Đi thực tập thường làm những công việc gì? có học hỏi được nhiều không?

20/12/2022 01:59
Nhiều người cho rằng công việc của thực tập sinh chủ yếu là pha trà nước hay in ấn tài liệu, những công việc không liên quan gì đến chuyên ngành của họ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác. Nhân viên thực tập cũng có cơ hội được giao các công việc thực tập chuyên môn để rèn luyện những kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này.

Kỳ thực tập là một trong những trải nghiệm hữu ích dành cho sinh viên sắp ra trường, những người chưa từng được tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Mặc dù các kỳ thực tập chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, song thực tập sinh có thể học hỏi được những kinh nghiệm quý giá từ những người đi trước. Vậy trong các công ty, thực tập sinh thường phụ trách những công việc gì?

Lợi ích của việc trở thành thực tập sinh là gì?

Thực tập là làm gì? Kinh nghiệm học được từ thực tập

1. Hỗ trợ các công việc hàng ngày

Là thực tập sinh, bạn sẽ ít khi được phụ trách các dự án quan trọng hay mang tính chuyên môn cao. Bạn cần thời gian để làm quen và thành thạo công việc. Thay vào đó, quản lý của bạn sẽ giao cho bạn những nhiệm vụ nhỏ để giúp bạn hiểu rõ hơn về công ty cũng như đánh giá và cải thiện các kỹ năng của bạn.
Thực tập sinh sẽ:

  • Thực hiện công việc văn thư: Ghi chú, sắp xếp, phân loại tài liệu, tạo slide thuyết trình, soạn thảo báo cáo,...
  • Quản lý mạng xã hội và email: Quản lý các tài khoản mạng xã hội của công ty, viết email cho khách hàng, nói chuyện với khách hàng qua điện thoại và các công việc tương tự.
  • Xử lý sự kiện: Sắp xếp các cuộc hẹn, phòng họp và chuẩn bị đồ ăn, đồ uống.
  • Nghiên cứu: Công ty có thể yêu cầu bạn tham gia nhóm nghiên cứu vì đặc điểm của thực tập sinh là nhạy bén trong việc cập nhật thông tin, kiến thức mới.

2. Phát triển các kỹ năng

Công việc chính của thực tập sinh là xây dựng và hoàn thiện các kỹ năng dưới sự hướng dẫn của nhân viên chính thức. Các kỹ năng này được chia làm hai nhóm chính:

  • Kỹ năng cứng: Kỹ năng cứng là những kỹ năng chuyên môn bạn cần để thực hiện công việc. Ví dụ như cách vận hành một chương trình máy tính, soạn thảo báo cáo, xử lý hàng tồn kho hay quản lý cơ sở dữ liệu của công ty.
  • Kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm có vai trò quan trọng không kém so với kỹ năng cứng. Kỹ năng mềm là những kỹ năng liên quan đến con người, nói cách khác là khả năng xây dựng các mối quan hệ. Ví dụ như kỹ năng trò chuyện, lắng nghe, giải quyết mâu thuẫn, quản lý thời gian,...

3. Job shadowing

Job shadowing là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến gần đây để chỉ việc quan sát và theo dõi công việc. Thực tập sinh sẽ học hỏi một cách gián tiếp qua việc quan sát các nhân viên chính thức thực hiện các công việc hàng ngày. Điều này phổ biến ở các lĩnh vực đòi hỏi kinh nghiệm thực tiễn như kỹ sư hay y tế.
Khi bắt đầu công việc với tư cách thực tập sinh, công ty sẽ cử một người phụ trách hướng dẫn bạn. Trong những tuần đầu tiên, nhiệm vụ của bạn là theo sát họ và học hỏi kinh nghiệm. Bạn sẽ được giao cho các nhiệm vụ đơn giản và được khuyến khích đặt câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề. Thông thường, bạn sẽ được đào tạo để đảm nhiệm công việc của người hướng dẫn cũng như các công việc khác của thực tập sinh.

