Ngày nay, tìm được nhân viên giỏi đã khó, giữ được họ ở lại với công ty lâu dài lại càng khó hơn. Nhu cầu tuyển dụng người tài chưa bao giờ giảm nhiệt, thị trường lao động sôi động quanh năm nhờ sự phát triển của công nghệ di động và mạng xã hội và nhảy việc trở thành thực trạng phổ biến trong thiên niên kỷ mới. Trong bài viết này, Joboko.com sẽ cùng bạn tìm hiểu 6 giải pháp giữ chân nhân tài, hạn chế tình trạng nhân viên đi tìm
việc làm mới.
Bên cạnh đầu tư vào quá trình tuyển dụng và đào tạo người tài cho công ty, bạn cần có chiến lược để gắn kết nhân viên và ngăn họ có ý định nhảy việc. Chắc hẳn bạn không muốn dành thời gian, nguồn lực để đào tạo nhân viên và rồi để họ nghỉ việc chỉ sau một vài tháng! Vì vậy, những
bí quyết giúp nhà tuyển dụng thu hút nhân tài Joboko.com chia sẻ dưới đây sẽ hữu ích cho bạn, đừng bỏ lỡ nhé.
Làm thế nào để giữ chân nhân tài cho công ty?
Bí quyết giữ chân nhân tài cho công ty
1. Tuyển dụng đúng người
Tất cả bắt đầu bằng tuyển dụng đúng người đúng việc. Phần
mô tả công việc nên được cập nhật thường xuyên và mang tính tổng quát, liệt kê hầu hết công việc chính của vị trí tuyển dụng. Người chịu trách nhiệm tuyển dụng cần đánh giá ứng viên một cách kỹ lưỡng và đảm bảo họ có tính cách và
kỹ năng mềm, kinh nghiệm để xử lý công việc và phù hợp với văn hóa công ty. Dù tuyển được người tài nhưng không phù hợp với văn hóa công ty hoặc tính cách không thích hợp với công việc thì rất khó gắn bó lâu dài với tổ chức.
2. Tạo cơ hội
Nếu nhân viên cảm thấy họ không có cơ hội phát triển hoặc không thấy tương lai trong công ty, họ sẽ tìm kiếm những cơ hội tốt hơn. Nếu bạn tạo điều kiện cho họ học hỏi nhiều kỹ năng hơn và tiến xa hơn trong sự nghiệp, họ có thể trung thành với công ty lâu hơn.
Triển vọng phát triển nghề nghiệp và học hỏi luôn là yếu tố thu hút những nhân viên tài năng nhất, đối với nhiều người điều này còn hấp dẫn hơn mức lương cao hơn. Một cách để khuyến khích họ tiếp tục phát triển là tạo điều kiện cho họ tiếp tục học tập và giao nhiệm vụ đủ thách thức để khiêu chiến khả năng hiện tại của họ.
3. Chế độ phúc lợi
Công ty cung cấp nhiều phúc lợi cho nhân viên nhất sẽ có nhiều khả năng giữ chân họ. Nhiều khảo sát cho thấy các phúc lợi về sức khỏe (như khám sức khỏe định kỳ miễn phí, bảo hiểm y tế) là quan trọng nhất, sau đó là quỹ hưu trí. Các chương trình chăm sóc sức khỏe cung cấp thông tin cần thiết và hỗ trợ nhân viên hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và tạo ra những thay đổi tích cực, từ đó cải thiện hiệu suất làm việc.
Bên cạnh đó, công ty nào cung cấp thời gian nghỉ phép có lương dài sẽ làm giảm tình trạng kiệt sức ở nhân viên và giữ chân họ lâu hơn. Nhân viên đánh giá cao những ngày nghỉ có lương, thậm chí còn hơn cả lương. Các phúc lợi quan trọng khác bao gồm thưởng hiệu quả làm việc, nghỉ thai sản và giờ làm việc linh hoạt.
4. Quản lý bằng niềm tin
Nếu nhân viên tin rằng công ty đang đi đúng hướng, tỷ lệ nghỉ việc sẽ giảm đi. Giao tiếp cởi mở là điều kiện tiên quyết để xây dựng niềm tin ấy. Phong cách lãnh đạo, quản lý mới không dựa vào quyền lực để ép buộc nhân viên làm những gì mình muốn mà dựa trên mối quan hệ, sự minh bạch và sự tin tưởng.
5. Tạo môi trường làm việc lý tưởng
Nhân viên làm việc để sống, không phải sống để làm việc như những cỗ máy. Vì thế, nếu họ không cảm nhận được nơi làm việc là một không gian đáng sống, họ sẵn sàng viết
đơn xin nghỉ việc và rời đi khi có cơ hội. Văn hóa tôn trọng sự khác biệt và đa dạng khuyến khích nhân viên ở lại lâu hơn. Nhiều công ty có xu hướng cải thiện văn phòng làm việc và cố gắng thu hút những nhân viên tài năng nhất.
Chẳng hạn như các trung tâm thể hình trong công ty hoặc tòa nhà ngày càng trở nên phổ biến ở những nơi mà nhân viên phải ngồi nhiều giờ trước máy tính mỗi ngày. Nhân viên không cần sợ hãi đi vào văn phòng khi nó có một số tiện ích tuyệt vời như cà phê và đồ ăn nhẹ miễn phí hay bàn bi-a. Các bữa tiệc kỷ niệm sinh nhật, chúc mừng cho thành công của các dự án hay giờ giải lao (Happy Hour) hàng tuần sẽ giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực và thân thiện hơn.
6. Ưu tiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, trong thời đại mà số nhân viên bị stress và trầm cảm tăng cao. Bạn cần chấp nhận rằng ngoài công việc, nhân viên của bạn còn có một cuộc sống phong phú khác. Nếu bạn liên tục yêu cầu họ phải đi sớm về trễ, việc họ bắt đầu tìm kiếm một công việc khác là không thể tránh khỏi, nhất là người đã có gia đình.
Việc giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống là cách hữu hiệu để giữ chân nhân tài
Công nghệ mang đến cho con người một hình thức làm việc chỉ có trong thời hiện đại, đó là làm việc từ xa. Nhân viên có thể làm việc dễ dàng mà không cần đến văn phòng. Thời gian làm việc linh hoạt rất cần thiết với người đã có con nhỏ. Điều này không có nghĩa là họ không làm đủ số giờ như nhân viên làm việc tại văn phòng mà họ có thể quản lý kết quả công việc ngoài giờ làm việc thông thường. Nhân viên thường sẽ làm nhiều hơn mức tối thiểu được yêu cầu nếu được cho phép làm việc từ xa.
Bên cạnh những nghệ thuật giữ chân nhân tài này các bạn cũng có thể tham khảo thêm những bí quyết để sếp lấy lòng được nhân viên. Nếu nhân viên có sự thân thiết với sếp chắc chắn khi làm việc họ sẽ có những đóng góp hết mình cho công ty. Đặc biệt nếu sếp có con mắt nhìn người và đánh giá nhân viên đúng chuẩn thì càng là lý do mà họ gắn bó với doanh nghiệp. Và cái gì cũng cần có bí quyết các bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Có rất nhiều công ty không biết lý do vì đâu mà nhân viên nghỉ việc hàng loạt làm ảnh hưởng không nhỏ đến công ty. Để công việc diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao thì chắc chắn các doanh nghiệp này cũng cần tham khảo và tìm được những lý do nhất định để có phương hướng để phát triển và giữ chân nhân viên tốt nhất.