Kế toán thuế là nhân viên trực thuộc bộ phận kế toán của công ty, chịu trách nhiệm lập tờ khai và quyết toán thuế của doanh nghiệp lên cơ quan có thẩm quyền. Mục tiêu chính của họ là đề xuất chiến lược thuế hiệu quả, tuân thủ pháp luật và thúc đẩy khả năng tài chính của công ty. Vậy công việc cụ thể của nhân viên Kế toán thuế là gì?
Hiện nay, có rất nhiều bạn sinh viên mặc dù đã tốt nghiệp chuyên ngành kế toán thuế nhưng vẫn không thể hình dung được công việc của một kế toán thế là như thế nào? Nó bao gồm những công việc gì? Để chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn vị trí kế toán thuế ngoài việc tham khảo các
câu hỏi phỏng vấn nhân viên kế toán thuế ra thì việc tìm hiểu về công việc kế toán thuế cũng là một điều cần thiết để giúp các bạn hiểu rõ hơn về nghề.
Nhân viên kế toán thuế có công việc chính là gì?
1. Công việc của nhân viên Kế toán thuế là làm gì?
- Lập tờ khai thuế, nộp thuế và giấy tờ cần thiết.
- Hoàn thành báo cáo thuế theo tháng, quý, năm theo nhu cầu của giám đốc doanh nghiệp.
- Đánh giá và nghiên cứu và các vấn đề về thuế để tìm ra giải pháp.
- Quản lý và lưu giữ cơ sở dữ liệu thuế của doanh nghiệp.
- Đề xuất các chiến lược thuế phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
- Chuẩn bị giấy tờ cần thiết để kê khai và nộp thuế.
- Chia sẻ dữ liệu tài chính cho phòng tài chính.
- Xác định thuế được khấu trừ và đề xuất giải pháp gia tăng lợi nhuận.
- Theo dõi xu hướng ngành và các thay đổi liên quan đến thuế.
- Liên hệ với kiểm toán nội bộ và kiểm toán viên độc lập.
- Lập dự toán thuế và nộp cho quản lý cấp cao.
Nắm rõ yêu cầu công việc của kế toán thuế là điều cần thiết để bạn tạo CV xin việc đúng chuẩn yêu cầu của nhà tuyển dụng. Khi có ý định ứng tuyển vị trí này thì bạn đừng quên thiết kế cho mình một bản CV đẹp, cuốn hút để trở nên nổi bật trong số các ứng viên.
2. Yêu cầu bằng cấp, kỹ năng của nhân viên Kế toán thuế
- Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí kế toán thuế, kế toán tổng hợp hoặc vai trò tương tự.
- Am hiểu thủ tục và chế độ kế toán.
- Sử dụng thành thạo một phần mềm kế toán trở lên.
- Kỹ năng máy tính, đặc biệt là MS Excel.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian tốt sẽ giúp bạn hoàn thành mọi nhiệm vụ kế toán được giao.
- Tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành Kế toán, Tài chính hoặc ngành liên quan.
- Có chứng chỉ kế toán CPA là một lợi thế.
3. Con đường thăng tiến của nghề kế toán
Kế toán trưởng là chức vụ chuyên môn cao nhất một nhân viên kế toán có thể đạt tới, nhưng đây không phải con đường thăng tiến duy nhất của mọi kế toán. Một số chức vụ điều hành cấp cao và
giám đốc tài chính (CFO) bắt đầu đi lên từ kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc tài chính.
Theo quy định của Luật Kế toán, một nhân viên kế toán,
kế toán thuế và giá thành muốn trở thành
kế toán trưởng phải có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng và thời gian làm việc trong thực tế ít nhất là 2 năm với người có bằng cử nhân trở lên. Tuy nhiên, trong thực tế nhân viên kế toán cần tối thiểu 5 năm mới có thể đảm đương chức vụ khó khăn và áp lực này.
Trước khi trở thành kế toán trưởng, bạn phải là một kế toán tổng hợp giỏi. Để có khả năng làm kế toán tổng hợp, bạn cần có 2 - 3 năm kinh nghiệm làm việc ở các mảng chuyên môn trong nghề, bao gồm kế toán kho, kế toán công nợ, kế toán tài chính, kế toán thuế,... Kế toán trưởng có nhiều trách nhiệm và áp lực hơn kế toán viên rất nhiều, không chỉ phải hoàn thành tốt công việc chuyên môn mà còn có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về hoạt động tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Nếu bạn nắm được các
kỹ năng cần có của một kế toán trưởng giỏi thì việc thăng tiến trên con đường sự nghiệp sẽ không gặp trở ngại.
Hiểu được những yêu cầu công việc cụ thể của nhân viên kế toán thuế sẽ giúp ứng viên cân nhắc lựa chọn vị trí phù hợp với mình. Điều quan trọng để có cơ hội trúng tuyển cao khi phỏng vấn là ứng viên cần phải thể hiện được kỹ năng và năng lực tốt để chinh phục được nhà tuyển dụng. Do đó, bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kế toán thuế mà JobOKO.com chia sẻ sẽ rất hữu ích cho bạn đọc.
MỤC LỤC:
1. Công việc của nhân viên Kế toán thuế là làm gì?
2. Yêu cầu bằng cấp, kỹ năng của nhân viên Kế toán thuế
3. Con đường thăng tiến của nghề kế toán