Nguyên tắc xử lý thông tin tiêu cực nơi công sở cho nhà quản lý giỏi

02/02/2022 16:14
Môi trường công sở lành mạnh, an toàn, không có những thông tin tiêu cực sẽ thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên trong công ty. Do đó, với vai trò là nhà quản lý, bạn cần biết cách xử lý, kiểm soát được những thông tin tiêu cực này để nhân viên có điều kiện làm việc, phát triển tốt nhất.

Môi trường làm việc đầy tiêu cực là một thách thức vô cùng lớn đối với bất kỳ nhà quản lý nào. Nếu những thông tin sai lệch, tiêu cực không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của nhân viên cũng như sự phát triển chung của toàn thể công ty. Một nhà lãnh đạo tài ba, một người sếp khéo léo sẽ không chỉ nhìn vào năng suất làm việc của nhân viên. Ngược lại, họ quan tâm đến điều kiện làm việc và luôn chú trọng tạo môi trường làm việc lành mạnh để nhân viên phát triển.

Cách xử lý những thông tin tiêu cực nơi công sở

Nguyên tắc xử lý thông tin tiêu cực nơi công sở

1. Trường hợp tiêu cực nằm trong tầm kiểm soát

Những thông tin tiêu cực xuất hiện trong công ty có thể đến từ rất nhiều nguồn khác nhau. Có thể do chính cách truyền tải thông tin tới nhân viên của các cấp quản lý chưa thật chính xác; nhân viên hiểu sai về chính sách, quy trình làm việc mới của công ty; một cá nhân nào đó không hiểu rõ vấn đề và lan truyền những thông tin tiêu cực hay bất cứ một lý do tương tự nào khác.
Trong trường hợp này, cách tốt nhất là lên kế hoạch và áp dụng quy trình giải quyết có hệ thống càng nhanh càng tốt. Đừng quên làm việc với các bên liên quan một cách tích cực để mau chóng giảm thiểu mọi hậu quả không cần thiết.

  • Thành lập một nhóm chuyên về giải quyết vấn đề, gồm bộ phận quản lý, nhân sự và cả những nhân viên trực tiếp liên quan đến tình huống đang phát sinh.
  • Xác định các nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực đó.
  • Lắng nghe mọi đóng góp cũng như thu hút nhiều người cùng xây dựng kế hoạch hạn chế thông tin tiêu cực và triển khai một cách hiệu quả.
  • Truyền đạt rõ ràng, cụ thể thông tin về vấn đề đang tồn tại và đề xuất giải pháp ở từng bước của kế hoạch.
  • Nhanh chóng áp dụng các giải pháp đã chọn.
  • Định kỳ đánh giá lại hiệu quả của kế hoạch.

2. Trường hợp tiêu cực nằm ngoài tầm kiểm soát

Với những trường hợp như trên, sẽ rất dễ dàng để bạn lãnh đạo các công ty ngồi lại, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp giải quyết phù hợp nhất. Tuy nhiên, mọi chuyện xảy ra không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy. Đôi khi, biểu hiện tiêu cực xuất phát từ những quyết định và vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của một cá nhân.

Với những thông tin tiêu cực nằm ngoài tầm kiểm soát, đâu là cách giải quyết tốt nhất?

Chẳng hạn:

  • Cắt giảm quy mô doanh nghiệp.
  • Nhân viên buộc phải làm ngoài giờ do thiếu hụt nhân sự.
  • Thị trường tuyển dụng đóng băng, không thể tuyển thêm nhân sự mới.
  • Nhân viên nghỉ phép dài ngày.
  • Giảm ngân sách hoạt động.
  • Các quyết định tiêu cực của quản lý cấp trên.

Đây đều là những điều mà không ai mong muốn. Trong những trường hợp như vậy, hãy:

  • Không để bản thân bị "dắt mũi" bởi những tin đồn thất thiệt, chưa được kiểm chứng tại nơi làm việc. Trong trường hợp vấn đề thực sự nằm ở phía bạn, hãy sẵn sàng chia sẻ, đóng góp quan điểm để giải quyết và xây dựng lại lòng tin với những người xung quanh.
  • Đặt ra các câu hỏi để xác định rõ nguyên nhân và phạm vi của vấn đề. Dưới góc nhìn của mỗi người, sự việc sẽ lại được nhìn nhận, đánh giá theo từng cách khác nhau. Do đó, bước đầu tiên và quan trọng nhất là giúp mọi người có cái nhìn bao quát, khách quan hơn để việc giải quyết vấn đề được nhanh chóng, hiệu quả.
  • Lên lịch các cuộc họp, gặp mặt để giải đáp thắc mắc của nhân viên. Đừng để một quyết định truyền xuống dưới mà không ai có thể hiểu được nó để làm gì, nó có tác động như thế nào và kết quả cuối cùng sẽ ra sao.
  • Hãy luôn cố gắng minh bạch mọi thông tin trong công ty để nhân viên có thể hiểu được và làm theo.

Tóm lại, các vấn đề tiêu cực tại nơi làm việc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan. Điểm mấu chốt là phải kịp thời xác định được lý do và cách giải quyết để duy trì môi trường văn hóa công sở lành mạnh, góp phần tạo nên thành công của công việc chung.

MỤC LỤC:
1. Trường hợp tiêu cực nằm trong tầm kiểm soát
2. Trường hợp tiêu cực nằm ngoài tầm kiểm soát

Đọc thêm: Làm sao để tồn tại trong môi trường nơi công sở đầy khắc nghiệt?

Đọc thêm: Bí quyết để sếp lấy được lòng nhân viên

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888