mà còn phải đảm bảo rất nhiều kỹ năng khác. Online marketing và social networking ngày nay cũng đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị viên website. Lý do là bởi đa dạng hóa các kênh tiếp thị trực tuyến là điều kiện cần thiết nếu như muốn tồn tại và phát triển. Bạn cũng có thể phải sáng tạo nội dung cho website hoặc là chỉnh sửa nội dung sẵn có. Vì thế, kỹ năng viết lách và giao tiếp tốt là vô cùng quan trọng.
Công việc của nhân viên quản trị web có sự liên hệ mật thiết với các lập trình viên web (web developer), thiết kế web (web designer), ...; vì vậy, để có thể hoàn thành công việc chung, bạn cần phải có kỹ năng làm việc nhóm. Kỹ năng quản lý dự án cũng vô cùng quan trọng trong trường hợp này để đảm bảo mọi việc đều diễn ra suôn sẻ, đúng kế hoạch.
Kinh nghiệm làm việc với website và những hiểu biết về ngành nghề ứng tuyển sẽ là một điểm cộng cho những ứng viên khi ứng tuyển vào vị trí này. Có rất nhiều nhân viên quản trị web xuất phát điểm là một nhân viên thiết kế web; cũng có những người làm công việc tự do, tự tạo website và trực tiếp quản lý.
Những người có kinh nghiệm làm thiết kế web khoảng 2 - 5 năm thì sẽ có rất nhiều cơ hội trở thành nhân viên quản trị web chuyên nghiệp. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những người chưa có kinh nghiệm hoặc là có ít kinh nghiệm hơn thì không thể xin được việc làm.
Trong những công ty nhỏ, công việc của nhân viên quản trị web có thể sẽ không có sự phân biệt rõ ràng với những vị trí chức danh khác. Khi đó, nhà tuyển dụng cũng có thể sẽ ưu tiên những ứng viên có kiến thức về công nghệ thông tin, marketing, tài chính hoặc chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt là đối với những vị trí kiêm nhiệm cả việc sáng tạo nội dung web hay viết ứng dụng web.
Yêu cầu về kỹ năng đối với nhân viên quản trị website
III. Nhân viên quản trị web có đòi hỏi bằng cấp không?
Nhân viên quản trị web cần phải có bằng Cao đẳng, Đại học trở lên các chuyên ngành về thiết kế website, quản lý dự án hoặc là lập trình web. Những người có chuyên môn về thiết kế đồ họa, lập trình và các lĩnh vực công nghệ thông tin khác cũng có thể trở thành website admin nhờ kiến thức về ngôn ngữ lập trình, thiết kế layout, digital imaging (xử lý hình ảnh kỹ thuật số), thương mại điện tử, .... Tuy nhiên, tùy vào từng công ty khác nhau mà yêu cầu bằng cấp và chứng chỉ này có thể thay đổi.
Nhân viên quản trị website không bắt buộc phải biết code hay lập trình; tuy nhiên, đây sẽ là một lợi thế khi ứng viên tứng tuyển vào vị trí này. Kỹ năng lập trình không phải là điều kiện quan trọng nhưng nhất định phải sử dụng thành thạo các công cụ quản trị website như Google Analytics, Google Rankings, CMS, SEO, ...
Để trở thành nhân viên quản trị web, bạn có thể theo học các chuyên ngành:
- Công nghệ thông tin (Information technology).
- Khoa học máy tính (Computer Science).
- Phát triển website (Website development).
- Phát triển ứng dụng (Application development).
- Kỹ thuật hệ thống (System Engineering).
- Kiến trúc hệ cơ sở dữ liệu (Database architecture).
- Marketing & Truyền thông.
Tại các ngôi trường đào tạo nổi tiếng như:
- Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Đại học Bách khoa TP.HCM.
- Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đại học FPT.
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
- Học viện Kỹ thuật Quân sự.
IV. Lương của nhân viên quản trị web cao hay thấp?
Mức lương của nhân viên quản trị web hiện nay khoảng 8 - 12 triệu đồng/tháng, thấp nhất là 3,5 triệu đồng/tháng, cao nhất có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng. Mức lương sẽ được quyết định bởi các yếu tố như yêu cầu công việc thực tế, năng lực của nhân viên, quy mô website và thậm chí là cả chế độ của nhà tuyển dụng. Những người phải đảm nhiệm cả công việc sáng tạo nội dung web, SEO, ... thì mức thu nhập chắc chắn sẽ cao hơn những người chỉ làm công tác bảo mật, quản lý tài khoản, ...
Ở nước ngoài, mức lương nhân viên quản trị web có thể lên đến 70,000 - 90,000 USD/năm, tương đương với khoảng 1,6 - 2 tỷ đồng/năm.
