Công việc của Nhân Viên KCS

06/02/2020 11:56
Nhân viên KCS - Nhân viên Kiểm soát Chất lượng Sản phẩm (Quality Control) chịu trách nhiệm giám sát, kiểm soát chất lượng cho gần như tất cả các sản phẩm được sản xuất, bao gồm thực phẩm, dệt may, quần áo, thủy tinh, xe cơ giới, linh kiện điện tử, máy tính và kết cấu thép. Muốn dễ dàng có được việc làm ưng ý thì bạn cần tìm hiểu những vấn đề liên quan đến công việc nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm dưới đây.

Người kiểm soát chất lượng sản phẩm (KCS) được gọi với cái tên khác là nhân viên QC. Muốn có được công việc phù hợp với năng lực và mang đến nguồn thu nhập tốt thì ứng viên nên tìm hiểu kỹ càng từ việc tạo CV xin việc, xem xét kỹ yêu cầu nhân viên KCS ra sao để tự mình trau dồi, cải thiện những kỹ năng bản thân còn thiếu sót. Hơn nữa, để trở thành ứng viên tiềm năng thì bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy được mình có những khả năng nổi bật, khác biệt với ứng viên khác. Đặc biệt, trong quá trình trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên QC thì bạn cũng phải thể hiện cho tốt để thu hút và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé.

Yêu cầu công việc nhân viên KCS là gì?

1. Nhân viên KCS là gì?

Kiểm soát chất lượng là một quá trình mà thông qua đó, doanh nghiệp tìm cách đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm được duy trì hoặc cải thiện bằng cách hạn chế các lỗi xuống mức tối thiểu. Khía cạnh quan trọng nhất của kiểm soát chất lượng là việc chuẩn hoá những quy định ngay từ đầu.

Nhân viên KCS là những người trực tiếp tiến hành quá trình kiểm tra, thẩm định và phát hiện vấn đề của sản phẩm. Họ dựa vào nhiều công cụ khác nhau để thực hiện công việc. Tuỳ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, nhân viên KCS có thể dùng công cụ cầm tay như thước cặp, thước đo hay các công cụ tự động hoá như máy đo tọa độ (CMM) và máy quét ba chiều (3D). Họ cũng có thể sử dụng vôn kế, ampe kế để kiểm tra các thiết bị điện.

Sau đó, các nhân viên KCS sẽ ghi lại kết quả kiểm tra của họ thông qua báo cáo thử nghiệm. Khi tìm ra lỗi, họ thông báo cho người giám sát và giúp phân tích tình huống cũng như khắc phục vấn đề sản xuất. Ở những công ty lớn, quy trình kiểm tra hoàn toàn tự động, với các hệ thống tiên tiến được cài đặt tại một hoặc một vài điểm trong quy trình sản xuất. Lúc này, nhân viên KCS sẽ phụ trách giám sát thiết bị, xem xét đầu ra và kiểm tra ngẫu nhiên sản phẩm.

Quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm có thể khác nhau tuỳ theo ngành sản xuất. Ví dụ như, trong sản xuất thực phẩm và dược phẩm, kiểm soát chất lượng bao gồm đảm bảo sản phẩm không làm cho người tiêu dùng bị bệnh, vì vậy nhân viên KCS phải kiểm tra chỉ số hóa học và vi sinh của các mẫu từ dây chuyền sản xuất.

2. Công việc của nhân viên KCS

  • Đọc bản thiết kế và thông số kỹ thuật/thành phần của sản phẩm.
  • Giám sát hoạt động sản xuất để đảm bảo dây chuyền đáp ứng các tiêu chuẩn.
  • Đề nghị điều chỉnh quy trình lắp ráp hoặc sản xuất.
  • Kiểm tra, thử nghiệm, đo lường vật liệu hoặc sản phẩm được sản xuất.
  • Vận hành thiết bị và phần mềm kiểm tra điện tử.
  • Chấp nhận hoặc từ chối phân phối các sản phẩm đã hoàn thành.
  • Loại bỏ tất cả các sản phẩm và vật liệu không đáp ứng thông số kỹ thuật.
  • Báo cáo các dữ liệu được thử nghiệm như trọng lượng, nhiệt độ, cấp độ, độ ẩm và số lượng sản phẩm.
  • Xem xét các nguyên vật liệu mới được chuyển đến bằng cách xác nhận thông số kỹ thuật, tiến hành kiểm tra trực quan, đo lường, trả lại các vật liệu không đủ tiêu chuẩn.
  • Tạo và lưu trữ tài liệu liên quan đến sản phẩm, cập nhật kết quả kiểm tra bằng cách hoàn thành các báo cáo theo định kỳ.
  • Duy trì môi trường làm việc an toàn bằng cách tuân theo các tiêu chuẩn, quy trình và quy định của pháp luật.

