Đặc biệt ở những nơi như khách sạn, nhà hàng, bệnh viện,... thì nhân viên tạp vụ chiếm một tỷ lệ không hề nhỏ. Các cơ quan nhà nước, trường học, hoặc các công ty lớn nhỏ có sở hữu tòa nhà riêng thì sẽ có ít nhất một vài nhân viên tạp vụ biên chế. Bạn có thắc mắc tại sao nhân viên tạp vụ lại quan trọng đến vậy? Có phải ai cũng làm được công việc này? Hãy cùng JobOKO.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Vị trí nhân viên tạp vụ phù hợp với nhiều đối tượng người lao động
Về cơ bản, nhân viên tạp vụ là người chịu trách nhiệm dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, công ty, văn phòng, bếp,... Họ quét dọn, lau nhà, hút bụi, dọn nhà vệ sinh,... Ngoài ra, nhân viên tạp vụ cũng phải phụ trách các khu vực công cộng, chịu trách nhiệm đổ rác và thu dọn rác về nơi tập kết, kiểm soát các thiết bị trong nhà vệ sinh như bóng đèn, giấy vệ sinh, nước rửa tay,... đồng thời báo cáo lên cấp trên khi cần bảo trì hoặc cung cấp thêm.
Tuy nhiên, ở mỗi môi trường làm việc khác nhau thì trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên tạp vụ lại khác nhau. Công việc cụ thể của họ tùy thuộc vào yêu cầu của cấp trên và đặc điểm của nơi làm việc. Do đó, nhân viên tạp vụ cần có những yếu tố cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc.
Mô tả công việc nhân viên tạp vụ từng vị trí cụ thể như sau:
Trong các cơ quan nhà nước thì bộ phận vệ sinh nói chung và nhân viên tạp vụ nói riêng phải phụ trách các công việc vệ sinh tòa nhà như sảnh, hành lang, phòng họp, nhà vệ sinh, sân vườn, bãi đỗ xe, các thùng rác ở sân vườn,... Họ cũng cần phải lưu tâm đến các khu vực bếp ăn và phòng nghỉ của nhân viên nếu có.
Đôi khi, họ cũng sẽ được giao nhiệm vụ chuẩn bị phòng họp theo yêu cầu, bao gồm kê lại bàn ghế, chuẩn bị cốc chén uống nước và các loại thiết bị điện tử. Sau giờ làm việc, họ phải ở lại để hoàn thành nốt các công việc còn dở dang. Nhân viên tạp vụ văn phòng cũng sẽ phải làm những công việc tương tư như tạp vụ cơ quan nhà nước.
Bên cạnh những nhiệm vụ cơ bản như được nêu phía trên, nhân viên tạp vụ trong các khách sạn còn phải thay ga giường và trang trí lại phòng nghỉ để đón khách giống với công việc của nhân viên buồng phòng. Họ có trách nhiệm phải cung cấp đầy đủ các thiết bị cho phòng khách sạn như cốc uống nước, đồ uống, dầu gội, khăn tắm và các vật dụng khác cho phòng tắm.
Do yêu cầu dọn phòng thường xuyên và tiếp xúc khá nhiều với đồ đạc riêng của khách, thậm chí là cả tiền bạc và trang sức đắt tiền nên tạp vụ khách sạn thường phải trải qua quy trình kiểm tra ký lịch chặt chẽ.
Các khách sạn cũng có một bộ phận khác là giặt ủi, nơi mà các nhân viên tạp vụ sẽ phải giặt, sấy, phơi khô và gấp khăn trải giường, khăn tắm,... cho gọn gàng, ngăn nắp trước khi được chuyển đến từng phòng. Khi khách có yêu cầu nào khác thì nhân viên tạp vụ sẽ là người trực tiếp phục vụ họ.
