Thuật ngữ Promotion được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và mang ý nghĩa khác nhau. Vậy trong bài viết dưới đây bạn đọc cùng Joboko.com tìm hiểu xem Promotion là gì nhé.
Trong kinh doanh, để có thể để lại ấn tượng sâu sắc trong mắt người tiêu dùng thì việc quảng cáo, xúc tiến và ưu đãi là một điểm nhấn vô cùng quan trọng và những điều đó được gọi chung là Promotion. Promotion chính là một khâu rất quan trọng giúp thúc đẩy người tiêu dùng biết tới thương hiệu.
Tầm quan trọng của Promotion trong Marketing
1.1 Promotion trong Marketing
Promotion trong Marketing là phương thức giao tiếp giữa một bên là người tiêu dùng và một bên là người bán hàng. Trong đó, người bán sẽ dùng các chiến lược quảng bá để thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Chiến dịch quảng bá không những giúp sản phẩm tiếp cận được đến nhiều đối tượng hơn mà còn giúp doanh nghiệp để lại ấn tượng tốt đối với người dùng cũng như tạo một tệp khách hàng trung thành về lâu dài.
Cần 4 yếu tố cơ bản để quảng bá một sản phẩm thành công, đó là: giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, chiến dịch quảng bá và thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp cần sử dụng phương thức quảng bá hợp lý để tối ưu hóa số lượng sản phẩm bán ra và doanh thu của mình. Một số hình thức quảng bá phổ biến có thể tham khảo như tiếp thị trực tiếp, quảng cáo, áp dụng các ưu đãi giảm giá hoặc, trên quy mô rộng hơn, là tiếp thị sản phẩm tại các sự kiện, triển lãm hay các buổi trao đổi giao dịch.
1.2. Promotion trong các lĩnh vực khác
Ngoài ra Promotion còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:
- Trong lĩnh vực nghề nghiệp: Promotion được hiểu là sự thăng tiến, thăng chức.
- Lĩnh vực kinh tế: Xúc tiến, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng: Tiến cử.
- Lĩnh vực toán, tin học: Tăng cấp.
Promotional Marketing là hoạt động cung cấp thông tin của một nhãn hàng, sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đến với một lượng lớn khách hàng tiềm năng với mục đích nâng cao nhận diện thương hiệu và doanh số bán hàng.
Trước hết, ta cần phải làm rõ khái niệm của hai thuật ngữ này:
- Marketing có thể coi là khâu chuẩn bị để mang sản phẩm tới người tiêu dùng qua phân tích nhu cầu khách hàng và đánh giá chất lượng các sản phẩm cạnh tranh đang có trên thị trường. Quy trình này có mục đích là chế tạo, thử nghiệm, định giá và phân phối sản phẩm.
- Promotion là một trong 4P của chiến lược marketing (Price - giá cả, Product - sản phẩm, Promotion - quảng bá và Place - thị trường), cần phải có chiến lược cụ thể và kĩ thuật bài bản để tiếp cận hiệu quả với đối tượng khách hàng tiềm năng của sản phẩm. Mục đích của promotion là giới thiệu và khẳng định chất riêng của sản phẩm tới người dùng, từ đó kích "cầu" giúp tăng doanh thu.
Promotion Marketing được thực hiện nhằm mục đích gì?
Để chiến dịch Promotion Marketing thành công, bạn cần xác định rõ mục tiêu của mình. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn tham khảo:
4.1. Quảng bá sản phẩm và dịch vụ mới
Nếu có chiến lược quảng bá tốt, sản phẩm của bạn hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các thương hiệu sẵn có trên thị trường.
4.2. Xây dựng hình ảnh thương hiệu
Hình ảnh thương hiệu giúp khách hàng nhớ đến sản phẩm mang tính đặc trưng của bạn. Việc xây dựng thương hiệu sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp dễ tiếp cận hơn khi mà thị trường đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
4.3. Cung cấp thông tin đến khách hàng
Tận dụng quảng bá tiếp thị để cung cấp thông tin, những thay đổi của sản phẩm hoặc chính sách doanh nghiệp là vô cùng cần thiết.
4.4. Khẳng định tính ưu việt của sản phẩm
Trong một nền kinh tế thị trường có quá nhiều đối thủ như hiện nay, doanh nghiệp nên có những nước đi chiến lược quảng bá sản phẩm với tầm nhìn dài hạn, như vậy mới có thể phát triển lâu dài.
4.5. Thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm
Nếu biết cách vận dụng hợp lý nhiều chiến lược quảng bá, từ tiếp thị trực tiếp đến các loại hình quảng cáo, doanh nghiệp sẽ dễ dàng có thể kích "cầu", tăng lượng người mua sản phẩm của mình.
- Tiếp thị trực tiếp: Đây là hình thức tiếp thị 1:1 với khách hàng tiềm năng. Tuy tốn kém, nhưng nếu thực hiện đúng cách sẽ mang lại hiệu quả rất lớn.
- Sử dụng quảng cáo: Từ trước tới nay quảng cáo vẫn luôn là công cụ hữu hiệu giúp phổ biến rộng rãi hình ảnh của một thương hiệu. Một chiến lược quảng cáo tốt với thông điệp cụ thể, rõ ràng sẽ không chỉ giữ chân người dùng trung thành mà còn chinh phục thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
- Tiếp thị sử dụng nền tảng trực tuyến: Khác với quảng cáo, hình thức tiếp thị này nhắm tới các đối tượng có quan tâm tới nhãn hàng hoặc sản phẩm qua các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội và thư email.
