Ngành bảo hiểm có những vị trí việc làm nào?

11/04/2021 14:30
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, ngành bảo hiểm cũng không ngừng tăng trưởng với rất nhiều lĩnh vực như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm thân thể, tài sản, ô tô,... cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho những người có trình độ và kỹ năng phù hợp.
Nếu bạn có hứng thú với nghề bảo hiểm, hãy nghiên cứu các vị trí khác nhau trong lĩnh vực này để xác định công việc phù hợp nhất với bản thân. Vậy cụ thể thì ngành bảo hiểm có những vị trí việc làm nào?

Vị trí việc làm ngành bảo hiểm vô cùng đa dạng

I. Những vị trí việc làm trong ngành bảo hiểm

1. Nhân viên bảo hiểm

Nhân viên bán bảo hiểm tìm kiếm, tiếp cận và thuyết phục khách hàng tiềm năng, biến họ thành khách hàng thực sự mua một số loại bảo hiểm cụ thể. Họ cũng là người giải thích các chính sách, hướng dẫn khách hàng trong quá trình lựa chọn và duy trì hồ sơ bảo hiểm của mỗi khách hàng.

Hầu hết nhân viên bảo hiểm làm việc qua các đại lý hoặc môi giới nhưng cũng có nhiều người làm việc trực tiếp cho công ty bảo hiểm cụ thể. Vị trí này cũng yêu cầu thường xuyên di chuyển để gặp khách hàng.

Ngày nay, nhân viên bảo hiểm còn có thể cung cấp cho khách hàng của họ các dịch vụ lập kế hoạch tài chính toàn diện, bao gồm cả nghỉ hưu và sở hữu bất động sản.

2. Đại diện dịch vụ khách hàng

Đại diện dịch vụ khách hàng là người giúp khách hàng của công ty bảo hiểm hiểu rõ hơn về tất cả các chính sách. Họ cũng có thể lấy thông tin chi tiết từ khách hàng sau khi tài sản được bảo hiểm của họ bị hỏng hóc, hư hại và liên lạc với khách hàng qua điện thoại, trực tuyến hoặc gặp trực tiếp. Một số vị trí cụ thể khác của đại diện dịch vụ khách hàng trong lĩnh vực bảo hiểm bao gồm:

  • Cộng tác viên dịch vụ khách hàng.
  • Đại diện bộ phận dịch vụ khách hàng.
  • Quản lý dịch vụ khách hàng.

3. Chuyên viên giám định tổn thất

Chuyên viên giám định tổn thất kiểm tra tình hình của các công ty để cung cấp các chiến lược giảm rủi ro, mất mát và thiệt hại. Còn được gọi là chuyên gia tư vấn rủi ro, các chuyên viên này tập trung tìm kiếm, phát hiện và cảnh mọi nguy cơ tiềm ẩn sau đó báo cáo cho cơ quan bảo hiểm.

4. Giám định bồi thường

Giám định bồi thường là người làm việc với các khách hàng của công ty bảo hiểm - những người gặp tai nạn, tổn thất,... và đang gửi yêu cầu bồi thương. Vị trí này còn được gọi là giám định viên bảo hiểm hoặc thẩm định viên, chịu trách nhiệm ra quyết định xem công ty bảo hiểm phải trả bao nhiêu cho một trường hợp thiệt hại hoặc mất mát.

Công việc của họ có thể yêu cầu nghiên cứu và tìm kiếm ý kiến chuyên gia để xác định một vụ việc đáng giá bao nhiêu

5. Chuyên viên giải quyết quyền lợi bảo hiểm

Chuyên viên giải quyết quyền lợi bảo hiểm là người xử lý tất cả các thủ tục giấy tờ liên quan đến chính sách bảo hiểm. Họ có thể soạn thảo, công bố các chính sách mới, sửa đổi các chính sách hiện có. Chuyên viên giải quyết quyền lợi bảo hiểm cũng được gọi là nhân viên xử lý chính sách.

6. Chuyên viên định phí bảo hiểm

Các chuyên viên định phí bảo hiểm là người sử dụng khả năng phân tích để dự đoán rủi ro cho những sự kiện, tai nạn tiềm năng. Họ giúp các công ty bảo hiểm quyết định tính phí bao nhiêu cho các loại bảo hiểm khác nhau. Trong số các việc làm bảo hiểm được liệt kê ở bài viết này , chuyên viên định phí bảo hiểm là một trong những vị trí có mức lương cao nhất với thu nhập trung bình có thể lên tới hàng tỷ đồng một năm.

Họ thường làm việc cho chính phủ, các công ty bảo hiểm và môi giới và có thể chuyên về một loại bảo hiểm nhất định, chẳng hạn như bảo hiểm thân thể hoặc tài sản. Chuyên viên định phí bảo hiểm phải có kỹ năng thống kê và toán học.

Các vị trí việc làm bảo hiểm phổ biến hiện nay

7. Thẩm định bảo hiểm

Thẩm định bảo hiểm là người ra quyết định xem có nên bán gói bảo hiểm cho từng khách hàng cụ thể không? Họ xem xét, đánh giá hồ sơ bảo hiểm của khách hàng, xác định những rủi ro và nguy cơ tiềm năng, đảm bảo rằng khách hàng đáp ứng được các điều kiện và tiêu chí tối thiểu.