V. Vai trò của nhân viên quản trị web với doanh nghiệp
Nhân viên quản trị web đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp. Thứ nhất, họ là người trực tiếp quản lý traffic - một trong những nguồn tài nguyên quan trọng quyết định sự thành công của một website. Dựa trên vốn kiến thức về sáng tạo nội dung, SEO, marketing, ... của mình, website admin sẽ phối hợp với các bộ phận liên quan khác thực hiện các công việc cần thiết để tăng traffic cho website.
Bảo mật cũng là một vấn đề quan trọng khi sử dụng web, đặc biệt là đối với các trang web bán hàng hay thương mại điện tử với lượng dữ liệu người dùng lớn. Công việc này thuộc về nhân viên quản trị web, từ tạo tài khoản người dùng cho tới bảo mật thông tin, tương tác hay xử lý các phản ánh, khiếu nại.
Đồng thời, nhân viên quản trị web cũng là người phụ trách toàn bộ hoạt động liên quan đến website như sáng tạo nội dung, phân tích dữ liệu hệ thống, viết và quản lý các ứng dụng web, .... Do đó, một website muốn hoạt động hiệu quả không thể không có người quản trị tài năng. Khi không có nhân viên quản trị web, có thể sẽ xảy ra các vấn đề như:
- Nội dung không được cập nhật thường xuyên.
- Không kiểm soát được traffic.
- Gặp phải các vấn đề về bảo mật, bị mất dữ liệu mà không rõ nguyên nhân.
- Không nắm rõ thông tin về khách hàng.
VI. Tìm việc làm nhân viên quản trị web ở đâu?
Bạn có thể tìm việc làm nhân viên quản trị web tại website tuyển dụng nổi tiếng như JOBOKO.com, trên mạng xã hội hoặc là thông qua các mối quan hệ. Chỉ cần tìm kiếm với từ khóa "việc làm nhân viên quản trị web" trên Internet là bạn sẽ có thể nhận được hàng trăm, hàng ngàn kết quả khác nhau chỉ trong một thời gian ngắn. Có một lưu ý là bạn cần tìm việc ở những nguồn uy tín, với thông tin về công ty, công việc rõ ràng. Điều này ứng viên có thể hoàn toàn yên tâm khi tìm việc làm tại JOBOKO bởi tin tuyển dụng đều từ các doanh nghiệp đáng tin cậy, nổi tiếng hàng đầu.
Hiện nay, cũng có không ít nhà tuyển dụng sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo để tiếp cận ứng viên. Bạn có thể tham gia vào các nhóm tuyển dụng việc làm về quản trị website, hội cựu sinh viên của trường hay là nhấn theo dõi Fanpage của nhà tuyển dụng mà bạn tâm đắc nhất. Ngay cả khi chưa tìm được việc làm ưng ý thì việc tham gia vào những hội, nhóm này cũng sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu.
Khi đi xin việc làm, bạn không được bỏ qua các mối quan hệ. Việc cảm thấy xấu hổ hay giấu giếm bạn bè, người thân rằng mình đang đi xin việc là điều hoàn toàn không nên. Biết đâu, những người bạn ở trường đại học của bạn lại có thể giới thiệu cho bạn một việc làm tốt.
Không khó để tìm việc làm nhân viên quản trị website
VII. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên quản trị web
Các cuộc phỏng vấn nhân viên quản trị web sẽ tập trung vào cả hai yếu tố, năng lực làm việc và kỹ năng mềm của ứng viên với những câu hỏi phỏng vấn phổ biến như:
- Bạn đã sử dụng những công cụ quản trị website nào?
- Hãy nêu 2, 3 nguyên nhân khiến tốc bộ tải website bị chậm và cách thức xử lý của bạn trong những trường hợp đó.
- Bạn tính toán tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) của một trang web bằng cách nào?
- Bạn sử dụng công cụ nào để nghiên cứu từ khóa?
- Bạn làm thế nào để hạn chế tối đa những lỗ hổng bảo mật trên website?
- Khi một người dùng phàn nàn rằng họ không thể truy cập được website, bạn sẽ bắt đầu xử lý từ khía cạnh nào?
- Bạn thường sử dụng loại tường lửa nào để bảo mật website?
- Với những liên kết bị lỗi, bạn check và xử lý như thế nào?
- Theo bạn, những thách thức lớn nhất khi làm nhân viên quản trị web là gì?
- Bạn cập nhật kiến thức về những công nghệ và công cụ mới trong quản trị web thông qua những kênh nào?
- Theo bạn, thế nào là một website thân thiện với người dùng?
Hy vọng những thông tin trên đây của JOBOKO đã giúp bạn hiểu hơn về công việc của nhân viên quản trị web. Bạn có thấy mình phù hợp với công việc này? Công việc nhân viên quản trị web khá khô khan, vất vả nhưng thu nhập lại ổn định và nhu cầu tuyển dụng cũng rất lớn. Những người có nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc sẽ không cần phải lo lắng về việc không tìm được việc tốt, lương cao sau khi ra trường.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.