Nên làm gì khi công ty trì hoãn hoặc hủy job offer?

20/04/2022 11:30
Khi bạn đi xin việc, bạn luôn phải chuẩn bị sẵn cho các tình huống CV bị loại hoặc phỏng vấn không như ý nên bị từ chối. Thế nhưng, bạn đã bao giờ gặp phải tình huống nhận được job offer rồi nhưng bất ngờ bị hủy chưa? Lúc đó, bạn sẽ cần có những giải pháp để khắc phục kịp thời.

Nghe có vẻ lạ nhưng tình huống này hoàn toàn có thể xảy ra. Nguyên nhân có thể là do công ty đó không đủ ngân sách để trả lương cho nhân viên mới, đã tìm được người khác tốt hơn bạn hoặc nhân sự cũ của họ đột ngột quay trở lại. Khi nhận được lời mời làm việc, bạn nghĩ rằng mình chắc chắn sẽ có việc làm mới và có thể bạn đã từ chối nhiều lời mời làm việc khác. Tuy nhiên lúc này khi họ đột ngột từ chối bạn, bạn sẽ lại phải tiếp tục quá trình tìm việc làm tưởng chừng như đã kết thúc. Bạn cần phải làm gì trong những trường hợp như vậy?

Làm thế nào khi công ty hủy lời mời nhận việc?

Cách xử lý chuyên nghiệp khi công ty trì hoãn hoặc hủy job offer

1. Trước khi nhận job offer

Có thể bạn đã xin nghỉ vị trí hiện tại để bắt đầu một công việc mới nhưng chẳng bao lâu sau lại bị hủy offer thì sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Thật không may, bạn chẳng thể đòi quyền lợi gì cho mình khi bị hủy job offer. Các công ty có quyền để chấm dứt hợp đồng lao động ngay cả khi bạn đã làm việc ở đó. Do đó, trước khi bạn chấp nhận bất kỳ lời mời nào, hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng về công ty đó. Nếu job offer có điều kiện đi kèm, hãy đảm bảo bạn có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Dưới đây là một số việc bạn có thể làm để tránh tình trạng bị hủy job offer:

  • Tìm hiểu tỷ lệ công ty thu hồi job offer là bao nhiêu và xem xét cách xử lý của công ty khi tình huống đó xảy ra.
  • Xem xét các thông tin về hủy job offer trong email thông báo trúng tuyển. Liệu bạn có được hưởng quyền lợi gì không?
  • Hỏi trực tiếp phía tuyển dụng về khả năng bị hủy job offer sau khi họ đưa ra lời mời.
  • Lưu ý với nhà tuyển dụng rằng nếu tình trạng này xảy ra, hãy thông báo với bạn càng sớm càng tốt.

2. Khi bị hủy job offer

Không ứng viên nào muốn rơi vào tình trạng bị hủy job offer cả. Tuy nhiên, thực tế điều này vẫn xảy ra. Khi đó, bạn cần:

  • Kế hoạch dự phòng: Bạn nên chuẩn bị cho mình những kế hoạch dự phòng từ trước. Đừng để bản thân phụ thuộc vào một công việc duy nhất. Bạn có thể gửi CV xin việc cho nhiều công ty khác nhau và hãy nhớ đừng vội từ chối tất cả cho đến khi bạn đã đi làm ổn định. Bạn cũng có thể làm việc bán thời gian hoặc thử sức với các công việc trong lĩnh vực khác.
  • Công việc trước đây: Nếu mối quan hệ giữa bạn và công ty cũ vẫn tốt đẹp, khả năng bạn có thể quay trở lại đó khá cao. Vì vậy đừng bỏ qua công việc trước đây của mình. Các nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ để mất những nhân viên tài năng, có kinh nghiệm và đã quen thuộc với môi trường làm việc. Ngay cả khi bạn không chắc chắn liệu mình có thể trở lại không, hãy liên lạc và hỏi ý kiến của họ, bạn sẽ chẳng thiệt hại gì cả.

Kinh nghiệm xử lý tình huống khi bị hủy job offer

3. Khi công ty trì hoãn job offer

Có thể bạn sẽ cảm thấy bị trì hoãn không khác gì so với bị hủy job offer, song nếu job offer bị trì hoãn điều đó có nghĩa bạn vẫn còn cơ hội. Nhà tuyển dụng có thể không nên rõ nguyên nhân trì hoãn nhưng có hai trường hợp bạn có thể nghĩ tới: do công ty không đủ ngân sách hoặc do nhân viên cũ của họ mong muốn được quay trở lại. Khi đó, bạn nên làm gì?
Trước tiên, hãy hỏi nhà tuyển dụng về thời điểm có quyết trình chính thức. Trong quá trình trao đổi, đừng quên cho họ biết rằng bạn rất quan tâm đến công việc làm này và mong muốn được vào làm việc trong công ty. Bạn không nên gọi điện trực tiếp đến công ty trừ khi họ đồng ý cung cấp cho bạn số điện thoại. Hãy liên lạc với công ty đó bằng email để tránh làm phiền trong giờ làm việc.
Đến gần ngày mà nhà tuyển dụng đưa ra quyết định, hãy liên hệ lại với công ty. Nếu họ vẫn chưa quyết định trì hoãn thì tốt nhất bạn nên tìm một công việc mới. Ngay cả khi công ty quyết định nhận bạn vào làm sau đó thì đây cũng chưa chắc đã là một môi trường chuyên nghiệp để bạn có thể phát triển bản thân.
Hãy luôn nhớ rằng quá trình tuyển dụng không đơn giản như bạn nghĩ. Ngay cả khi bạn đã vượt qua hết các vòng phỏng vấn và nhận được lời mời làm việc, điều đó cũng chưa thể khẳng định hoàn toàn rằng bạn đã thành công. Do đó, hãy cẩn trọng khi tìm việc làm và luôn chuẩn bị cho mình những kế hoạch dự phòng từ trước.

MỤC LỤC:
1. Trước khi nhận job offer
2. Khi bị hủy job offer
3. Khi công ty trì hoãn job offer

Đọc thêm: Nhận được quá nhiều job offer, làm sao cho vẹn cả đôi đường?

Đọc thêm: Cách từ chối lời mời làm việc tinh tế và thiện cảm nhất

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888