System Admin là một vị trí vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô của công ty, một System Admin có thể làm việc độc lập hoặc phối hợp cùng cả nhóm quản trị viên hệ thống khác với các nhiệm vụ được cụ thể hoá.
Công việc chính của System Admin là gì?
System Admin cũng thường là đối tượng liên lạc đầu tiên khi người dùng gặp sự cố mạng. Trách nhiệm của System Admin là thu thập thông tin để xác định và khắc phục sự cố, nếu có sự cố phần cứng và phần mềm không thể giải quyết, họ sẽ liên lạc với nhà cung cấp để biết thêm thông tin.
Vai trò của một System Admin chủ yếu tập trung vào vận hành hệ thống công nghệ thông tin, ngăn chặn sự cố và cải thiện hiệu năng của toàn hệ thống. Họ giúp hệ thống mạng của công ty được an toàn và hoạt động hiệu quả. Công việc của System Admin gồm có:
Kỹ năng cần có để trở thành một System Admin chuyên nghiệp
Để thành công trong vai trò System Admin, bạn cần có khả năng giải quyết vấn đề tuyệt vời, hiểu sâu về hệ thống mạng, lĩnh vực công nghệ thông tin và giải pháp điện toán. Những quản trị viên hệ thống tốt nhất cũng sẽ là người có khả năng hợp tác và làm việc nhóm, sẵn sàng xử lý tất cả các yêu cầu hỗ trợ với thái độ lịch sự, chuyên nghiệp.
Dưới đây là một số yêu cầu với System Admin:
Mô tả công việc của System Admin bao gồm trách nhiệm và yêu cầu với vai trò này, cho phép công ty liệt kê đầy đủ, chính xác hơn trong thông báo tuyển dụng. Về phần mình, ứng viên có thể coi đây là nền tảng để cân nhắc việc có nên ứng tuyển hay không. Ngoài vị trí System Admin, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm việc làm System Engineer để xem bản thân phù hợp với công việc nào, từ đó có kế hoạch ứng tuyển đúng đắn để mang đến cơ hội trúng tuyển cao.
MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của System Admin
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí System Admin
Đọc thêm: Kinh nghiệm tuyển dụng chuyên viên quản trị hệ thống