Trong một cấu trúc kinh doanh truyền thống, các hành động và quyết sách đều được triển khai dựa theo cấp bậc từ trên xuống, nhân viên được yêu cầu làm theo. Trong khi đó, mô hình lãnh đạo Adaptive Leadership thì khác, nó cho phép nhà lãnh đạo chia sẻ và cởi mở, sáng tạo hơn trong việc dẫn dắt một đội nhóm, phòng ban và cả công ty tiếp cận một văn hóa doanh nghiệp hiệu quả, giúp thích nghi trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của thế giới kinh doanh ngày nay.
Adaptive Leadership trong tiếng Việt nghĩa là lãnh đạo thích ứng, là một mô hình lãnh đạo đã được Ronald Heifetz và Marty Linsky từ đại học Harvard đưa ra. Heifetz định nghĩa nó là hành động huy động một nhóm cá nhân để xử lý những thử thách khó khăn để đạt tới thành công cuối cùng.
Nhận thức của lãnh đạo ngày nay khác rất nhiều so với những năm trước đây. Ý tưởng về việc một cá nhân anh hùng một mình tạo ra kết quả bằng cách áp đặt ý tưởng của mình bị coi là lỗi thời. Lãnh đạo hiện nay được coi là một "môn thể thao đồng đội". Các quản lý công ty và những leader, manager đều làm việc, hợp tác cùng các nhân viên của họ để hoàn thành những mục tiêu chung.
Xét đến mức độ biến động và sự không chắc chắn của thế giới doanh nghiệp cạnh tranh như hiện nay, các giám đốc điều hành hay những nhà lãnh đạo khác đều rất khó theo kịp tất cả các mọi xu hướng và sự thay đổi. Để tồn tại và phát triển, cả tập thể cần phải nỗ lực và đạt được hiệu suất cao hơn. Nhà lãnh đạo của các công ty, tổ chức cần áp dụng các chiến lược và kỹ thuật mới để vượt qua thử thách. Đó cũng là thời điểm mà Adaptive Leadership xuất hiện và giúp giải quyết tốt vấn đề.
Mô hình Adaptive Leadership chỉ ra rằng có 2 loại vấn đề trong quản lý và thực thi các kế hoạch, dự án kinh doanh: Sự cố kỹ thuật và sự cố thích ứng. Với các sự cố kỹ thuật, một phản hồi thỏa đáng được xác định trước đã có sẵn và sẽ có những nhân sự chuyên trách giải quyết. Nhìn chung, có thể xem đây là vấn đề máy móc và có thể giải quyết được bằng chuyên môn, kỹ năng kỹ thuật.
Trong khi đó, với các vấn đề thích ứng thì hoàn toàn không có các chuyên gia được đào tạo để giải quyết các vấn đề trong tầm tay. Ngoài ra, không tồn tại bộ quy tắc hoặc thủ tục đã thiết lập để giải quyết các sự cố đó. Ở hầu hết các trường hợp, định nghĩa của vấn đề là mơ hồ và không có bất kỳ bản sửa lỗi kỹ thuật nào có thể thực sự hiệu quả. Và chính trong những tình huống như vậy, kiến thức chuyên môn của một nhà lãnh đạo thích ứng sẽ trở nên hữu ích. Một người lãnh đạo thực hiện các nguyên tắc Adaptive Leadership đầu tiên sẽ xác định vấn đề rồi sắp xếp nhân sự phù hợp để tìm ra giải pháp khả thi.
Sử dụng những nguyên tắc Adaptive Leadership, các nhà lãnh đạo có thể tìm ra những phương pháp để đáp ứng với môi trường thay đổi, xu hướng ngành, cạnh tranh,... theo cách thúc đẩy sự sáng tạo và các giải pháp. Không ai có thể đưa ra giải pháp cho mọi vấn đề, lãnh đạo thích ứng khuyến khích tất cả nhân viên tham gia và tìm ra các giải pháp hiệu quả.
Tầm quan trọng của mô hình lãnh đạo thích ứng
Khi bạn làm đi làm lại cùng một việc, bạn có thể mong đợi rằng kết quả lúc nào cũng sẽ ổn. Tuy nhiên, khi các dự án, sự kiện, kế hoạch công việc diễn ra không suôn sẻ, chắc chắn điều cần làm lúc đó là làm sao để cải thiện tình hình.
Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ cần trở nên linh hoạt hơn và sẵn sàng đón nhận sự thay đổi. Bạn cần phải suy nghĩ về các phương pháp tiếp cận khác với cách vẫn luôn được thực hiện, khác với lối mòn từ trước đến nay. Dĩ nhiên, thay đổi và thích ứng không dễ nhưng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả.
Một ví dụ về sự thiếu thích ứng dẫn tới "hậu quả" là trường hợp của Kodak. Khi công nghệ kỹ thuật số xuất hiện, Kodak vẫn cảm thấy rằng kỹ thuật số sẽ không bao giờ tốt hơn máy ảnh chụp phim và sự thực là họ đã nhầm. Nói cách khác, các nhà lãnh đạo của Kodak vào thời điểm đó đã không thích ứng được với môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng.
Do đó, khi nói về Adaptive Leadership, nhà lãnh đạo cần hiểu rằng đầu tiên và quan trọng nhất, bạn hãy liên tục cập nhật xu hướng công nghệ, thị trường và sẵn sàng điều hướng môi trường kinh doanh.
Nếu bạn không thể hiểu nhân viên và khách hàng của mình, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của họ. Nếu bạn không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nhân viên của mình, họ sẽ rời bỏ bạn và đi nơi khác. Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ cần đối xử với nhân viên bằng sự đồng cảm và thấu hiểu để đảm bảo có sự kết nối, gắn kết và cùng nhau nỗ lực vì mục tiêu chung.
Kết quả một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nhân viên ngày nay không hạnh phúc khi chỉ đi làm và làm những công việc lặp đi lặp lại rồi nhận tiền lương. Khách hàng, trong khi đó cũng muốn các sản phẩm và dịch vụ hữu ích nhưng mới mẻ. Trong vai trò quản lý, bạn cần phải thích ứng với cả nhân viên và khách hàng - tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, thúc đẩy sự sáng tạo và tham gia, một "văn hóa" hỗ trợ và công bằng, minh bạch. Đối với khách hàng, một nhà quản lý cần có sự am hiểu tâm lý khách và bắt kịp xu hướng thị trường để không tụt hậu.
Không ai làm đúng mọi lúc và tất cả các nhà lãnh đạo đều có thời điểm mắc sai lầm. Một nhà lãnh đạo theo mô hình Adaptive Leadership sẽ nhận ra thực tế đó và sẵn sàng thay đổi, học hỏi. Điều đó có nghĩa là trong nguyên tắc của lãnh đạo thích ứng, bạn chấp nhận thất bại như một phần của quá trình.
Bạn có thể nói, "chúng tôi biết điều này hiệu quả, vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều này", nhưng thế giới kinh doanh thay đổi chóng mặt như hiện nay thì những điều ngày hôm qua là đúng đắn, hiệu quả, sang hôm nay lại có thể không còn hiệu quả nữa, thậm chí vẫn hoạt động nhưng lại không phải chiến lược tối ưu.
Adaptive Leadership cũng có nghĩa là nhà lãnh đạo cần cởi mở để chấp nhận những phản hồi (cả tích cực và tiêu cực). Nhân viên của bạn đang nói gì? Khách hàng của bạn đang nói gì? Thực hiện các cuộc khảo sát và xem xét dữ liệu. Bạn không thể chỉ hỏi và bỏ qua nó. Bạn cần phải suy nghĩ về những gì hiệu quả và những gì không cũng như liệu có giải pháp nào - dù ít nhiều có rủi ro nhưng vẫn giúp thay đổi tình hình?
Ưu điểm khi thực hiện nguyên tắc Adaptive Leadership
Như chúng ta đã biết, tố chất đầu tiên của leadership sẽ là tầm nhìn đủ xa. Nếu bạn chỉ muốn duy trì hoạt động trong ngắn hạn thì thực hiện các kế hoạch có lợi cho chính bạn và cho công ty là đủ. Tuy nhiên, nếu về lâu dài, giải pháp tốt nhất cần phải là cả 2 bên cùng có lợi - xem xét dựa trên mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên, công ty - khách hàng và công ty - đối thủ cạnh tranh.
