Phân biệt vai trò Chuyên viên Marketing và Điều phối viên Marketing

05/01/2022 13:30
Có nhiều vai trò liên quan tới việc làm tiếp thị, trong đó nổi bật là Chuyên viên Marketing và Điều phối viên Marketing. Hai vị trí này có những điểm giống và khác nhau khiến nhiều người tìm việc làm dễ nhầm lẫn. Nắm được cách phân biệt JOBOKO chia sẻ, ứng viên sẽ có thể lựa chọn được việc làm Marketing như ý muốn.

Khi nói đến các vị trí công việc trong ngành tiếp thị, đa số mọi người đều nghĩ ngay đến Nhân viên/Chuyên viên Marketing. Tuy nhiên, Điều phối viên Marketing cũng là một vai trò khác có những điểm giống và khác với Chuyên viên Marketing. Vậy cụ thể thì đặc điểm của hai vai trò này là gì? Khác nhau như thế nào?

MỤC LỤC:
1. Công việc của Chuyên viên Marketing
2. Công việc của Điều phối viên Marketing
3. Điểm khác biệt giữa Chuyên viên Marketing và Điều phối viên Marketing

phan biet vai tro chuyen vien marketing va dieu phoi vien marketing

So sánh sự khác nhau giữa Chuyên viên Marketing và Điều phối viên Marketing

1. Công việc của Chuyên viên Marketing

Chuyên viên Marketing (Marketing Specialist) làm việc trong các agency hoặc bộ phận tiếp thị của doanh nghiệp. Công việc của Chuyên viên Marketing chủ yếu là phối hợp với các thành viên trong nhóm hoàn thành các chiến dịch tiếp thị, hợp tác với bộ phận bán hàng và phát triển kinh doanh để xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ chính của một Chuyên viên Marketing là sử dụng kiến thức, chuyên môn cá nhân cũng như các chiến lược SEO để thu hút khách hàng tiềm năng truy cập trang web, mạng xã hội của công ty. Họ cũng có thể chịu trách nhiệm viết content trên blog hoặc thiết kế đồ họa thông tin (infographic) để sản xuất tài liệu phục vụ cho chiến dịch tiếp thị. Cụ thể:

  • Tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định xu hướng khách hàng, chiến lược của đối thủ cạnh tranh và dữ liệu về nhân khẩu học (demographic).
  • Đề xuất ý tưởng xây dựng thương hiệu, thiết kế đồ họa, tài liệu quảng cáo và bản sao quảng cáo.
  • Khám phá các kênh tiếp thị và quảng cáo hiệu quả, bao gồm cả những nền tảng truyền thông được sử dụng để truyền tải thông điệp sản phẩm đến khách hàng.
  • Đánh giá hiệu suất của các chiến lược tiếp thị thông qua những chỉ số đánh giá hiệu quả công việc.
  • Xây dựng các chiến dịch tiếp thị sáng tạo dựa vào nguồn dữ liệu cũng như trình bày những đề xuất này lên cấp trên.
  • Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng mới và hiện tại thông qua mạng lưới tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
  • Thiết lập mục tiêu dài hạn nhằm tiếp cận khách hàng thông qua các kênh tiếp thị phù hợp.

Đọc thêm: Muốn thăng tiến, chuyên viên marketing không thể thiếu kỹ năng mềm

Trước khi gửi CV xin việc Chuyên viên Marketing hay Điều phối viên Marketing thì ứng viên cần nắm rõ về yêu cầu công việc của từng vị trí. Tùy theo khả năng cũng như sở thích mà ứng viên lựa chọn cho mình việc làm phù hợp. Các mẫu CV ứng tuyển chuyên viên marketing được JOBOKO cập nhật mới nhất, bạn hãy tham khảo và sử dụng để quá trình ứng tuyển đạt hiệu quả cao nhé.