4. Phụ trách thêm các công việc khác

Khi đã làm quen với môi trường làm việc cũng như chứng tỏ được năng lực của mình với sếp và đồng nghiệp, bạn sẽ được giao cho những nhiệm vụ quan trọng hơn. Càng hoàn thành tốt các công việc thực tập của mình, bạn sẽ càng được tín nhiệm và được phụ trách nhiều nhiệm vụ khác.
Là một thực tập sinh, bạn nên làm việc hết mình. Công việc ban đầu có thể khiến bạn chán nản nhưng nếu bạn luôn suy nghĩ tích cực và nỗ lực làm việc, chắc chắn bạn sẽ được mọi người đánh giá cao và biết đâu bạn có thể trở thành nhân viên chính thức của công ty đó.

Thực tập sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết cho công việc

5. Mở rộng các mối quan hệ

Mặc dù không có công ty nào nêu rõ thực tập sinh phải xây dựng các mối quan hệ ở nơi làm việc nhưng điều này dường như đã trở thành một phần tất yếu mà mọi nhân viên mới đều phải thực hiện. Lý do là bởi vì bạn cần đến sự giúp đỡ từ mọi người trong công ty để có thể hoàn thành tốt công việc. Các đối tượng mà bạn cần xây dựng và phát triển mối quan hệ bao gồm sếp, đồng nghiệp, khách hàng và đối tác.
Một số cách để mở rộng các mối quan hệ:

  • Tìm người cố vấn: Người cố vấn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới sự thành công của thực tập sinh. Nếu cố vấn của bạn là người hiểu biết, có trình độ, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích.
  • Tham gia nhóm thực tập sinh: Khi tham gia các nhóm thực tập sinh có thể là thực tập sinh kinh doanh, nhân sự hay Marketing, bạn sẽ tìm thấy những người đồng hành cùng mình trong giai đoạn khó khăn này.
  • Hòa nhập với sếp và đồng nghiệp: Những thực tập sinh hòa đồng và có khả năng xây dựng các mối quan hệ với đồng nghiệp và sếp sẽ có nhiều cơ hội trở thành nhân viên chính thức hơn.

6. Quyết định nghề nghiệp

Thông thường vào cuối kỳ thực tập, bạn sẽ phải đưa ra các quyết định liên quan đến sự nghiệp của mình. Bạn đã được trải nghiệm công việc tương lai của mình trong kỳ thực tập. Vậy bạn có còn yêu thích nó như trước nữa không? Hay bạn nhận ra công việc đó không phù hợp với mình và bạn muốn tìm việc làm khác? Quyết định hoàn toàn nằm trong tay bạn. Bạn có thể tiếp tục theo đuổi lĩnh vực này hoặc thử sức với một công việc khác hấp dẫn hơn.
Mặc dù các kỳ thực tập chỉ kéo dài trong một vài tuần, đó là cơ hội tuyệt vời để bạn xây dựng và phát triển các kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên chính thức. Bên cạnh đó, kỳ thực tập cũng giúp bạn hiểu rõ công việc thực tế hơn, từ đó đưa ra quyết định nghề nghiệp cho riêng mình. Do đó, nếu bạn chưa biết liệu mình có nên theo đuổi một công việc nào không, hãy tham gia vào các kỳ thực tập để trải nghiệm và tự tìm ra đáp án cho bản thân.

MỤC LỤC:
1. Hỗ trợ các công việc hàng ngày
2. Phát triển các kỹ năng
3. Job shadowing
4. Phụ trách thêm các công việc khác
5. Mở rộng các mối quan hệ
6. Quyết định nghề nghiệp

Đọc thêm: Mẫu CV xin việc Thực tập sinh chuyên nghiệp, gây ấn tượng mạnh

Đọc thêm: Lỗi sai "chết người" khi ứng tuyển vào các vị trí thực tập

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888