Thay vì cạnh tranh gay gắt, căng thẳng hay xung đột, áp đặt,... thì thực chất, các nhà lãnh đạo theo mô hình Adaptive Leadership có thể vận dụng tối đa các mối quan hệ để bổ sung, hỗ trợ cho nhau, làm sao để các bên liên quan đều cảm thấy thỏa mãn nhất có thể. Chỉ khi cả 2 bên cùng có lợi thì mối quan hệ hợp tác sẽ lâu dài.
Theo dự đoán của Heifetz, Adaptive Leadership là mô hình lãnh đạo xu hướng và gần như toàn diện nhất, tuy nhiên nó cũng đồng thời mang lại một số thách thức. Mô hình lãnh đạo này đề cao các giải pháp thử nghiệm, khám phá điều mới và điều chỉnh ở quy mô lớn (cả phòng ban và công ty). Thông qua sự thay đổi thái độ và điều chỉnh các chính sách, bạn sẽ quản lý để duy trì những thay đổi tích cực và phát triển mạnh, bền vững.
Tuy nhiên, việc thay đổi giá trị, niềm tin và nhận thức của mỗi cá nhân thường khó hơn chúng ta vẫn nghĩ. Thay đổi vẫn đòi hỏi bạn phải trung thành với truyền thống - nhiều quy định và chính sách cũ, định hướng và sứ mệnh của công ty. Thực tế, hầu hết các giám đốc điều hành cấp cao đều miễn cưỡng từ bỏ các chính sách lâu dài mà công ty đã triển khai từ khi thành lập. Dù vậy, hãy nhớ rằng việc tuân theo những phương pháp đã cũ của bạn có thể cản trở những lợi ích mà các phương pháp mới mang lại.
Một thách thức khác mà lãnh đạo thích ứng đưa ra là nó tạo tiền đề cho các hình thức phản kháng khác nhau. Điều này có thể là từ nhân viên của bạn, các bên liên quan khác của công ty hoặc khách hàng. Các phương pháp phổ biến nhất mà mọi người sử dụng để cản trở sự thay đổi thích ứng là bằng cách gạt ra ngoài lề, chuyển hướng hoặc phản đối. Nhiều trường hợp, chính nhân viên có thể là người không thể thích ứng và sẽ gây ra những "hậu quả". Vì vậy, hãy lường trước rủi ro và có kế hoạch dự phòng.
Có lẽ thách thức lớn nhất mà Adaptive Leadership mang lại là bị phản đối vì tạo cảm giác nhà lãnh đạo không lắng nghe ý kiến người khác. Rõ ràng, nguyên tắc của Adaptive Leadership là người đứng đầu không nghiêng về quyền lực mà nghiêng về tinh thần đồng đội. Theo lý thuyết, các nhà lãnh đạo thích ứng phải sẵn sàng lắng nghe và điều chỉnh các khuyến nghị do đồng nghiệp hoặc khách hàng cung cấp.
Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ một số nhà lãnh đạo sẵn sàng lắng nghe những cá nhân có ý kiến phản đối. Nếu bạn cũng vậy thì có lẽ bạn chưa thích hợp với nguyên tắc Adaptive Leadership.
Kết hợp giữa Adaptive Leadership và tầm nhìn xa, một nhà lãnh đạo có thể trở nên xuất sắc hơn, vĩ đại hơn rất nhiều. Vậy, bạn biết gì về tầm nhìn của một quản lý? Hãy cùng tìm hiểu qua Chân dung một leader có tầm nhìn xa để hình dung chính xác về tầm nhìn và khả năng lãnh đạo của một người dẫn dắt tài năng, vừa có tâm lại vừa có tầm nhé!
Để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, hãy thử áp dụng 4 nguyên tắc Adaptive Leadership mà JobOKO giới thiệu và theo dõi, điều chỉnh để thổi một làn gió mới vào công ty, tổ chức của bạn và nâng cao hiệu quả cả trong quản lý nguồn nhân lực và hoạt động, hiệu quả kinh doanh.
MỤC LỤC:
1. Adaptive Leadership (Lãnh đạo thích ứng) là gì?
2. Vì sao cần mô hình lãnh đạo thích ứng?
3. Khám phá 4 nguyên tắc Adaptive Leadership
4. Thách thức trong việc thực hiện nguyên tắc Adaptive Leadership
Đọc thêm: Quy trình chuẩn giúp leader quản lý nhân viên minh bạch, hiệu quả
Đọc thêm: 12 dấu hiệu của leadership tồi - các nhà lãnh đạo cần tránh ngay lập tức