Hiểu đúng về Psychological safety để xây dựng môi trường công sở lành mạnh, thúc đẩy nhân viên

04/02/2022 20:49
Khi nói đến an toàn ở nơi làm việc, nhiều người chỉ nghĩ về an toàn vật lý, sao cho không có hoặc hạn chế tai nạn lao động. Tuy nhiên, an toàn về mặt tâm lý (Psychological safety) cũng quan trọng không kém vì nó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của nhân viên.
Áp lực tâm lý của người trưởng thành trong xã hội hiện đại được cho là lớn hơn trước đây rất nhiều, đặc biệt là trong những môi trường làm việc khắc nghiệt hoặc môi trường công sở nhiều "drama". Không dễ gì để tất cả nhân viên đều được đảm bảo có một tâm lý khỏe mạnh để làm việc, cống hiến nhưng người quản lý vẫn có thể thông qua nhiều biện pháp khác nhau để họ cảm thấy có Psychological safety.

Làm thế nào để tạo cảm giác an toàn trong công việc?

I. Psychological safety là gì?

Cảm giác an toàn (Psychological safety) là khi nhân viên dám thể hiện ý kiến và quan điểm của mình trước các vấn đề xảy ra trong công ty. Chúng còn được thể hiện ở việc bạn cảm thấy thoải mái, tự tin là chính mình, có trách nhiệm, dám đưa ra câu hỏi, chấp nhận rủi ro, đối xử một cách chân thành với đồng nghiệp và cấp trên. Bạn không sợ bị phạt ngay cả khi mình phạm lỗi hay góp ý quá thẳng thắn.

II. Tầm quan trọng của cảm giác an toàn nơi công sở

Cảm giác an toàn có vai trò vô cùng quan trọng giúp đảm bảo sự hài lòng, tinh thần làm việc thoải mái và cả hiệu quả làm việc của nhân viên. Để làm việc nhóm hiệu quả, không quan trọng là chúng ta làm việc với ai mà điều quan trọng là cách thức chúng ta làm việc. Một nhóm như thế nào là một nhóm làm việc hiệu quả?
Đó là một nhóm mà các thành viên luôn có cảm giác an toàn, họ dám chấp nhận rủi ro từ các thành viên khác. Họ không phải lo sợ rằng các thành viên khác sẽ làm bất cứ ai mất mặt hay chỉ trích khi họ nhận lỗi hay chỉ đơn giản là đưa ra câu hỏi hay đề xuất ý tưởng mới.
An toàn về mặt tâm lý là khi nhân viên không cảm thấy bị đe dọa bởi bất kỳ yếu tố nào; họ cởi mở, năng động và sáng tạo hơn. Do có lòng tin với mọi người trong công ty nên mối quan hệ giữa nhân viên với người quản lý sẽ gần gũi, thoải mái hơn.
Nếu nhân viên thiếu đi cảm giác an toàn, họ sẽ giữ im lặng và không dám bày tỏ ý kiến của mình trước bất kỳ sự việc gì. Khi công ty rơi vào tình huống khó khăn sẽ không có ai dám đưa ra đề xuất nhằm cải thiện tình hình. Về lâu dài, việc này sẽ dẫn đến những tổn thất lớn đối với công ty.
Một ví dụ điển hình dẫn đến thất bại của các doanh nghiệp là khi các nhân viên sale không dám đưa ra ý kiến, họ chấp nhận mọi chiến lược và mục tiêu bán hàng phi thực tế mà quản lý đưa ra.

III. Cách tạo cảm giác an toàn trong công việc cho nhân viên

1. Trở thành tấm gương cho mọi người

Cho dù bạn không phải là người lãnh đạo nhóm, hãy tiên phong trong việc làm tấm gương cho mọi người. Hãy tôn trọng mọi người, cởi mở trong các cuộc thảo luận và đưa ra những gợi ý giàu tính đóng góp.

2. Thể hiện quan điểm của mình

Các thành viên trong một nhóm mà ở đó họ cảm thấy an toàn sẽ tự tin bày tỏ quan điểm của mình. Khi họ cảm thấy thoải mái khám phá những điều mới mẻ và đặt câu hỏi thì bất kể trong tình huống khó khăn như thế nào, họ cũng có thể đưa ra những ý tưởng sáng tạo mới.
Các thành viên trong nhóm cũng nên cảm thấy họ được những người khác lắng nghe. Cách tốt nhất để thể hiện điều đó là hãy đặt câu hỏi và đưa ra ý kiến cá nhân vì chỉ khi bạn chăm chú lắng nghe, bạn mới có thể đưa ra những câu hỏi có liên quan.

Vai trò của cảm giác an toàn đối với nhân viên văn phòng

3. Ủng hộ văn hóa thẳng thắn góp ý

Các thành viên trong nhóm muốn được lắng nghe và họ không nên sợ rằng những góp ý thẳng thắn sẽ khiến họ gặp rắc rối. Bạn có thể thể hiện sự đồng tình với họ bằng cách yêu cầu họ hay mọi người đưa ra các giải pháp phù hợp.
Bằng cách yêu cầu mọi người đưa ra ý kiến đóng góp, bạn đã mở đầu cuộc trò chuyện và giúp các thành viên khác trong nhóm cảm thấy thoải mái khi bày tỏ quan điểm cá nhân.

4. Hỗ trợ và tôn trọng các thành viên trong nhóm

Sự tôn trọng là yếu tố không thể thiếu khi nói đến cảm giác an toàn. Mọi người không chỉ muốn được lắng nghe mà họ còn muốn được tôn trọng. Hãy làm cho các thành viên trong nhóm cảm thấy họ được tôn trọng bằng cách lắng nghe và ghi nhận ý kiến của họ.
Bạn cũng nên nhớ rằng quá trình tạo dựng cảm giác an toàn sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều. Nhưng nếu bạn luôn để tâm đến nó, bạn sẽ dần dần lấy được lòng tin từ mọi người. Cảm giác an toàn ở nơi làm việc là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp nhân viên làm việc hiệu quả và giúp họ cảm thấy thoải mái hơn, yêu thích nơi làm việc hơn. Đó cũng là một yếu tố giúp giữ chân nhân tài mà các quản lý hay lãnh đạo trong bất cứ công ty nào đều phải nắm được.

Cách để trở thành người biết lắng nghe tại nơi làm việc

Để có sự tôn trọng và quý mến từ nhân viên, các vị quản lý không chỉ cần biết lắng nghe mà còn phải khích lệ họ đưa ra ý kiến cá nhân mình, góp phần mang đến hiệu quả công việc tốt hơn. Bạn có thể tham khảo cách để trở thành người biết lắng nghe trong bài viết dưới đây để áp dụng sao cho có kết quả tích cực.

MỤC LỤC:
I. Psychological safety là gì?
II. Tầm quan trọng của cảm giác an toàn nơi công sở
III. Cách tạo cảm giác an toàn trong công việc cho nhân viên

Đọc thêm: Làm thế nào để trở nên tự tin hơn trong công việc?

Đọc thêm: Bí quyết để được đồng nghiệp tôn trọng và yêu mến

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888