- Khuyến mãi: Loại hình này giúp thúc đẩy số lượng mua hàng bằng cách tặng khách hàng các mã giảm giá, miễn phí vận chuyển hoặc tặng quà khi mua hàng,...
- Thu thập phản hồi khách hàng: Qua phân tích và đánh giá thái độ của khách hàng với sản phẩm, doanh nghiệp có thể phát hiện ra các đánh giá tiêu cực, từ đó thiết lập kế hoạch xây dựng hình ảnh thương hiệu của sản phẩm hiệu quả và đáng tin cậy hơn.
Promotion Marketing có những hình thức nào hiệu quả?
Để hạn chế những tổn thất về mặt tài chính, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị sẵn một bản kế hoạch tiếp thị sản phẩm thật rõ ràng, cụ thể. Bạn đọc có thể tham khảo một vài chiến lược gợi ý dưới đây để tìm ra cho mình hướng đi phù hợp nhất.
- Tiếp thị qua Email: Bạn có biết rằng 1 USD bỏ ra cho việc tiếp thị qua email sẽ thu về 44 USD lợi nhuận? Người dùng có thể tận dụng email để gửi lời mời khách hàng tới tham dự sự kiện, để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ mới, ... Hơn nữa, một loạt các công cụ hữu ích khác của email sẽ giúp bạn làm việc này hiệu quả hơn nhiều như: email giao dịch giúp bạn giữ chân và tăng độ tin cậy nơi khách hàng; email giỏ hàng chưa mua và sau mua giúp đẩy mạnh doanh số bán hàng, email kích hoạt tự động giúp liên lạc với khách hàng dễ dàng hơn.
- Tiếp thị qua mạng xã hội: Khi nhắc đến mạng xã hội, chắc chắn ta không thể bỏ qua các kênh vô cùng phổ biến như Facebook hay Instagram mà ở đó, khách hàng tiềm năng dành thời gian tìm kiếm các đánh giá và hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp, thậm chí họ còn có thể liên lạc với đại diện nhãn hàng để hỏi thêm thông tin chi tiết. Vậy nên hãy tận dụng nền tảng này, khuyến khích người dùng để lại đánh giá sản phẩm và áp dụng các chiến dịch quảng cáo phù hợp. Bạn cũng không nên bỏ qua chatbots - công cụ vô cùng hữu ích giúp tự động giải đáp những câu hỏi thường gặp của người dùng 24/7 và tổng hợp đơn hàng hiệu quả.
- Chiến lược tiếp thị nội dung: Người dùng rất ưa chuộng những bài viết có nội dung thực sự chất lượng giúp họ giải đáp những vấn đề mà họ thắc mắc, hoặc cung cấp thêm thông tin và các mẹo hữu ích. Vậy nên hãy lập một trang blog chuyên viết về thương hiệu sản phẩm của bạn và đăng tải các bài viết giải đáp những vấn đề được nhiều người dùng quan tâm nhất, đó có thể là các dạng bài hướng dẫn sử dụng, phỏng vấn với các chuyên gia hàng đầu trong ngành,...
- Chiến lược sử dụng Influencer: Khách hàng không thực sự tin tưởng sản phẩm của thương hiệu nào cho đến khi thấy được đánh giá từ người khác. Do vậy, doanh nghiệp có thể tìm những người có tầm ảnh hưởng (influencer) có độ phủ sóng rộng với công chúng vì khi đó, quan điểm của họ sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới hành vi tiêu dùng của rất nhiều người mua. Nếu may mắn có một influencer đã trải nghiệm và yêu thích sản phẩm của bạn, hãy chủ động đề nghị họ làm đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp. Hay như bạn đang có ý định tìm kiếm một Influencer thì Instagram hashtags là công cụ vô cùng hữu hiệu sẽ giúp ích nhiều cho bạn.
- Tiếp thị qua lời giới thiệu: 92% khách hàng tin tưởng vào đánh giá của bạn bè thay vì bất cứ loại hình quảng cáo nào, vì vậy không quá khi nói những lời truyền miệng chính là chiến lược quảng bá sản phẩm hiệu quả nhất. Để tăng tỉ lệ khách hàng giới thiệu sản phẩm của bạn tới người dùng khác, hãy sử dụng các chương trình khuyến mãi như giảm giá hoặc tặng thưởng. Kết quả sẽ cho bạn thấy không chỉ doanh số bán hàng mà số lượng khách hàng trung thành cũng sẽ tăng lên đáng kể và chắc chắn độ nhận diện thương hiệu sẽ được cải thiện.
Tóm lại, Promotion đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và duy trì khả năng cạnh tranh với đối thủ. Với những thông tin được đưa ra trong bài viết, Joboko.com hy vọng bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về thuật ngữ này và có những chiến lược Promotion phù hợp với doanh nghiệp của mình.
MỤC LỤC:
1. Promotion là gì?
2. Promotional Marketing là gì?
3. Phân biệt giữa Promotion và Marketing
4. Mục đích của Promotion Marketing
5. Các phương thức Promotion Marketing
6. Các chiến lược Promotion Marketing
Đọc thêm: Cross Channel Marketing là gì? triển khai như thế nào?
Đọc thêm: Influencer là gì? làm sao để kiếm được tiền?