Ngành công nghệ thực phẩm và triển vọng việc làm, thu nhập

19/02/2022 13:30
Công nghệ thực phẩm liên quan đến sự pha trộn của các kỹ thuật và quy trình vật lý, hóa học hoặc vi sinh để biến đổi các thành phần thô thành thực phẩm và các hình thức khác trong ngành chế biến thực phẩm. Đây là một ngành khá hot, có nhiều cơ hội việc làm và mức thu nhập tốt.

Làm việc trong ngành công nghệ thực phẩm nghĩa là tiến hành nghiên cứu khoa học thực phẩm để cải thiện từ khâu nâng cao chất lượng nguyên vật liệu đến chế biến, sản xuất, lưu trữ và vận chuyển các sản phẩm thực phẩm. Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, yêu cầu tối thiểu đối với các nhà công nghệ thực phẩm là bằng cử nhân, trong khi nhiều người tiếp tục nghiên cứu sau đại học.

Ngành công nghệ thực phẩm được nhiều bạn trẻ theo đuổi

1. Mức lương khởi điểm

Mức lương trung bình trong ngành công nghệ thực phẩm tại Mỹ là 58.500 USD/năm (tương đương hơn 1,2 tỷ đồng/năm). Với người mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, thu nhập sẽ ở mức 34.916 USD/năm (gần 800 triệu đồng/năm)
Ở Việt Nam, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thực phẩm mới ra trường sẽ có được mức lương khởi điểm từ 4 - 5 triệu/tháng. Đây là những vị trí không yêu cầu trình độ cao, chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ cơ bản. Mức lương này tương đương với đa số các ngành nghề khác.

2. Mức lương theo năm kinh nghiệm

Công nghệ thực phẩm là ngành đã bắt đầu phát triển trên thế giới từ những năm 1970. Tuy nhiên, ở Việt Nam ngành này mới chỉ phát triển mạnh trong khoảng 20 năm gần đây.
Ở Mỹ, chuyên gia công nghệ thực phẩm có kinh nghiệm có thể nhận tới 99.251 USD/năm (tương đương khoảng hơn 2 tỷ đồng/năm). Trong khi đó, tại Việt Nam, với 3 - 5 năm kinh nghiệm, bạn sẽ nhận mức lương khoảng 7 đến 10 triệu đồng/tháng. Từ 5 năm trở lên, tuỳ thuộc vào trình độ và kỹ năng, đóng góp mà mức lương của chuyên gia công nghệ thực phẩm lên tới 50 đến 70 triệu đồng/tháng.

Thu nhập của các vị trí thuộc ngành công nghệ thực phẩm cao không?

3. Cơ hội sự nghiệp

Chuyên ngành công nghệ thực phẩm cung cấp cho bạn nhiều cơ hội việc làm khác nhau, tương đối đa dạng ở các vị trí cụ thể. Một số cơ hội phổ biến nhất là:

  • Chuyên gia công nghệ thực phẩm.
  • HLV dinh dưỡng.
  • Nhà khoa học phát triển sản phẩm/quy trình chế biến thực phẩm.
  • Quản lý chất lượng trong nhà máy, công ty sản xuất.
  • Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm khoa học.
  • Quản lý sản xuất.
  • Quản lý thu mua.
  • Nhà khoa học nghiên cứu khoa học đời sống.
  • Kỹ sư công nghệ thực phẩm.

3.1. Cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm tại Việt Nam

Như đã trình bày ở trên, nhu cầu đối với nhân sự, lao động trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm tại Việt Nam không ngừng gia tăng. Điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị và đáp ứng được các yêu cầu về trình độ, bằng cấp để có được công việc tốt.
Tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm, bạn có thể làm việc trong các viện nghiên cứu, bộ phận nghiên cứu và phát triển của các công ty hoặc tập đoàn sản xuất/chế biến thực phẩm, nhà máy, công ty sản xuất thực phẩm, huấn luyện viên dinh dưỡng/dinh dưỡng trị liệu,... Cơ hội việc làm luôn rộng mở, đặc biệt là khi bạn có bằng cấp từ bằng cử nhân trở lên.

3.2. Cơ hội việc làm tại nước ngoài

Công nghệ thực phẩm là ngành có nhiều cơ hội làm việc tại nước ngoài, đặc biệt là ở những quốc gia có nền công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển như Nhật Bản hay Hàn Quốc. Theo thống kê, công nghệ thực phẩm là một trong 5 ngành được phía Nhật Bản tuyển nhiều nhất khi thuê người lao động từ Việt Nam.
Mức lương của kỹ sư công nghệ thực phẩm đi làm việc ở Nhật thường dao động khoảng 180.000 yên đến 230.000 yên (khoảng 40 đến 50 triệu đồng/tháng).

4. Khi nào thì được thăng chức?

Quá trình thăng tiến và khả năng thăng chức trong ngành công nghệ thực phẩm phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, trình độ chuyên môn và những thành quả làm việc hoặc nghiên cứu. Thông thường, bạn có thể mất từ 5 đến 10 năm để được công nhận và tiến lên những vị trí cấp quản lý hoặc chuyên gia.
Chuyên gia trong ngành công nghệ thực phẩm đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu và phát triển. Bạn sẽ có cơ hội làm việc với những người giỏi nhất để tìm ra các phương thức sáng tạo, hiệu quả, cải thiện chất lượng sản phẩm thực phẩm hoặc thậm chí là thay đổi toàn bộ quy trình sản xuất.