Bệnh viện cần phải có các nhân viên tạp vụ chuyên nghiệp, hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh khử khuẩn chứ không chỉ là trông bề mặt sạch sẽ. Một yêu cầu bắt buộc trong mô tả công việc nhân viên tạp vụ bệnh viện là phải hiểu và thực hiện đúng các biện pháp vệ sinh để giảm thiểu sự lây lan của các loại virus trong bệnh viện.
Họ cũng phải thay ga giường, chăn, gối thường xuyên cho bệnh nhân để đảm bảo vệ sinh đồng thời dọn dẹp phòng phẫu thuật, phòng khám bệnh sau thời gian làm việc của bác sĩ. Nhân viên tạp vụ bệnh viện cũng sẽ được nhắc nhở và đào tạo về những kỹ năng chuyên môn khác và thái độ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Nhân viên tạp vụ bếp hay tạp vụ nhà hàng có lẽ là công việc vất vả nhất do phải làm sạch mọi ngóc ngách trong khu vực nhà bếp theo yêu cầu của bếp trưởng và trưởng bộ phận tạp vụ. Đồng thời, họ cũng phải chịu trách nhiệm vệ sinh, tẩy rửa các dụng cụ nhà bếp, đổ rác và đảm bảo vệ sinh khu vực bếp theo quy định. Sàn, ống khói, mặt bàn bếp, kệ ngăn bếp,... cũng phải được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Một số vị trí nhân viên tạp vụ phổ biến
Nhân viên tạp vụ không yêu cầu phải có bằng Đại học hay Cao đẳng nhưng vẫn cần phải có nền tảng giáo dục cơ bản. Ít nhất là họ phải biết đọc và làm theo những hướng dẫn, quy trình làm việc.
Mặc dù việc sử dụng được một ngoại ngữ không phải là bắt buộc nhưng các khách sạn lớn đều cố gắng tuyển cho mình những nhân viên tạp vụ biết ngoại ngữ, bởi sẽ rất cần thiết trong trường hợp khách không biết tiếng Việt. Khi đó, nếu như biết ngoại ngữ thì cơ hội được đề bạt lên cấp quản lý hoặc giám sát cũng cao hơn.
Nhân viên tạp vụ hiện nay có mức lương khoảng 4,5 - 6 triệu đồng/tháng tương đương với lương của người giúp việc. Mức lương này không quá cao nhưng đối với một công việc không có yêu cầu chuyên môn phức tạp như thế này thì hoàn toàn xứng đáng. Nếu như bạn biết ngoại ngữ và tham gia vào bộ phận phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn thì bạn sẽ được tip từ khách hàng; đôi khi, số tiền tip còn cao hơn cả tiền lương.
Bên cạnh những mô tả công việc trên nếu bạn có nhu cầu tìm việc làm nhân viên tạp vụ, tìm việc làm người giúp việc thì có thể tham khảo thêm các cách tìm việc làm trên JobOKO.com. Rất nhiều thông tin việc làm hữu ích được cập nhật chi tiết hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được việc làm ưng ý cho bản thân. Đặc biệt, website JobOKO còn hỗ trợ ứng viên tạo CV xin việc Nhân viên tạp vụ online nhanh chóng, hiệu quả, bạn hãy truy cập và áp dụng khi có nhu cầu ứng tuyển nhé.
Hy vọng với những thông tin mô tả công việc nhân viên tạp vụ trên đây, bạn đã hiểu được chi tiết công việc này. Và nếu như đã sẵn sàng ứng tuyển thì hãy tự tin apply trên nền tảng kết nối việc làm trực tuyến Joboko.com nhé! Đặc biệt khi nắm được những bí quyết để tìm việc làm nhân viên tạp vụ thì cơ hội trúng tuyển của bạn sẽ đạt tỷ lệ cao.
MỤC LỤC:
I. Mô tả công việc của nhân viên tạp vụ
II. Trở thành nhân viên tạp vụ phải đáp ứng yêu cầu gì?