2. Công việc của Điều phối viên Marketing

Trong khi đó, Điều phối viên Marketing (Marketing Coordinator) có nhiệm vụ hỗ trợ cho kế hoạch tiếp thị toàn diện của một công ty hoặc thương hiệu nào đó. Ví dụ, đó có thể là quản lý phương tiện truyền thông, tiếp thị trực tiếp, tiếp thị sự kiện và xây dựng trang web. Ngoài ra, họ còn cung cấp tài liệu để phát triển nội dung, hỗ trợ xác minh dữ liệu và bố trí các sản phẩm quảng cáo.
Cụ thể những công việc chính của một điều phối viên Marketing là:

  • Thực hiện nghiên cứu bối cảnh cạnh tranh, xu hướng thị trường, hành vi khách hàng rồi chuẩn bị báo cáo bằng cách thu thập, tóm tắt và phân tích dữ liệu.
  • Hỗ trợ Trưởng phòng/Giám đốc Marketing trong việc thiết lập và đánh giá kế hoạch tiếp thị bằng cách phân tích và tập hợp các dự báo bán hàng, cập nhật lịch trình cũng như tổ chức và lập kế hoạch các buổi thuyết trình quảng cáo.
  • Truyền đạt sản phẩm bàn giao, mục tiêu và kế hoạch chi tiết cho mọi người trong nhóm.
  • Lập kế hoạch và quản lý các cuộc triển lãm thương mại, hội nghị, sự kiện bằng cách xác định yêu cầu, điều phối nhiệm vụ và lịch trình, liên hệ với các đối tượng hướng đến.
  • Duy trì danh mục tài liệu hỗ trợ bán hàng để đảm bảo mọi nguồn lực đều chính xác và cập nhật; xây dựng tài liệu mới khi cần thiết.
  • Liên tục tìm kiếm và nghiên cứu các nguồn khách hàng tiềm năng, đồng thời đưa ra nhiều đề xuất cho cấp trên và đội ngũ bán hàng.

phan biet vai tro chuyen vien marketing va dieu phoi vien marketing 2

Nhiệm vụ thường làm của Điều phối viên Marketing là gì?

3. Điểm khác biệt giữa Chuyên viên Marketing và Điều phối viên Marketing

3.1. Về công việc

Có thể thấy, các nhiệm vụ chủ yếu của Chuyên viên Marketing và Điều phối viên Marketing đều xoay quanh công việc tiếp thị, nhằm xây dựng thương hiệu, quảng bá, truyền thông hiệu quả cho các sản phẩm và dịch vụ, từ đó thúc đẩy nhận diện cũng như nâng cao hiệu suất kinh doanh. Tuy nhiên, 2 vị trí này cũng có nhiều điểm khác biệt nhất định.
Sự khác biệt lớn nhất của hai vị trí này nằm ở thâm niên và phạm vi công việc của họ. Cụ thể, các Chuyên viên Marketing thường nắm giữ vai trò cao hơn so với Điều phối viên Marketing. Họ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và giám sát các chiến dịch tiếp thị. Ngược lại, Điều phối viên Marketing sẽ cung cấp hỗ trợ về mặt hành chính cho chuyên viên Marketing cũng như các bên liên quan bằng cách thực hiện nghiên cứu thị trường, liên hệ với chuyên gia freelance và sắp xếp danh sách email cho các chiến dịch email marketing.

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên Marketing

3.2. Về mức lương

Mức lương trung bình của Chuyên viên Marketing là từ khoảng 8 - 14 triệu/tháng, cao nhất có thể lên tới gần 34 triệu/tháng. Trong khi, Điều phối viên Marketing có thu nhập khoảng 7 - 9 triệu/tháng, với những người có kinh nghiệm là khoảng 10 - 15 triệu/tháng và cao nhất sẽ lên đến khoảng 25 triệu/tháng.
Như vậy, thực tế thì mức lương của 2 vị trí này không chênh nhau quá nhiều nhưng các yêu cầu và triển vọng nghề nghiệp của từng vai trò sẽ khác biệt. Nhìn chung, dù bắt đầu với vị trí nào, bạn cũng sẽ có cơ hội thăng tiến nếu như chứng minh được năng lực.
Cả hai vị trí Chuyên viên Marketing và Điều phối viên Marketing đều đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của một công ty. Điểm khác biệt lớn nhất chính là thâm niên và phạm vi nhiệm vụ giữa hai chức vụ này. Do đó, nắm chắc trách nhiệm của từng công việc sẽ giúp bạn xác định được đâu là ngành nghề phù hợp với bản thân mình nhất.

tin mới

Mô tả công việc của Giám Đốc Marketing

Vị trí Giám đốc Marketing là người đảm nhận vai trò chủ đạo trong việc quản lý và thực hiện các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Nếu đang quan tâm tới vị trí này, bạn có thể tham khảo mô tả công việc của Giám Đốc Marketing tại JobOKO.