Hầu hết các chuyên viên thẩm định bảo hiểm làm việc cho các công ty môi giới bảo hiểm và những người khác có thể làm việc cho các công ty bảo hiểm cụ thể. Họ cũng có xu hướng chuyên về một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như bảo hiểm ô tô hoặc bảo hiểm nhân thọ.

II. Yêu cầu trình độ và kỹ năng đối với ngành bảo hiểm

Hầu hết các vị trí trong ngành bảo hiểm đều yêu cầu ứng viên có bằng cử nhân, với nền tảng về tính toán và thống kê hoặc dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay, với các vị trí như nhân viên bảo hiểm, bạn có thể chỉ cần tốt nghiệp trung học.

Các công việc có tính thách thức nhất trong ngành bảo hiểm thậm chí có thể yêu cầu các ứng viên hiểu về quản lý cơ sở dữ liệu và ngôn ngữ mã hóa SQL. Giống như hầu hết các ngành nghề khác, việc làm bảo hiểm đòi hỏi đào tạo cụ thể, chứng nhận nghề hoặc cấp phép.

III. Định kiến với nghề nhân viên bảo hiểm nhưng vì sao ngành này vẫn "hot"?

Khi nói đền nghề bảo hiểm, nói đến lựa chọn làm nhân viên bảo hiểm, có một thực tế là nhiều người sẽ ngay lập tức bày tỏ suy nghĩ không mấy tích cực về vai trò này. Nguyên nhân phổ biến nhất là do ở cương vị khách hàng tiềm năng, nhiều người thường xuyên nhận cuộc gọi của nhân viên bảo hiểm hỏi về nhu cầu sử dụng dịch vụ nên đôi khi sẽ thấy bị làm phiền, thậm chí là có cảm giác bị "chèo kéo". Ấn tượng với ngành nghề này cũng vì vậy mà xấu đi.

Trên thực tế, nhân sự ngành bảo hiểm ở nước ta nhiều nhưng chưa chất lượng, có một tỷ lệ lớn những người không có bằng cấp chính quy. Điều này dẫn đến thực tế là dù có trải qua đào tạo tại công ty thì đôi khi cách thức làm việc của họ vẫn chưa thể hiện được sự chuyên nghiệp, gây phản cảm cho khách hàng tiềm năng.

Ngành bảo hiểm vẫn là một trong số những ngành hot hiện nay


Tuy vậy, trong khoảng chục năm gần đây, ngành bảo hiểm ngày càng hot, những vai trò như nhân viên bảo hiểm thu hút sự tham gia của rất nhiều người - từ người trẻ đến người trung tuổi đều muốn thử sức. Vậy lý do là gì?

Không thể phủ nhận rằng, ngành bảo hiểm cung cấp rất nhiều cơ hội việc làm, tuyển dụng gần như liên tục nhiều vị trí, yêu cầu đầu vào cũng không cao với vị trí nhân viên bảo hiểm - trình độ phổ thông cũng có thể được chấp nhận. Bên cạnh đó, mức hoa hồng cao lên đến vài chục phần trăm cũng là điểm hấp dẫn khác của ngành bảo hiểm. Khi có triển vọng thu nhập tốt, nhân viên sẽ có động lực để cạnh tranh, phấn đấu không ngừng trong công việc. Bảo hiểm và tài chính, ngân hàng thường là lĩnh vực mang lại thu nhập cao nhất trong các ngành thuộc khối kinh tế.

Cuối cùng, công việc của nhân viên bảo hiểm không quá gò bó, bạn có thể ở văn phòng hay ra ngoài gặp khách hàng tiềm năng điều được - quan trọng nhất là tư vấn và chốt được hợp đồng. Trong quá trình làm việc, bạn cũng sẽ thường xuyên được tham gia những chương trình đào tạo, định hướng thiết kế chuyên nghiệp từ ban lãnh đạo công ty.

Ngành bảo hiểm cung cấp các sản phẩm dịch vụ hướng đến chăm sóc sức khỏe, tài chính và giúp cuộc sống của mọi người được bảo đảm ở một mức độ nhất định. Khi kinh tế phát triển và khả năng chi trả cao hơn, nhu cầu với các dịch vụ bảo hiểm sẽ càng tăng lên. Cân nhắc làm việc trong ngành bảo hiểm có thể là một bước đi đúng đắn, không chỉ cho phép bạn có thu nhập tốt ở hiện tại mà còn cung cấp triển vọng phát triển lâu dài.

Manulife tuyển dụng yêu cầu ra sao?

Nhắc đến bảo hiểm nhân thọ thì người tìm việc có thể nghĩ ngay đến một số cái tên phổ biến trong đó có Manulife. Với quy mô hoạt động rộng rãi, nhu cầu tuyển dụng các vị trí của công ty bảo hiểm này ngày càng gia tăng. Để biết quy trình tuyển dụng của công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife cho các vị trí hiện tại ra sao, bạn đọc có thể tham khảo bài viết Joboko cập nhật sau đây.

MỤC LỤC:
I. Những vị trí việc làm trong ngành bảo hiểm
II. Yêu cầu trình độ và kỹ năng đối với ngành bảo hiểm
III. Định kiến với nghề nhân viên bảo hiểm nhưng vì sao ngành này vẫn "hot"?

Đọc thêm: Ngành bảo hiểm - Tăng trưởng mạnh, liệu có nên theo?

Đọc thêm: Lương của nhân viên bán bảo hiểm có cao không?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888