Chuyên viên nhân sự là một trong những vị trí việc làm hot hiện nay, không chỉ nhiều cơ hội việc làm mà còn có tiềm năng thăng tiến nhanh và phát triển lâu dài. Tuy vậy, mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự của mỗi ứng viên sẽ ít nhiều khác nhau và đôi khi sự khác biệt đó giúp bạn trở nên nổi bật khi đi xin việc. Biết cách trình bày về định hướng nghề nghiệp nhân sự trong CV và buổi phỏng vấn có nghĩa là bạn đang tự mình gia tăng cơ hội trúng tuyển.
Nên viết mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự như thế nào để gây ấn tượng?
Mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự là mục tiêu, định hướng của những người làm việc trong vai trò chuyên viên nhân sự - những thành công bạn muốn hướng đến, khả năng thăng tiến sự nghiệp và xây dựng danh tiếng cá nhân, vị thế trong lĩnh vực. Như đã đề cập, mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự của mỗi người là khác nhau và thường được chia thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Bên cạnh đó, tùy vào số năm kinh nghiệm và điều kiện ở thời điểm hiện tại mà bạn phải có cách xác định mục tiêu phù hợp và điều chỉnh khi viết vào CV hoặc trả lời phỏng vấn của nhà tuyển dụng.
Có một thực tế là không phải ai từ khi đi học hay ngay khi vừa ra trường đi làm đã biết rõ về mục tiêu của mình. Thế nhưng, với những nghề nghiệp như chuyên viên nhân sự hoặc vai trò liên quan khác, tìm ra mục tiêu sẽ hỗ trợ rất nhiều cho hành trình phát triển sự nghiệp của bạn:
Để xác định mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự, bạn có thể áp dụng quy trình như sau:
Làm thế nào để xác định mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự chuẩn?
Phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc chuyên viên nhân sự thường được viết ngắn, nhưng bởi vì nhà tuyển dụng quan tâm và coi trọng thông tin ứng viên chia sẻ nên người tìm việc vì thế mà cũng buộc phải chú ý để viết tốt nhất. Thể hiện rõ mục tiêu của mình, bạn đang chứng minh rằng mình biết rõ kỳ vọng của bạn thân, có động lực phấn đấu, trong khi NTD nhờ thế mà so sánh, đánh giá chính xác hơn mức độ phù hợp của bạn với công việc và môi trường, văn hóa công ty cũng như khả năng gắn bó lâu dài.
Cho dù mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự của bạn là gì thì trước khi viết, bạn nhất định phải đọc, tìm hiểu để có sự am hiểu về ngành nghề, lĩnh vực cũng như thị trường lao động hiện nay. Chỉ có vậy bạn mới biết mình cần làm thế nào để đạt được mục tiêu.
Với nghề tuyển dụng nhân sự thì việc biết và sử dụng thành thạo phần mềm hỗ trợ quản lý ứng viên, quản lý nhân sự (ATS, HRIS) rất quan trọng; kỹ năng ngoại ngữ (giúp bạn có cơ hội làm việc ở công ty nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia), chứng chỉ nhân sự quốc tế,... đều rất ý nghĩa. Kinh nghiệm làm việc ở các công ty startup đến công ty quy mô lớn sẽ giúp bạn có trải nghiệm đa dạng để trở nên khéo léo, có mạng kết nối rộng và cần thiết cho sự phát triển sau này.
Là một phần khá ngắn gọn trong CV nhưng luôn được sắp xếp ở phía đầu CV ứng tuyển, điều đó phần nào cho thấy tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp. Muốn viết tốt, bạn có thể điều chỉnh cách viết, trình bày, diễn đạt dựa theo một số nguyên tắc cơ bản rất dễ áp dụng, đó là:
Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự chuyên nghiệp
Tham khảo những ví dụ sau đây, các bạn sẽ có hình dung chính xác hơn về cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự. Lưu ý là tùy vào bằng cấp và số năm kinh nghiệm bạn có thì viết mục tiêu nghề nghiệp cũng phải điều chỉnh theo để tạo được thiện cảm mà không bị "quá" nhé.
Khi vừa tốt nghiệp cao đẳng, đại học, chưa có kinh nghiệm thì xin việc chuyên viên nhân sự không dễ (do đa số NTD yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm). Bạn nên viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và khiêm tốn một chút. Nếu có trải nghiệm tham gia đội hậu cần hay các câu lạc bộ, ban cán sự thì hãy nhắc tới:
Ứng viên vị trí chuyên viên nhân sự được cho là ít kinh nghiệm nếu mới đi làm từ 6 tháng tới dưới 2 năm. Trường hợp này, bạn đã có nền tảng cơ bản và "va vấp" trong thực tế, tuy nhiên còn chưa đủ dày dặn kinh nghiệm. Khi viết mục tiêu, bạn có thể chia sẻ cả mục tiêu dài hạn:
Từ 2 năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian trở lên được coi là ứng viên nhiều kinh nghiệm. Lúc này, mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự của bạn nên thể hiện được tham vọng và tầm nhìn, cho thấy bạn hiểu và đánh giá đúng về năng lực của mình, tự tin và lạc quan về triển vọng thăng tiến và đã có sự chuẩn bị sẵn sàng nhất với cơ hội:
Theo số năm kinh nghiệm, chuyên viên nhân sự sẽ có cách viết mục tiêu nghề nghiệp riêng
Không chỉ cần viết tốt mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự trong CV xin việc mà khi có cơ hội tham dự phỏng vấn, ứng viên cũng nên có sự chuẩn bị, tập trả lời các câu hỏi hay gặp - trong đó có câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp. Nhà tuyển dụng có thể đã đọc được thông tin bạn trình bày trong CV nhưng họ vẫn muốn hỏi rõ hơn nữa để tìm hiểu kỹ hơn và đánh giá đầy đủ hơn về bạn.
Câu hỏi này không hề khó, bạn chỉ cần nói đúng về mục tiêu của mình. Dù vậy, nếu không có mẹo trả lời khéo léo và thông minh thì hiệu quả cũng chỉ đơn giản là có hỏi và trả lời mà không giúp bạn ghi điểm. Ngay cả khi chỉ nói ngắn gọn thì bạn cũng nên chú ý để đảm bảo mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự của mình:
Trên đây là hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự ấn tượng nhất trong CV xin việc kèm gợi ý cũng như mẹo để bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn về định hướng sự nghiệp. Mong rằng các thông tin sẽ thực sự giúp ích cho bạn.
MỤC LỤC:
I. Mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự là gì?
II. Cách xác định đúng mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự
III. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự ấn tượng trong CV
IV. Trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự
Đọc thêm: Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp
Đọc thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn về định hướng nghề nghiệp và gợi ý trả lời