Ngành kiến trúc và xây dựng là công việc được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay. Với xu thế đô thị hóa và sự phát triển ngày càng tăng thì việc xây dựng lên những công trình lớn phục vụ và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội ngày càng trở nên phổ biến hơn. Để tìm hiểu rõ hơn về các vị trí công việc của ngành kiến trúc, xây dựng, bạn hãy cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Xây dựng và kiến trúc là hai ngành được nhiều người coi trọng bởi là những công việc tạo nên bộ mặt của môi trường, đô thị và xã hội. Những kiến trúc sư giỏi hay những kỹ sư xây dựng không chỉ có sự sáng tạo, tư duy logic mà còn có cả kiến thức cùng sự tinh tế giúp xã hội ngày càng trở nên văn minh đẹp đẽ và phát triển hơn. Hãy cùng Joboko
tìm hiểu về nghề kiến trúc sư, kỹ năng, thu nhập, học ở đâu để hiểu rõ hơn về nghề này cùng những vị trí chức danh thường gặp các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Ngành kiến trúc có những công việc cụ thể nào
I. Các vị trí trong ngành kiến trúc
Ngành kiến trúc sư là ngành được đánh giá thu hút nhiều lao động nhất hiện nay, chính vì thế đối với những bạn đang theo học và lựa chọn ngành kiến trúc cũng không phải quá lo lắng cho vấn đề việc làm. Học ngành kiến trúc sau có rất nhiều những vị trí công việc khác nhau các bạn có thể ứng tuyển như:
1. Kiến trúc sư
Vị trí kiến trúc sư là công việc phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Nhiệm vụ của kiến trúc sư là vẽ và tạo nên vẻ đẹp của một dự án hay công trình xây dựng cả bên ngoài và bên trong. Sáng tạo không ngừng để có những không gian kiến trúc khoa học, tiện nghi, tạo sự thoải mái và ấn tượng đối với những người sử dụng công trình.
2. Nhân viên thiết kế
Lên ý tưởng thiết kế và tư vấn khách hàng cụ thể về cách bố trí cũng như các vấn đề về thiết kế, trang trí từ bên ngoài đến bên trong công trình tạo không gian phù hợp. Nhân viên thiết kế còn triển khai các bản thiết kế, thiết kế sơ bộ ý tưởng của cấp trên và đưa lên phê duyệt. Với vị trí này, bạn nên lựa chọn những mẫu
CV xin việc nhân viên thiết kế kiến trúc đẹp, gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng để ứng tuyển. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tốt về bạn và mang đến cơ hội phỏng vấn cho ứng viên.
3. Nhân viên giám sát
Công việc cụ thể của nhân viên giám sát là phụ trách việc giám sát tất cả các dự án thiết kế, kèm theo tiến độ để thông báo cũng như hỗ trợ thúc đẩy công việc thiết kế trở nên phát triển nhất.
4. Nhân viên thi công công trình
Thực thi những bản thiết kế và đưa đến khách hàng để tiến hành thi công, các bạn làm nhân viên thi công công trình cần thực hiện công việc và giám sát thực hiện đúng với những thiết kế của khách hàng.
5. Nhân viên tư vấn kiến trúc
Với vị trí nhân viên tư vấn kiến trúc thực hiện công việc tư vấn khách hàng, hỗ trợ khách hàng lựa chọn cho mình những bản thiết kế mẫu phù hợp với từng công trình. Tư vấn đưa ra gợi ý cho khách hàng với mục đích chính sử dụng thiết kế của doanh nghiệp.
II. Các vị trí trong ngành xây dựng
Có nhiều nhận định cho rằng nghề xây dựng là nghề luôn trên đà phát triển, bởi có ngành xây dựng mới phản ánh thực tế được sự lớn mạnh của một đất nước. Thông qua cơ sở hạ tầng cùng với những công trình dân sinh, nhà ở lớn nhỏ thể hiện được sự tiên tiên và phát triển không ngừng. Chính vì vậy, nghề xây dựng được đánh giá cao và tạo cơ hội việc làm rất tốt cho các bạn. Dưới đây là một số vị trí của ngành xây dựng các bạn có thể tham khảo.
Ngành xây dựng có những vị trí công việc gì 1. Công việc ngoài công trường
Là người đảm nhiệm công việc thiết kế kết cấu công trình xây dựng, tính toán và vẽ tất cả cấu trúc của công trình từ những chi tiết đơn giản đến phức tạp. Kỹ sư xây dựng là người biến các thiết kế của kiến trúc sư thành hiện thực để đi vào sử dụng và tồn tại với thời gian. Nếu bạn yêu thích công việc này thì có thể tìm hiểu các mẫu CV xin việc Kỹ sư xây dựng để tham khảo, lựa chọn và tạo CV ứng tuyển nhanh chóng.
2. Công việc trong công xưởng
- Kỹ sư giám sát nội bộ.
- Kỹ sư quản lý chất lượng.
- Chuyên viên phát triển sản phẩm.
3. Công việc trong văn phòng
- Chuyên viên thiết kế.
- Quản lý kế hoạch dự án.
- Chuyên viên tư vấn xây dựng.
- Chuyên viên chắc đạc.
- Chuyên viên mời thầu.
- Chuyên viên kiểm toán xây dựng.
- Giám sát viên.
- Chỉ huy trưởng
Với rất nhiều những vị trí công việc của ngành kiến trúc và xây dựng được cập nhật tại
Blog việc làm trên đây chắc hẳn các bạn cũng phần nào hiểu rõ hơn về ngành này cũng như có sự cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định lựa chọn công việc hay học tập phù hợp với khả năng cũng như nhu cầu của mình nhất. Hơn nữa đối với những ngành này có rất nhiều sự lựa chọn cho các bạn, hãy tìm hiểu thật chi tiết để có sự lựa chọn đúng đắn nhất cho công việc trong tương lai của bản thân. Đặc biệt, bạn có thể tham khảo
top trường đào tạo kiến trúc sư tốt nhất ở Việt Nam để dễ dàng lựa chọn cho mình môi trường học tập tốt.
Đối với những bạn đang có nhu cầu ứng tuyển vào các vị trí kiến trúc sư hay kỹ sư xây dựng và rất nhiều những công việc khác mà đang băn khoăn không biết phải
tạo Cv xin việc ra sao thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết các mẫu cv xin việc được Joboko.com cập nhật để dễ dàng hoàn thiện cv xin việc và ứng tuyển vị trí phù hợp nhất cho bản thân. Chúc các bạn thành công!