5. Cơ hội tăng thêm thu nhập

Cơ hội kiếm thêm thu nhập cho những người làm trong ngành công nghệ thực phẩm có thể không thực sự phổ biến như các ngành khác. Nếu muốn làm việc ngoài giờ, đa phần bạn sẽ hướng đến các công việc tư vấn dinh dưỡng hay vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc bán các sản phẩm chế biến và sản phẩm dinh dưỡng.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mọi người ngày càng quan tâm nhiều hơn tới sức khoẻ của mình. Vì vậy, tìm hiểu và nhờ tư vấn chuyên gia cũng được coi trọng, ưa chuộng hơn.

Cơ hội và thách thức của ngành công nghệ thực phẩm

6. Nhu cầu của thị trường

Học ngành công nghệ thực phẩm, khi ra trường bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm trong các công ty sản xuất thực phẩm, thiết bị thực phẩm hoặc tổ chức của nhà nước. Bạn cũng sẽ tìm cách ứng dụng công nghệ mới nhất vào sản xuất, chế biến thực phẩm hướng đến mục tiêu phục vụ sản phẩm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng và phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, ngành công nghệ thực phẩm được coi là một trong những ngành hiện đang có nhu cầu nhân lực cao nhất. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2018 đến nay, nhu cầu nhân lực đối với ngành thực phẩm liên tục tăng mạnh.
Nguyên nhân là vì nhu cầu tiêu dùng của người dùng trong nước với thực phẩm chế biến ngày càng tăng. Bên cạnh đó, ngành sản xuất thực phẩm của chúng ta cũng hướng ra thị trường quốc tế bằng việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm xuất khẩu.
Cũng vì những lý do như vậy mà học ngành công nghệ thực phẩm có thể là một lựa chọn tốt đối với những bạn trẻ mong muốn thử sức trong một lĩnh vực nhiều triển vọng.

7. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc đối với nhân sự trong ngành công nghệ thực phẩm thường tuân thủ theo quy định của Luật Lao động là trong vòng 2 tháng. Mặc dù vậy, tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của ứng viên cũng như quy định nội bộ của doanh nghiệp mà hai bên có thể thoả thuận rút ngắn hoặc kéo dài thời gian thử việc. Thử việc vừa là thử thách nhưng cũng là cơ hội để bạn thích nghi và thể hiện bản thân trong môi trường làm việc mới.

8. Thách thức

8.1. Thách thức liên quan đến đổi mới công nghệ thực phẩm

Bên cạnh những cơ hội tuyệt vời, các thách thức vẫn luôn tồn tại. Những phát triển trong khoa học và công nghệ thực phẩm luôn bị cản trở bởi cả người trong cuộc và người ngoài cuộc. Kể từ 4 thập kỷ trước đây, khi khoa học thực phẩm thế giới phát triển, mọi thứ đã thay đổi rất nhiều và chúng ta cần phải theo kịp những tiến bộ khoa học - công nghệ đó.
Điều cần thiết là nâng cao chất lượng nhân sự trong ngành, bắt đầu từ việc giảng dạy và đa dạng hoá hình thức, đảm bảo người học có kiến thức đa dạng, tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc.
Việc thúc đẩy thực hành trong các phòng thì nghiệm hay nhà máy sản xuất, ứng dụng lý thuyết và thực hành cũng đặt ra thách thức đối với người lao động trong ngành công nghệ thực phẩm. Chỉ khi thực sự thích nghi và bắt kịp với công nghệ thực phẩm và sự đổi mới, chất lượng nguồn nhân lực mới được cải thiện.

8.2. Cạnh tranh trong thị trường lao động ngành công nghệ thực phẩm

Khi thị trường lao động ngành công nghệ thực phẩm ngày càng thu hút nhiều nhân sự, sự cạnh tranh là không tránh khỏi. Để không bị đào thải, bạn không chỉ cần có bằng cấp, kinh nghiệm làm việc mà còn phải tạo được uy tín. Bên cạnh đó, các vị trí cấp cao của ngành này thường yêu cầu khả năng bảo mật thông tin về phát hiện mới, sản phẩm mới hay quy trình mới.

Tìm hiểu về việc làm nhân viên KCS thực phẩm

Lĩnh vực công nghệ thực phẩm vô cùng đa dạng nên cơ hội việc làm luôn rộng mở cho các ứng viên. Nếu bạn yêu thích được làm việc trong ngành này thì ngoài các vị trí như kỹ thuật viên phòng thí nghiệm khoa học, kỹ sư công nghệ thực phẩm,... thì nhân viên KCS thực phẩm cũng là lựa chọn lý tưởng. Bạn có thể tham khảo và tìm hiểu về việc làm nhân viên KCS thực phẩm để xem mình có phù hợp ứng tuyển hay không nhé.

MỤC LỤC:
1. Mức lương khởi điểm
2. Mức lương theo năm kinh nghiệm
3. Cơ hội sự nghiệp
4. Khi nào thì được thăng chức?
5. Cơ hội tăng thêm thu nhập
6. Nhu cầu của thị trường
7. Thời gian thử việc
8. Thách thức

Đọc thêm: Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? có dễ xin việc không?

Đọc thêm: Học Kỹ thuật Thực phẩm ra làm gì?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888