06/02/2024 19:56

Mô tả công việc của Giám Đốc Marketing

Top 10 việc làm tốt lương cao lĩnh vực Marketing

Marketing có thể nói là một lĩnh vực khá thú vị và tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm tốt lương cao. Cho dù năng lực chuyên môn của bạn đang ở mức nào, những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn ít nhiều ra sao thì bạn vẫn có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp.

27/09/2022 04:59

Top 10 việc làm tốt lương cao lĩnh vực Marketing

Kinh nghiệm xin việc Thực tập sinh Digital marketing

Xin việc làm thực tập sinh digital marketing là một sự lựa chọn khá lý tưởng cho những ai đang học marketing, chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc muốn chuyển nghề sang một lĩnh vực thú vị, cạnh tranh nhưng năng động bậc nhất hiện nay.

14/09/2022 09:18

Kinh nghiệm xin việc Thực tập sinh Digital marketing

Phác họa chân dung một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp

Các cơ hội việc làm trong lĩnh vực Digital Marketing luôn rộng mở, chấp nhận cả ứng viên chưa có kinh nghiệm hay làm trái ngành. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thích nghi, theo kịp trong nghề này. Chân dung của một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp sẽ được tạo nên từ nhiều yếu tố quan trọng bậc nhất mà không phải ai cũng biết.

11/09/2022 01:18

Phác họa chân dung một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp

Công việc của nhân viên Content Marketing là gì?

Vị trí nhân viên Content Marketing được rất nhiều ứng viên quan tâm. Tuy không phải là vị trí mới nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn khi chọn nghề này vì không hiểu rõ về yêu cầu công việc, mức lương và cơ hội việc làm ra sao.

08/09/2022 13:00

Công việc của nhân viên Content Marketing là gì?

Những kỹ năng cần có của một nhân viên marketing

Nhân viên marketing hiện đang là vị trí công việc quan trọng, không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, một chiến dịch marketing hiệu quả đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức liên quan. Để tiếp thị thành công sản phẩm và dịch vụ của bạn đến với người dùng, bạn cần cải thiện kỹ năng của chính mình hoặc các thành viên trong nhóm. Dưới đây là 3 kỹ năng quan trọng dành cho nhân viên marketing giúp bạn tin tưởng vào khả năng của nhân viên trước khi bắt đầu bất cứ chiến dịch marketing nào.

04/09/2022 13:58

Những kỹ năng cần có của một nhân viên marketing

Kỹ năng cần có của Trợ lý marketing

Trợ lý Marketing là vị trí không yêu cầu quá cao và được cho là đơn giản nhất trong các việc làm ngành Marketing. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành tốt công việc, đáp ứng đủ tiêu chí lựa chọn, Trợ lý Marketing cũng cần có những kỹ năng cần thiết.

26/04/2022 08:30

Kỹ năng cần có của Trợ lý marketing

Kinh nghiệm "bắt trend" cực đỉnh cho các marketer

Marketing được xem là một trong những nghề năng động nhất vì luôn đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng "bắt trend" cực đỉnh. Nói cách khác, nếu không nhanh chóng nắm bắt thị hiếu khách hàng thì rất khó để tồn tại trong lĩnh vực này.

21/04/2022 13:30

Kinh nghiệm "bắt trend" cực đỉnh cho các marketer

Ngành marketing có những vai trò nào? có dễ xin việc không?

Marketing là một ngành năng động và có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhiều cơ hội việc làm và mức thu nhập cao. Tìm hiểu về các công việc trong ngành marketing, những cơ hội, mức lương và triển vọng phát triển sẽ giúp các bạn quyết định xem có nên chọn con đường sự nghiệp này hay không.

17/04/2022 14:30

Ngành marketing có những vai trò nào? có dễ xin việc không?

Phân biệt Telesales với Telemarketing: Khác nhau ở đâu? nên ứng tuyển vị trí nào?

Telesales và Telemarketing là hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn. Hiểu rõ về các vai trò này, so sánh các điều kiện, triển vọng cũng là một cách để bạn ra quyết định nên ứng tuyển vị trí nào phù hợp với mình.

12/04/2022 17:00

Phân biệt Telesales với Telemarketing: Khác nhau ở đâu? nên ứng tuyển vị trí nào?
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.