Chuỗi cung ứng toàn cầu năm 2022 có những thay đổi tích cực, tác động tới toàn bộ lĩnh vực phân phối, bán lẻ. Quản lý kho phải tìm ra cách tiếp cận tốt nhất để tăng hiệu suất và tính bền vững cho các nhà kho, đặc biệt là khi đối mặt với các thách thức. Bạn sẽ cần có quy trình linh hoạt và có thể mở rộng, tuân thủ các tiêu chuẩn trong ngành.
Quản lý kho phải đối mặt với những thách thức gì?
Thống kê hàng tồn kho không chính xác có thể gây ra các vấn đề như duy trì mức tồn kho không phù hợp và tích tụ hàng tồn kho lỗi thời. Những điều này lại dẫn đến các vấn đề khi chọn hàng dựa trên thông tin không chính xác, dẫn đến quy trình kinh doanh, bán hàng không hiệu quả. Các hậu quả do thống kê hàng tồn kho sai lệch gồm có khiến năng suất giảm, chi phí tăng và doanh thu giảm.
Giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là các Quản lý kho phải chủ động đề xuất thay đổi, nâng cấp hệ thống quản lý kho tự động, cung cấp thông tin chính xác, theo thời gian thực về số lượng và thành phần hàng dự trữ. Công nghệ được sử dụng để quản lý hàng tồn kho trong nhà kho là yếu tố quan trọng để thành công.
Trước đây, nhiều Quản lý kho không quan tâm tới quy trình dự phòng nếu quy trình hiện tại đã vận hành tốt. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp thay thế thì rất có thể trong nhiều trường hợp, hoạt động của nhà kho có thể bị tê liệt do quá nhiều đơn hàng hoặc các vấn đề khác.
Để đối phó, Quản lý kho không còn cách nào khác là luôn có kế hoạch dự phòng, quy trình dự phòng. Mặc dù thông thường thì quy trình đó có thể dư thừa, tốn thời gian, thậm chí tăng chi phí quản lý nhưng đây vẫn là một việc cần thiết. Cụ thể, bạn có thể sử dụng công nghệ mã vạch hợp lý hóa quy trình nhập kho, loại bỏ các quy trình dư thừa, tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên.
Sử dụng hiệu quả không gian là một yếu tố mà Quản lý kho nào cũng quan tâm vì nó quyết định thành công trong hoạt động lưu kho. Không gian lưu trữ không đủ cũng như sử dụng không hiệu quả các không gian có sẵn là những vấn đề thường gặp ở các nhà kho có bố trí cơ sở vật chất kém. Thiết kế nhà kho không hợp lý là mối lo ngại của Quản lý kho nhưng không dễ gì đề xuất sửa đổi hay xây mới nhà kho khác. Do vậy, bạn sẽ phải biết cách thích nghi và làm sao tận dụng tốt nhất không gian.
Cụ thể, Quản lý kho nên xem xét cả không gian sàn và không gian dọc để sử dụng. Ngoài việc sử dụng tối đa không gian, bố trí tốt sẽ tối đa hóa việc sử dụng thiết bị và nhân công, khả năng tiếp cận tất cả các khu vực, đảm bảo an ninh và sự an toàn.
Cách khắc phục những khó khăn mà Quản lý kho phải đối mặt
Sự biến động của nhu cầu hàng hóa cũng là một thách thức đáng chú ý khác đối với Quản lý kho. Trong nhiều trường hợp, hàng hóa trong kho có thể bị tồn nhiều, thậm chí không đủ không gian lưu trữ vì thị trường "ế ẩm". Ngược lại, khi nhu cầu hàng hóa tăng lên thì kho có thể rơi vào tình trạng thiếu hàng để bán.
Quản lý kho giỏi là người biết cân nhắc đến tính thời vụ trong nhu cầu hàng hóa, căn cứ vào những phân tích số liệu thị trường và dự đoán chính xác. Khoảng cách thông tin giữa nhà kho và các bộ phận khác như nhân viên sản xuất, nhân viên thu mua, bán hàng, v.v. cần được rút ngắn. Nói cách khác, bạn phải làm sao để luôn cập nhật kịp thời thông tin để điều chỉnh phù hợp nhất.
Ngoài ra, việc sắp xếp lại các sản phẩm để phù hợp với sự thay đổi của nhu cầu hàng hóa cũng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực theo mùa vụ. Việc sắp xếp lại như vậy bao gồm việc định vị chính xác các mặt hàng bằng cách đặt các sản phẩm có nhu cầu cao trong mùa hiện tại ở phía trước lối đi lấy hàng và ở độ cao chính xác.
Cũng như bất kỳ vai trò, ngành nghề nào khác, việc đối diện với những khó khăn đặc thù không phải vấn đề của riêng Quản lý kho. Bằng việc sáng tạo, cải thiện quy trình giám sát cũng như ứng dụng kỹ năng công nghệ vào vận hành kho, hiệu suất công việc của Quản lý kho sẽ tăng lên đáng kể.
MỤC LỤC:
1. Thống kê hàng tồn kho thiếu chính xác
2. Vấn đề với quy trình dự phòng
3. Bố cục nhà kho kém
4. Nhu cầu hàng hóa thất thường
Đọc thêm: Công việc của Quản lý kho là làm gì?