3. Yêu cầu chuyên môn và kỹ năng với vị trí nhân viên KCS

Yêu cầu về trình độ chuyên môn của nhân viên KCS tương đối linh động, phụ thuộc vào lĩnh vực sản xuất và từng doanh nghiệp. Thông thường, ở vị trí cao cấp, bằng cử nhân là bắt buộc. Trong khi đó, nhân viên KCS chỉ thực hiện các kiểm tra đơn giản đánh giá sản phẩm đạt/không đạt có thể chỉ cần tốt nghiệp trung học và tham gia khoá đào tạo cơ bản là đủ.

Những người có kinh nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm sinh học/khoa học tự nhiên cũng có thể được đánh giá cao hơn, vì họ có kỹ năng phân tích hiệu quả, quen thuộc hơn với các thiết bị. Việc đào tạo cho các nhân viên KCS mới có thể bao gồm sử dụng các máy đo, máy tính và các dụng cụ đặc biệt khác; kỹ thuật kiểm soát chất lượng như Six Sigma; đọc bản thiết kế; sự an toàn và viết báo cáo.

Nhân viên KCS cần có những kỹ năng gì?

Những kỹ năng quan trọng với nhân viên KCS bao gồm:
  • Khéo léo: Nhân viên KCS phải nhanh chóng phát hiện và loại bỏ các bộ phẩn hoặc sản phẩm không đủ tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất.
  • Kỹ năng toán học: Kỹ năng toán học và kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản rất quan trọng vì các thông số kỹ thuật đo lường, hiệu chuẩn và tính toán là những phần chính trong công việc của nhân viên KCS.
  • Kỹ năng cơ khí: Nhân viên KCS sẽ sử dụng các công cụ và máy móc chuyên dụng khi kiểm tra sản phẩm.
  • Thể lực: Nhân viên KCS thường phải đứng trong thời gian dài, đôi khi phải nâng vật nặng, vì vậy, họ phải ở trong tình trạng thể chất tốt.
  • Kỹ năng công nghệ: Có kỹ năng công nghệ tốt sẽ giúp nhân viên KCS hiểu bản thiết kế, tài liệu kỹ thuật/chuyên môn và hướng dẫn sử dụng, từ đó đảm bảo rằng sản phẩm/thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng.

4. Nghề nghiệp liên quan đến công việc nhân viên KCS

  • Thanh tra xây dựng (Construction and Building Inspector): Thanh tra xây dựng là những người đảm bảo rằng công trình đáp ứng các quy tắc và pháp lệnh xây dựng của địa phương, nhà nước, quy định phân vùng và thông số kỹ thuật của hợp đồng.
  • Kỹ thuật viên công nghiệp (Industrial Engineering Technician): Kỹ thuật viên kỹ thuật công nghiệp hỗ trợ kỹ sư công nghiệp phát minh ra các hệ thống tích hợp hiệu quả, bố trí máy móc và thiết bị, lập kế hoạch công việc, tiến hành nghiên cứu sản xuất thống kê và phân tích chi phí sản xuất.
  • Kỹ sư công nghiệp (Industrial Engineer): Kỹ sư công nghiệp tìm cách loại bỏ sự lãng phí trong quy trình sản xuất thông qua các hệ thống tích hợp hiệu quả giữa công nhân, máy móc, vật liệu, thông tin và năng lượng.

Sau khi nắm được những gì mà nhân viên QC/KCS cần làm mỗi ngày, nếu bạn yêu thích và thấy bản thân phù hợp thì hãy nhanh tay gửi CV tới nhà tuyển dụng. Nếu bạn có cơ hội được hẹn phỏng vấn thì kinh nghiệm trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên QC sẽ rất hữu ích. Hy vọng bạn sẽ nhanh chóng tìm kiếm được việc làm có thu nhập tốt, cơ hội thăng tiến cao.

Nếu bạn là ứng viên đang có nhu cầu tìm việc làm quản lý chất lượng hay nhân viên KCS, nhân viên QA, QC... thì hãy tham khảo danh sách việc làm được cập nhật trên Joboko.com để lựa chọn cho mình công việc phù hợp nhất. Tại blog việc làm các bạn còn dễ dàng có thêm kinh nghiệm ứng tuyển hay tạo CV, nộp hồ sơ xin việc ấn tượng đến nhà tuyển dụng.
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888